Bệnh đau dạ dày (đau bao tử) là căn bệnh thường gặp nhất trong các bệnh về đường tiêu hóa. Đặc trưng của bệnh này là chứng khó tiêu, đầy bụng, chướng hơi, ợ chua, chảy máu bao tử, buồn nôn, chán ăn, đau thượng vị. Cùng tìm hiểu bệnh đau dạ dày là gì, nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa trị hiệu quả.
Bệnh đau dạ dày là gì?
Dạ dày là cơ quan chứa đựng thức ăn nối thực quản với tá tràng thực hiện chức năng vận động, bài tiết và tiêu hóa thức ăn
Dạ dày được chia thành 2 phần chính là thân dạ dày và hang vị dạ dày. Thành dạ dày được cấu tạo từ 4 lớp là thanh mạc, lớp cơ, hạ niêm mạc, niêm mạc. Dạ dày có bờ cong nhỏ và bờ cong lớn được nuôi dưỡng bởi động mạch từ thân tạng.
Đau dạ dày là tình trạng dạ dày mắc phải một số vấn đề gây ra sự tổn thương ở bên trong mà phần lớn là do viêm loét dạ dày. Bệnh nhân thường xuyên phải đối mặt với những cơn đau bụng dạ dày âm ỉ khi quá đói hoặc lúc quá no.
Theo các nhà khoa học thì 80% bệnh nhân bị hiện tượng đau dạ dày là do vi khuẩn Helicobacter Pylori (Hp). Tuy nhiên không phải ai bị nhiễm vi khuẩn Hp cũng đều bị mắc bệnh bao tử. Có 25% số người đang bị nhiễm vi khuẩn Hp nhưng không bị mắc bệnh này
Vị trí đau dạ dày thường gặp là
- Vùng thượng vị
- Vùng bụng giữa
- Vùng bụng phía trên bên trái
Đối tượng dễ bị đau dạ dày
- Đau dạ dày ở trẻ em: do chế độ ăn uống không khoa học hoặc do lây truyền từ người lớn bị viêm dạ dày thông qua thói quen hôn, mớm thức ăn, dùng chung đồ dùng…
- Đau dạ dày ở phụ nữ mang thai: khi kích thước thai nhi phát triển lớn sẽ chèn ép các cơ quan trong bụng mẹ. Lúc này, vị trí của dạ dày bị thay đổi làm cho thức ăn bị ứ đọng, khó tiêu hóa gây đau, tổn thương lớp niêm mạc dạ dày
- Người có thói quen sinh hoạt không tốt: thói quen ăn uống không hợp lý, uống nhiều bia rượu, hay thức khuya, nhịn ăn sáng, sử dụng nhiều chất kích thích. Bên cạnh đó áp lực công việc, stress nặng cũng gây đau dạ dày
Các dạng của bệnh đau dạ dày
Đau dạ dày cấp: xảy ra khi niêm mạc dạ dày bị tổn thương cấp tính. Nếu không được điều trị sớm thì tình trạng này rất dễ chuyển sang giai đoạn mãn tính. Bệnh nhân thường bị đau kéo dài vào sáng sớm hoặc ban đêm
Đau dạ dày tá tràng: còn được biết đến là bệnh viêm loét dạ dày tá tràng gây tình trạng nóng rát vùng xương ức, đau dữ dội kèm theo xuất huyết dạ dày
Viêm dạ dày ruột: là hiện tượng niêm mạc dạ dày và ruột bị nhiễm trùng. Người bệnh có biểu hiện tiêu chảy ra máu, đau đầu, sốt, cơn đau dạ dày lan ra sau lưng
Viêm dạ dày HP do vi khuẩn HP gây ra khiến bệnh nhân bị nóng rát thượng vị, hay nôn vào buổi sáng và nôn ra máu
Đau dạ dày trào ngược do dư thừa axit dạ dày và cơ vòng dưới thực quản hoạt động không tốt làm cho dịch dạ dày và thức ăn trào ngược lên thực quản gây đau, viêm họng
Nguyên nhân đau dạ dày
Trong nhiều năm qua, các nhà khoa học đã cố gắng nghiên cứu, phân tích để tìm ra những nguyên nhân đau dạ dày. Việc phát hiện chính xác các tác nhân gây bệnh có vai trò quan trọng trong điều trị và phòng tránh bệnh. Nguyên nhân đau bao tử thường do tác động của nhiều yếu tố bao gồm:
- Nhiễm vi khuẩn Hp
- Trào ngược dịch mật
- Stress, căng thẳng làm tăng lượng acid tiết ra từ dạ dày
- Có tiền sử phẫu thuật dạ dày hoặc đang bị chấn thương dạ dày
- Thiếu máu ác tính
- Đã từng xạ trị
- Lạm dụng thuốc kháng sinh hoặc thuốc giảm đau
- Bị nhiễm ký sinh trùng
- Nhiễm nấm
- Thường xuyên ăn những đồ ăn quá cứng
- Ăn quá no
- Nhịn đói thời gian dài và thường lặp lại
- Sử dụng những loại đồ uống tính axit cao, cà phê
- Hút thuốc lá
- Uống nhiều bia, rượu
Các nguyên nhân này thường diễn ra do những thói quen ăn uống hàng ngày thiếu khoa học. Những bữa ăn diễn ra không điều độ và hay sử dụng chất kích thích trong khi ăn làm cho dạ dày hoạt động bất thường và khả năng bị tổn thương cao.
Một số nguyên nhân bên trong cơ thể có liên quan đến các bệnh lý cũng có thể gây đau dạ dày như sau:
- Bệnh sỏi mật: Các viên sỏi được hình thành và lớn lên bên trong túi mật khiến dạ dày của người bệnh bị đau. Ăn quá nhiều vào buổi đêm hoặc ăn nhiều chất béo là nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên.
- Hiện tượng trào ngược axit: Nằm ngay sau khi ăn no, ăn quá nhanh, quá nhiều hoặc ăn nhiều loại thức ăn có khả năng gây trào ngược dạ dày. Ngoài ra đây cũng là nguyên nhân dẫn đến loét thực quản, chảy máu và sẹo thực quản.
- Viêm túi thừa: Dấu hiệu nhận biết của tình trạng này là đau bụng dạ dày, sốt, buồn nôn. Viêm túi thừa khiến cho các túi mô nhỏ phát triển trên lớp lót ở hệ tiêu hóa phồng lên.
- Loét dạ dày: cơn đau dạ dày thường xuất hiện vào ban đêm hoặc đau giữa những bữa ăn.
- Hội chứng ruột kích thích: một trong số những triệu chứng của bệnh có thể khiến người bệnh bị đau dạ dày.
- Tụ khí ga: Khí ga có thể bị tích tụ ở bên trong dạ dày do các đồ ăn và thức uống có ga dẫn đến căng chướng bụng, thường đau nhói ở vùng bụng trên.
Ngoài ra, lạm dụng thuốc giảm đau, thuốc kháng sinh, thường xuyên căng thẳng, thiếu máu ác tính, trào ngược dịch mật, bị thương trong dạ dày… dẫn đến dạ dày bị bào mòn và viêm loét.
Khi bị nhiễm nấm, những loại ký sinh trùng (anisakis), vi khuẩn HP thường sẽ gây đau và viêm loét dạ dày. Ở Việt Nam có xấp xỉ 70% dân số bị nhiễm khuẩn HP. Chỉ tính riêng tại TP HCM, có tới 90% số người bị viêm loét dạ dày có liên quan đến sự xuất hiện của vi khuẩn HP.
Nguyên nhân nhiễm vi khuẩn HP:
Năm 1982, hai bác sĩ người Úc là Barry Marshall và Robin Warren đã tiến hành nghiên cứu và phát hiện ra vi khuẩn Helicobacter pylori (HP). Đây là một loại xoắn khuẩn gram âm, chúng sống ký sinh ở lớp nhầy nằm trên bề mặt của niêm mạc dạ dày. Chúng đóng vai trò rất quan trọng ở hệ sinh thái dạ dày tự nhiên của con người.
Đa số các loài vi khuẩn đều không thể phát triển được trong dạ dày mà sẽ bị tiêu diệt bởi các chất axit ở niêm mạc dạ dày tiết ra. Vi khuẩn HP là loại duy nhất có thể tồn tại trong môi trường axit đậm đặc đó.
Tuy nhiên, đây cũng chính là tác nhân gây ra bệnh viêm loét dạ dày vì nó sản sinh ra chất phá hủy niêm mạc dạ dày, làm tổn thương dạ dày, thậm chí nếu như diễn ra trong một thời gian đủ dài sẽ gây ung thư dạ dày.
Chú ý quan trọng:
Vi khuẩn HP có khả năng lây lan từ người sang người trong những trường hợp sau:
- Khi hôn nhau
- Sử dụng chung cốc uống nước hoặc bát, đũa
- Lây lan qua nguồn nước khi chất thải của người nhiễm HP thải ra môi trường do không được xử lý tốt làm nhiễm nguồn nước…
- Các loại thực phẩm không đảm bảo an toàn vệ sinh
Số người bị nhiễm bệnh đau dạ dày do nhiễm vi khuẩn Hp đang ngày càng tăng lên một cách chóng mặt trong những năm qua. Và đây chính là những nguyên nhân gây ra tình trạng trên.
Triệu chứng đau dạ dày
Đau thượng vị
Đây là một trong những biểu hiện đau dạ dày thường gặp. Tuy nhiên dấu hiệu đau bao tử này thường hay bị nhầm lẫn với người bệnh tá tràng. Người bị đau đau vùng thượng vị sẽ cảm thấy bị đau âm ỉ vùng bụng trên kèm theo đau nóng rát khó chịu.
Những cơn đau bụng xảy ra không quá dữ dội khi bị đau thượng vị mà thường âm ỉ. Vị trí đau điển hình là từ bụng lên ngực gây tức ngực, có thể lan ra cả sau lưng. Cơn đau thường xuất hiện trong thời gian từ một tới hai tuần ở giai đoạn đầu của bệnh và có xu hướng tái phát lại nhiều lần. Triệu chứng đau bao tử xuất hiện nhiều hơn khi thời tiết thay đổi, giao mùa.
Cảm giác đau thượng vị không giống nhau giữa các bệnh về dạ dày, cụ thể:
- Bệnh nhân bị đau dạ dày tá tràng, các cơn đau thượng vị thường thường xuất hiện theo chu kỳ, thường là trước, trong hoặc sau khi ăn bữa chính.
- Nếu người bệnh bị viêm loét dạ dày tá tràng, những cơn đau thượng vị cũng có tính lặp lại theo chu kỳ.
- Với những bệnh nhân ung thư dạ dày thì những cơn đau xảy ra liên tục kéo dài mà không theo chu kỳ nào cả.
- Bệnh nhân viêm loét tá tràng thường bị đau khi đói
- Người bị viêm loét dạ dày sẽ không đau khi đói mà sẽ bị đau khi thức ăn được nạp vào cơ thể
Chán ăn
Dấu hiệu đau dạ dày cũng có thể là cảm giác ăn không ngon, chán ăn làm lượng thức ăn được nạp vào cơ thể giảm dần dẫn đến suy nhược cơ thể, giảm cân. Sau khi ăn người bệnh thường có cảm giác ấm ách, nặng nề, đầy bụng, chướng bụng vì thức ăn nạp vào cơ thể không được tiêu hóa hoặc tiêu hóa rất chậm. Một số trường hợp khác, người bệnh còn cảm thấy buồn nôn, đau phần xương ức và bỏng rát
Ợ nóng, ợ hơi, ợ chua
Các triệu chứng đau dạ dày không những ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe mà còn tác động xấu đến chất lượng cuộc sống.
Sở dĩ tình trạng này xảy ra là do dạ dày bị rối loạn hoạt động nên lượng thức ăn cung cấp cho cơ thể khó được tiêu hóa dẫn tới tình trạng bị lên men. Bệnh nhân thường xuyên cảm thấy vị đắng hay chua trong miệng, một số trường hợp khác bị hơi lên tận trên họng, tuy nhiên chỉ lên nửa chừng, kèm theo cảm giác đau ở vùng ức mũi và sau xương ức.
Nôn và buồn nôn
Đây là triệu chứng của bệnh lý viêm dạ dày cấp, xuất huyết dạ dày, viêm loét dạ dày hoặc ung thư dạ dày. Khi bệnh nhân nôn nhiều thường kéo theo các hệ lụy nghiêm trọng khác như rách niêm mạc thực quản làm ảnh hưởng nghiêm trọng đối với sức khỏe.
Ngoài ra khi bị nôn nhiều sẽ làm cho bệnh nhân bị mất nước, chất điện giải nằm trong dịch dạ dày chảy ra. Với các trường hợp nghiêm trọng sẽ bị hạ huyết áp, trụy tim và kèm theo sụt cân nhanh gây ra phù nề, thiếu máu,…
Chảy máu tiêu hóa
Đây là hiện tượng máu chảy khỏi thành mạch máu chảy tới lòng ống tiêu hóa. Chảy máu tiêu hóa là một biến chứng đau dạ dày nghiêm trọng, thậm chí trong một số trường hợp có thể ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng của bệnh nhân.
Chính vì thế, khi phát hiện người bệnh mắc phải triệu chứng đau bao tử nặng trên thì cần đưa bệnh nhân đến cấp cứu tại những cơ sở ý tế gần nhất để được khắc phục kịp thời.
Dấu hiệu của chảy máu dạ dày gồm có:
- Đi ngoài ra phân đen hoặc màu đỏ tươi kèm theo máu
- Nôn ra máu đen hoặc máu tươi
- Mất máu cấp làm bệnh nhân bị tụt huyết áp, hoa mắt, choáng váng
Khi hiện tượng chảy máu tiêu hóa xảy ra thì đây rất có thể là triệu chứng của các bệnh lý về dạ dày như:
- Ung thư dạ dày.
- Viêm dạ dày cấp vì dùng thuốc
- Tĩnh mạch thực quản bị vỡ do bệnh gan
- Loét dạ dày tá tràng
Thay đổi thói quen đại tiện
Rối loạn đại tiện là một triệu chứng điển hình của bệnh đại tràng, tuy nhiên đây cũng có thể là biểu hiện đau dạ dày cảnh bảo bệnh lý.
Khi bệnh nhân xuất hiện các triệu chứng đầy hơi có liên quan mật thiết với đau bụng, thói quen đại tiện tự nhiên thay đổi hoặc giảm cân không rõ nguyên nhân có thể là một biểu hiện cho thấy bạn đang nhiễm một loại ký sinh trùng có tên gọi là Giardia ở trong đường ruột.
Ngoài các triệu chứng đau dạ dày phổ biến kể trên thì một số dấu hiệu bệnh dạ dày khác cũng có thể xảy ra bao gồm:
- Sờ thấy u ở vị trí trước bụng
- Cảm giác đau tức ở vùng bụng trên
- Thiếu máu dẫn đến suy nhược cơ thể
- Sụt cân không rõ lý do
Đau dạ dày có nguy hiểm không?
Khi có những biểu hiện của đau dạ dày, bạn không nên chủ quan, hãy đi khám sớm và điều trị triệt để vì nếu để lâu, không phát hiện được bệnh thì sẽ tiến triển để lại nhiều biến chứng nguy hiểm như:
- Xuất huyết dạ dày
- Thủng dạ dày
- Hẹp môn vị
- Viêm dạ dày mãn tính
- Ung thư dạ dày
Cách chữa đau dạ dày hiệu quả
Có rất nhiều cách điều trị đau dạ dày khác nhau. Chìa khóa sẽ là tìm ra nguồn gốc và nguyên nhân gây ra đau ở người bệnh. Dưới đây là một số phương pháp điều trị tối ưu, mỗi cách đều có những ưu và nhược điểm riêng
Đau dạ dày uống thuốc gì?
- Chứng ợ nóng hoặc trào ngược dạ dày thực quản: thuốc kháng axit hoặc thuốc làm giảm axit: Lansoprazole, Omeprazol 20mg
- Táo bón: sản phẩm chất xơ hòa tan trong nước hoặc thuốc nhuận tràng
- Tiêu chảy: hydrat hóa và chế độ ăn nhạt (Lưu ý: nên đến gặp bác sĩ nếu tiêu chảy kéo dài hơn một vài ngày hoặc nếu phân của bạn chứa một lượng lớn máu hoặc mủ).
- Đau: thuốc giảm đau không kê đơn, chẳng hạn như thuốc chống viêm không steroid (như ibuprofen ); acetaminophen và aspirin giảm đau nhưng không viêm
- Đầy bụng hoặc đầy hơi: thuốc có simethicon trong đó
- Khó tiêu kéo dài: lựa chọn thuốc theo toa phổ biến bao gồm: thuốc ức chế bơm proton (PPI), để giảm axit dạ dày, thuốc đối kháng thụ thể H-2 (H2RA), để giảm axit dạ dày, Prokinetic để giúp dạ dày trống rỗng nhanh hơn, kháng sinh nếu vi khuẩn H. pylori gây ra chứng khó tiêu, thuốc chống trầm cảm hoặc thuốc chống lo âu để giảm đau
- Nôn mửa: thuốc chống nôn bao gồm Pepto-Bismol và thuốc chống dị ứng không kê đơn (thuốc chẹn H1), như Dramamine.
- Chuột rút dạ dày nghiêm trọng: kháng sinh, aminosalicylates, corticosteroid hoặc thuốc chống co thắt.
Chữa đau dạ dày bằng mẹo dân gian
- Tinh bột nghệ và mật ong: sự kết hợp hoàn hảo này giúp các dấu hiệu đau dạ dày giảm nhanh chóng. Bạn chỉ cần trộn tinh bột nghệ với mật ong sau đó vo thành các viên nhỏ để ăn mỗi ngày 2 lần.
- Lá mơ: sử dụng 40g lá mơ tươi rửa sạch, nghiền nát lọc lấy nước cốt rồi đem hấp cách thủy. Uống nước này mỗi ngày 2 lần trước bữa ăn 30 phút
- Chuối hột: thái mỏng, phơi khô chuối già rồi nghiền thành bột mịn. Khi sử dụng bạn pha với nước ấm, mỗi ngày uống 3 lần trước khi ăn
- Gừng: pha trà gừng để uống vào mỗi buổi sáng và tối sẽ giúp làm dịu các cơn đau dạ dày khó chịu. Bạn cũng có thể pha trà cam thảo cũng có tác dụng rất tốt
- Bài thuốc nam: sắc chè dây, dạ cẩm và lá khôi để uống có tác dụng trùng hòa axit dịch vị, giảm ợ chua, buồn nôn, kháng viêm, tiêu diệt vi khuẩn HP
Đau dạ dày nên ăn gì, kiêng gì?
Thực phẩm nên ăn
- Tinh bột: cơm, bánh mì, cháo, khoai
- Thực phẩm bảo vệ niêm mạc dạ dày: trứng, mật ong, sữa
- Thực phẩm chữa lành vết loét: hải sản, bắp cải chữa nhiều vitamin, canxi
- Thực phẩm giàu vitamin A, B, D và các chất sắt, magie, kẽm như rau củ quả tươi
Những thực phẩm không nên ăn
- Đồ uống có cồn, có ga, cà phê
- Thức ăn cay, nóng
- Đồ chiên xào, nhiều dầu mỡ
- Thức ăn nhanh
- Thực phẩm có nhiều axit như trái cây chua, đồ ăn lên men…