Sôi bụng đau dạ dày không phải là bệnh, đây là một triệu chứng hay gặp ở đường tiêu hóa gây ra những vấn đề khó chịu. Bài viết này sẽ giúp các bạn hiểu hơn về nguyên nhân, triệu chứng sôi bụng đau dạ dày là bệnh gì và có nguy hiểm không.
Sôi bụng đau dạ dày là gì?
Khi bị đau dạ dày, người bệnh thường có những dấu hiệu đi kèm. Đặc trưng có thể kể đến là hiện tượng bụng phát ra tiếng lục bục, tình trạng này gọi là sôi bụng đau dạ dày. Biểu hiện này thể hiện rõ nét nhất lúc bạn đói hoặc nhiều khi ngay cả lúc bạn đã ăn no. Bệnh nhân cũng không nên chủ quan khi cho rằng đây là một biểu hiện thông thường ở đường tiêu hóa
Tình trạng sôi bụng đau dạ dày thường gặp phải một khi hệ tiêu hóa gặp một số vấn đề về hoạt động kém gây ra các triệu chứng đầy hơi, khó tiêu. Hiện tượng sôi bụng xảy ra rất khó để lý giải nguyên nhân. Nhưng nếu nó lặp đi lặp lại trong thời gian dài thì chứng tỏ hệ tiêu hóa trong cơ thể bạn đang gặp phải một số vấn đề.
Triệu chứng sôi bụng đau dạ dày
Biểu hiện của bệnh nhân bị sôi bụng đau dạ dày:
- Bệnh thường tự khỏi, nhưng sau đó có thể sẽ tái phát sau một thời gian
- Bệnh nhân thường cảm thấy mệt mỏi, cơ thể suy nhược, ăn không ngon
- Chướng bụng là biểu hiện thường kèm theo
- Đau bụng, cơn đau thường giảm khi bệnh nhân đại tiện hoặc trung tiện
- Trung tiện liên tục kèm sôi bụng
Tình trạng sôi bụng rất dễ để kích hoạt một khi bụng bạn đang bị trống rỗng. Tác nhân gây ra hiện tượng này có thể là do chế độ ăn uống không đảm bảo, ăn quá nhanh, nhai không kỹ, uống nhiều rượu bia và chất kích thích.
Nếu như hiện tượng sôi bụng kèm theo cảm giác đau tức ở các vị trí dạ dày thì bạn cần đặc biệt chú ý. Đây không còn là triệu chứng khi bụng rỗng mà còn cảnh báo một số vấn đề ở đường tiêu hóa.
Sôi bụng đau dạ dày cũng có thể là triệu chứng cảnh báo những vấn đề sau đây:
- Rối loạn tiêu hóa: Hiện tượng này cũng là tác nhân khiến cho các vấn đề về tiêu hóa thức ăn gặp phải một số trục trặc. Một số trường hợp có thể phát sinh những triệu chứng như rối loạn đại tiện, đau dạ dày, sôi bụng.
- Đau dạ dày tá tràng: Hiện tượng này còn có thể phát sinh ra các triệu chứng sôi bụng cực kỳ khó chịu. Thường rất dễ kích hoạt một khi duy trì chế độ ăn uống và sinh hoạt không khoa học. Những cơn đau sôi bụng còn thường đi kèm với những triệu chứng khác chẳng hạn như ợ chua, khó tiêu, nóng rát vùng thượng vị, đầy bụng.
- Nhiễm vi khuẩn Hp: Với sự tấn công của các loại vi khuẩn Hp có khả năng gây viêm nhiễm ở niêm mạc dạ dày. Từ đó khiến cho những vấn đề ở đường tiêu hóa các thức ăn bị trì trệ. Vì vậy mà người bệnh thường gặp phải một số triệu chứng như bụng sôi òng ọc kèm theo đau dạ dày có thể kích hoạt cùng lúc đó. Trong trường hợp ngay cả khi đã ăn no thì các triệu chứng này vẫn thường xuất hiện.
Sôi bụng đau dạ dày có nguy hiểm không?
Tình trạng sôi bụng đau dạ dày không quá nguy hiểm nhưng có thể gây ra nhiều tác động tiêu cực đối với sức khỏe. Đây còn có thể là dấu hiệu cảnh báo một số vấn đề ở đường tiêu hóa.
Nếu như hiện tượng này kéo dài sẽ gây ra các bệnh lý có liên quan tới bệnh viêm loét dạ dày tá tràng, hội chứng rối loạn tiêu hóa cũng trở nên nghiêm trọng. Vào thời điểm này các biến chứng nguy hiểm có thể sẽ phát sinh. Thông thường nhất là lúc các phản ứng viêm phát triển, tình trạng này khiến cho thành niêm mạc dạ dày tá tràng bị gánh chịu các tổn thương nặng nề.
Bệnh nhân thường cảm thấy cơ thể mệt mỏi và suy nhược. Không những thế, người bệnh còn thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, chán ăn. Từ đó bệnh nhân rất dễ bị sụt cân, thiếu sức sống gây ảnh hưởng không nhỏ đến với công việc cũng như cuộc sống.
Cách chữa trị sôi bụng đau dạ dày
Cách chữa trị sôi bụng đau dạ dày từ dân gian
Bệnh nhân có thể áp dụng các phương pháp theo dân gian để chữa trị chứng sôi bụng đau dạ dày. Ngoài ra để tránh tình trạng xảy ra các biến chứng nguy hiểm tiếp diễn sau này.
Chữa bằng gạo tẻ
Gạo tẻ là thực phẩm dùng hàng ngày, dễ kiếm. Gạo còn có công dụng đẩy lùi chứng sôi bụng đau dạ dày tiện lợi, đơn giản. Thực hiện bằng cách: Sử dụng 100g gạo tẻ rang lên cho vàng, tiếp theo đổ vào đó 1 lít nước và đem đun sôi nhỏ lửa. Cho đến khi nào còn lại một nửa lượng nước thì tiến hành bắc ra. Các bệnh nhân thực hiện uống nước này mỗi ngày chia làm 2 – 3 lần.
Sử dụng củ tỏi để chữa sôi bụng
Biện pháp chữa sôi bụng bằng tỏi. Ngoài vai trò để làm gia vị sử dụng trong nấu ăn, tỏi cũng là vị thuốc quý với những công dụng chữa bệnh khác nhau.
Cách làm: chuẩn bị 1 nhánh tỏi khô đem nướng cháy. Trong lúc còn nóng hãy đập nát và đắp vào vùng rốn hay phần bụng xung quanh.
Điều trị bệnh với thuốc tân dược
Biểu hiện bệnh đau dạ dày: ợ hơi, khó tiêu, sôi bụng, đầy bụng,… Bệnh nhân nên sử dụng các loại thuốc sau:
- Thuốc giúp hạn chế sự co thắt ruột Spasmaverine 40mg, sử dụng ngày 3 lần, mỗi lần uống 1 viên theo chỉ định từ bác sĩ.
- Thuốc Actapulgite 3g, mỗi ngày uống 2 – 3 lần, mỗi lần sử dụng 1 gói.
Các bệnh nhân có thể sử dụng phương pháp chữa trị mới, an toàn là liệu pháp tâm lý: tự ám thị, thôi miên để chữa sôi bụng.
Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh
Trường hợp gặp phải những vấn đề ở đường tiêu hóa thì khả năng điều chỉnh chế độ ăn uống khoa học, hợp lý là rất điều rất cần thiết để giúp khắc phục tình hình.
- Tăng cường ăn các nhóm thực phẩm dễ tiêu hóa như rau xanh, các loại thức ăn giàu lượng protein tốt.
- Bổ sung thêm các loại trái cây, những loại trái cây giàu chất flavonoid như đào, táo, việt quất,…
- Hạn chế để bụng của bạn thường xuyên bị trống rỗng, ngoài ra không nên ăn quá no vào thời điểm trước khi ngủ.
- Hạn chế tối đa sử dụng rượu bia, đồ uống có cồn và chất kích thích.
- Tránh ăn đồ ăn nhanh, chứa nhiều dầu mỡ và cay nóng.
- Ăn chín, uống sôi, nhai kỹ
- Nên ăn nhiều sữa chua không đường
Không nên thức khuya, tránh xa mệt mỏi, căng thẳng của công việc trong cuộc sống.