Triệu chứng chướng bụng đầy hơi buồn nôn: nguyên nhân và khi nào cần đi khám

Chướng bụng đầy hơi buồn nôn là tình trạng rối loạn hệ tiêu hóa thường gặp ở bất cứ ai. Hiện tượng chướng bụng khiến cơ thể khó chịu, mệt mỏi, về lâu dài có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Áp dụng các cách chữa trị dưới đây, bạn sẽ thu được những kết quả vô cùng bất ngờ.

Triệu chứng chướng bụng đầy hơi buồn nôn

Chướng bụng đầy hơi buồn nôn xảy ra do rối loạn đường tiêu hóa khiến bao tử không thể nhào trộn, tách lọc thức ăn như bình thường, khiến thức ăn ứ đọng lại và sinh hơi.

Các triệu chứng bao gồm:

– Bụng căng gây khó chịu: Đây là triệu chứng đầu tiên thường gặp ở đa số mọi người. Bụng luôn ậm ạch, căng tức, khó tiêu, không cảm thấy đói

– Buồn nôn, đầy hơi: Các triệu chứng thường đi kèm nữa là buồn nôn, đầy hơi, đau nhức ở ngực và bụng. Bên cạnh đó, còn có thêm hiện tượng ợ hơi nhiều lên đến cổ, miệng có cảm giác chua.

– Biếng ăn: Người có triệu chứng chướng bụng nên luôn có cảm giác no, dẫn đến chán ăn, miệng ăn không ngon. Nếu tình trạng này kéo dài sẽ dẫn đến cơ thể mệt mỏi, giảm cân.

 Sôi bụng, khó thở: Hệ tiêu hóa không hoạt động trơn tru khiến các cơ quan bị suy giảm dẫn đến hiện tượng khó tiêu, bụng ứ đầy,  làm người bệnh luôn có cảm giác khó thở, bồn chồn. Ban đầu triệu chứng này ít nhưng dần gia tăng, kéo theo đau bụng quằn quại, nôn nhiều hơn.

chướng bụng đầy hơi buồn nôn

Nguyên nhân dẫn đến chướng bụng đầy hơi 

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng đầy hơi, chướng bụng, khó chịu. Một số nguyên nhân dẫn đến triệu chứng này:

Do chế độ ăn uống không hợp lý:

Đây chính là nguyên nhân chính dẫn đến đầy hơi chướng bụng. Ăn nhiều thức ăn khó tiêu, chất béo, gia vị cay nóng, nhiều dầu mỡ hoặc dùng uống rượu bia, cà phê, đồ uống có gas,… khiến quá trình tiêu hóa bị làm chậm lại, dẫn đến chướng bụng.

Ăn quá nhanh, nhai không kỹ và vận động mạnh ngay sau khi ăn xong,… cũng gây đầy bụng.

Loét dạ dày

Do thói quen ăn uống không được đảm bảo, acid dịch vị hoặc do virus Helicobacter Pyloric làm tổn thương niêm mạc dạ dày. Về lâu dài, dẫn đến loét dạ dày khiến chức năng hệ tiêu hóa suy giảm, làm thức ăn bị ứ đọng, gây chướng bụng kèm ợ chua và buồn nôn.

Bệnh trào ngược dạ dày

Trào ngược dạ dày thực quản cũng làm ảnh hưởng tới hoạt động tiêu hóa khiến ứ đọng thức ăn nên dẫn đến buồn nôn, khó thở, đau bụng, ợ chua, chướng bụng.

Do tác dụng phụ của việc sử dụng thuốc

Một số thuốc như thuốc kháng viêm, thuốc huyết áp và kháng sinh,… cũng dẫn đến chướng bụng, buồn nôn.

Do men tiêu hóa bị mất cân bằng

Lượng men tiêu hóa đóng vai trò quan trọng trong việc chuyển hóa những chất dinh dưỡng và giúp hấp thụ thức ăn được tốt hơn. Nhưng nếu số lượng men tiêu hóa bị mất cân bằng cũng sẽ dẫn đến việc đầy hơi khó tiêu.

Áp lực tâm lý stress

Tâm lí không được ổn định, thường xuyên bị stress cũng có thể khiến dạ dày sản sinh nhiều khí hơi.

Nguyên nhân dẫn đến chướng bụng đầy hơi 

Chướng bụng đầy hơi buồn nôn có nguy hiểm không?

Chướng bụng đầy hơi nếu kéo dài không dứt có thể biến chứng thành các bệnh lý:

  • Bệnh viêm tá tràng: Khiến dạ dày co thắt kéo dài nhiều ngày, dẫn đến người bệnh càng ngày cơ thể suy nhược, gầy gò xanh xao. Thậm chí biến chứng nặng hơn là suy kiệt mất chất dinh dưỡng điện giải. Nếu không được điều trị kịp thời cũng gây chảy máu đại tràng, thủng lỗ, nguy hiểm hơn là bị ung thư tá tràng. 
  • Trào ngược dạ dày: Dẫn đến niêm mạc bị tổn thương, nếu bị viêm loét lâu ngày cũng khiến thực quản bị chảy máu. Còn kéo dài sẽ làm các tế bào ở thành ruột bị rối loạn, gây ung thư.
  • Viêm loét tá tràng: Còn gây ra xuất huyết tiêu hóa, nôn ra máu. Vì vậy, nếu không được chữa trị sẽ dẫn đến hẹp môn vị, gây tử vong.

Khi nào bạn cần đi khám?

Bình thường thì tình trạng chướng bụng đầy hơi sẽ tự khỏi. Bạn cần đi khám bác sĩ ngay khi có các triệu chứng dưới đây:

  • Tức ngực, sụt cân.
  • Bị đau bụng, tiêu chảy.
  • Sốt mê man.

Những dấu hiệu trên có thể có liên quan đến một số bệnh lý về đường tiêu hóa. Vì vậy, hãy nhanh chóng đến ngay cơ sở y tế để điều trị kịp thời nhé.

Cách chữa trị chướng bụng đầy hơi buồn nôn

1. Chữa đầy hơi với thuốc tây

– Dùng thuốc hấp thu khí: Do lượng khí được sinh ra từ thức ăn nằm ứ đọng trong dạ dày dẫn đến hiện tượng đầy hơi kéo dài. Với các loại thuốc hút hơi khí thừa sẽ giúp cải thiện tình trạng này. Bạn có thể uống Smeta hoặc carbophos để nhanh chóng hết đầy hơi.

– Uống thuốc khó tiêu: Nếu dùng thuốc hút khí hơi không hiệu quả, bác sĩ sẽ chỉ định thêm một số thuốc chống khó tiêu ợ hơi như Maalox Plus, Siligaz,…

– Dùng men tiêu hóa: Bổ sung men tiêu hóa để cung cấp thêm lợi khuẩn có lợi để cân bằng hệ tiêu hóa. Do việc thuốc hụt men tiêu hóa sẽ làm thức ăn bị chuyển hóa chậm cũng dẫn đến đầy bụng khó tiêu. Bạn có thể bổ sung lợi khuẩn Enterogermina, Lacto Forbe,…

Cách chữa trị chướng bụng đầy hơi buồn nôn

2. Chữa đầy hơi bằng phương pháp dân gian

Để giảm triệu chứng và dứt điểm tình trạng này, bệnh nhân có thể áp dụng một số bài thuốc dân gian dưới đây:

Chữa chướng bụng với gừng

Nguyên liệu: 1 củ gừng tươi + 2 thìa mật ong.

Cách dùng: Rửa sạch gừng, gọt vỏ rồi đập nát bỏ vào cốc nóng ngâm khoảng 10 phút. Tiếp đó, cho thêm 2 thìa mật ong vào khuấy đều rồi uống ngày 2 lần sau bữa ăn.

Chữa chướng bụng với tía tô

Cây tía tô có vị ấm, hơi cay nên có tác dụng giải cảm, hạ sốt, tiêu tích và hạ khí rất hiệu quả.

Cách dùng khá đơn giản: Lấy 15gr lá tía tô rửa sạch rồi giã nhuyễn vắt lấy nước uống hoặc chưng cách thủy với đường phèn để uống. Chỉ vài lần chữa chướng bụng bằng cách này, hệ tiêu hóa của bạn sẽ vô cùng khỏe mạnh.

Massage bụng để chữa chướng bụng

Massage cũng là một cách chữa chướng bụng đầy hơi hiệu quả. Hãy lấy một ít tinh dầu thoa lên bàn tay rồi massage nhẹ nhàng quanh bụng. Cần thực hiện liên tục, đảo ngược các vòng để giúp hệ tiêu hóa được tác động sẽ làm giảm cơn khó chịu. Đây là phương pháp đơn giản để giúp thức ăn không bị ứ đọng, cân bằng hệ vi sinh đường ruột. Sau khi massage xong, hãy chườm với nước nóng để làm ấm bụng, đẩy khí hư ra ngoài.

Bài viết được đề xuất