Xét nghiệm acid uric thường được sử dụng để chẩn đoán bệnh gout hoặc sỏi thận. Vậy có những phương pháp xét nghiệm acid uric nào và cách thực hiện ra sao? Bạn đọc tìm hiểu về vấn đề này ở phần dưới của bài viết sau.
Xét nghiệm định lượng acid uric trong máu là gì?
Xét nghiệm định lượng acid uric trong máu hay còn có tên gọi là xét nghiệm urat huyết thanh (SU) hoặc là xét xét nghiệm định lượng mức acid uric. Xét nghiệm này không được thực hiện giống như các loại xét nghiệm máu thông thường. Tuy nhiên, trong trường hợp bệnh nhân gặp các vấn đề về sức khỏe và khiến cho nồng độ acid uric bị tăng cao, bạn sẽ được bác sĩ đề nghị thực hiện xét nghiệm. Trên thực tế, việc xét nghiệm acid uric ở trong máu được thực hiện khi bệnh nhân có những triệu chứng của bệnh gout hoặc muốn hạ thấp nồng độ acid uric.
Khi nào cần thực hiện xét nghiệm acid uric?
Khi nhận thấy người bệnh có các dấu hiệu bị tăng acid uric, bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân thực hiện các xét nghiệm để đo chỉ số acid uric ở trong máu như. Những dấu hiệu đó có thể kể đến như:
- Bệnh gout: Nguyên nhân gây ra bệnh gout là do sự hình thành của các tinh thể acid uric ở trong khớp. Khi đó, người bệnh sẽ bị sưng đau tại các khớp và gây ảnh hưởng đến quá trình hoạt động hàng ngày.
- Sỏi thận: Sỏi thận được hình thành khi cơ thể bị tích tụ quá nhiều acid uric. Sỏi thận thường gây đau đớn tại vùng lưng dưới và gây ra các triệu chứng như đi tiểu ra máu, nôn mửa…
- Lượng acid uric tăng cao khi xạ trị hoặc hóa trị: Những phương pháp để điều trị ung thư có thể khiến cho các tế bào có trong cơ thể bị tiêu diệt, từ đó sẽ khiến cho nồng độ acid uric ở trong máu bị tăng cao.
Bên cạnh đó, nếu xuất hiện các triệu chứng dưới đây, bạn cũng nên thực hiện xét nghiệm acid uric:
- Xuất hiện các triệu chứng của bệnh gout.
- Đang hóa trị điều trị ung thư.
- Bị sỏi thận.
- Từng có tiền sử mắc bệnh gout.
Các phương pháp xét nghiệm acid uric
1. Xét nghiệm máu
Để thực hiện xét nghiệm máu, bác sĩ sẽ khử trùng khu vực muốn lấy mẫu rồi dùng băng để quấn xung quanh cánh tay. Sau đó, bác sĩ sẽ dùng một cây kim vào trong tĩnh mạch để lấy máu. Sau khi lấy máu, bác sĩ sẽ tháo băng ra và rút cây kim ra khỏi vùng tĩnh mạch.
2. Xét nghiệm nước tiểu
Quy trình lấy nước tiểu để xét nghiệm acid uric được thực hiện như sau:
- Ở ngày đầu tiên, bạn hãy đi tiểu khi vừa mới thức dậy.
- Sau đó, bạn ghi chú lại thời gian và tiến hành thu thập mẫu nước tiểu trong vòng 24 giờ còn lại. Sau đó, bạn cho mẫu nước tiểu vào tủ lạnh để bảo quản.
- Mang mẫu nước tiểu tới bệnh viện để các bác sĩ xét nghiệm.
Quy trình xét nghiệm acid uric
1. Chuẩn bị trước khi xét nghiệm
Trước khi thực hiện xét nghiệm, bệnh nhân sẽ có thể được bác sĩ yêu cầu không ăn hoặc uống bất cứ món gì, ít nhất là trong vòng 4 giờ trước thời điểm thực hiện xét nghiệm. Bên cạnh đó, bệnh nhân cần phải ngưng dùng một số thuốc để không ảnh hưởng tới kết quả vừa thực hiện xét nghiệm.
2. Trong quá trình xét nghiệm
Trong quá trình thực hiện xét nghiệm, bác sĩ sẽ lấy mẫu nước tiểu hoặc mẫu máu. Sau đó, những mẫu này sẽ được đem đi phân tích, kiểm tra ở phòng thí nghiệm để có thể xác định được nồng độ acid uric có ở trong máu.
- Sau khi xét nghiệm
Sau khi thực hiện các xét nghiệm, bệnh nhân sẽ có thể quay trở về với những hoạt động bình thường. Trong trường hợp nếu bị chóng mặt sau khi lấy máu, bạn có thể dành thời gian để nghỉ ngơi hoặc ăn đồ ăn nhẹ để giúp năng lượng cơ thể được phục hồi.
Ý nghĩa kết quả xét nghiệm định lượng acid uric
1. Xét nghiệm máu
Xét nghiệm máu có thể đánh giá được nồng độ acid uric ở trong máu. Nếu nồng độ acid uric ở máu bị tăng cao thì chứng tỏ thận hoạt động không có hiệu quả. Bên cạnh đó, người đang điều trị ung thư hoặc mắc bệnh ung thư cũng có thể xuất hiện tình trạng nồng độ acid uric ở máu tăng cao.
2. Xét nghiệm nước tiểu
Sau khoảng 24 giờ, nồng độ acid uric có trong nước tiểu sẽ dao động từ 250 đến 750 miligam. Khi nồng độ acid uric ở nước tiểu cao hơn so với mức bình thường thì chứng tỏ bạn đang mắc bệnh sỏi thận hoặc gout.
Rủi ro khi xét nghiệm định lượng acid uric
Việc xét nghiệm acid uric được đánh giá khá an toàn và ít gây ra các rủi ro. Tuy vậy, khác với xét nghiệm acid uric, xét nghiệm máu vốn là một xét nghiệm xâm lấn và có thể khiến cho cơ thể gặp phải một số rủi ro. Trong đó có thể kể đến như:
- Gây khó chịu, đau đớn tại những vị trí bị kim đâm.
- Chảy máu nhẹ.
- Choáng váng hoặc ngất xỉu.
- Tích tụ máu ở dưới da.
- Nhiễm trùng tại khu vực bị kim đâm.
Lưu ý khi thực hiện xét nghiệm acid uric
Lưu ý khi xét nghiệm máu
- Trước khi thực hiện xét nghiệm máu tổng quát, bệnh nhân không nên ăn quá 3 giờ, không hút thuốc lá trước 1 giờ khi xét nghiệm máu.
- Không tiêu thụ cà phê, nước trái cây, trà trong vòng từ 8 đến 12 giờ trước khi xét nghiệm máu.
- Nên xét nghiệm máu trước 10 giờ sáng.
- Nếu đang sử dụng các loại thuốc điều trị khác hoặc đang trong thời gian hành kinh, bệnh nhân nên tham khảo ý kiến của các bác sĩ.
Lưu ý khi xét nghiệm nước tiểu
Trước khi thực hiện xét nghiệm nước tiểu, bệnh nhân nên uống nhiều nước lọc để có thể lấy đủ những mẫu nước tiểu cần thiết. Tuy nhiên, bạn nên uống một lượng nước vừa đủ chứ không nên uống quá nhiều.
Bên cạnh đó, nếu như đang sử dụng các chất bổ sung, bạn cũng nên trao đổi với bác sĩ để không ảnh hưởng đến kết quả phân tích nước tiểu. Trong đó có thể kể đến như Riboflavin, Vitamin C bổ sung, Methocarbamol, Metronidazole, Nitrofurantoin…
Xét nghiệm acid uric ở đâu?
Tại Hà Nội:
- Khoa Chi Dưới – Bệnh viện Việt Đức
- Địa chỉ: Số 16 – 18 Phủ Doãn, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội
- Bệnh viện Đại học Y Hà Nội:
- Địa chỉ: Số 01 Tôn Thất Tùng, quận Đống Đa, Hà Nội
- Bệnh viện Bạch Mai:
- Địa chỉ: 78 Giải Phóng, quận Đống Đa, Hà Nội
Tại Thành phố Hồ Chí Minh:
- Đại học Y dược TP. HCM:
- Địa chỉ: 215 Hồng Bàng, phường 11, quận 5, TP. HCM
- Bệnh viện Chấn Thương Chỉnh Hình TP.HCM:
- Địa chỉ: 929 Trần Hưng Đạo, phường 1, quận 5, TP.HCM
Mọi vấn đề liên quan đến xét nghiệm acid uric máu đã được chúng tôi giải đáp cụ thể qua phần trên bài viết. Do đó, bạn nên nắm bắt cho mình những lưu ý quan trọng để việc xét nghiệm và điều trị bệnh được chính xác và hiệu quả hơn.