Bệnh gút ăn lạc không những không ảnh hưởng mà còn có hiệu quả tốt đến triệu chứng và sức khỏe tổng thể. Để đảm bảo tối đa lợi ích, bạn cần sử dụng loại thực phẩm này đúng cách.
Bệnh gút ăn lạc có tốt không?
Lạc hay nhiều người gọi là đậu phộng là loại thực vật có xuất xứ từ Nam Mỹ. Người bệnh dùng lạc để chế biến thành nhiều món ăn có hương vị thơm ngon, thay đổi trong bữa ăn hàng ngày. Được ưa chuộng như vậy là nhờ vào việc thực phẩm này có chứa nhiều dinh dưỡng tốt cho hệ thống tim mạch, kiểm soát cân nặng, tăng cường sức khỏe tổng thể.
Cụ thể, dưỡng chất và khoáng chất nổi bật được tìm thấy trong hạt lạc gồm có:
- Năng lượng
- Nước
- Protein
- Đường
- Chất xơ
- Chất béo bão hòa, không bão hòa đa và không bão hòa đơn
- Carbohydrate
- Omega-6
- Kali, Canxi, Vitamin B3 – E – B1 – B2, Magie, Photpho…
Với người bệnh gout, việc sử dụng hạt lạc mang lại rất nhiều lợi ích. Theo các bác sĩ, gout (gút) là bệnh lý ảnh hưởng trực tiếp bởi quá trình rối loạn chuyển hóa nhân Purin gây ra sự kết tủa của axit uric trong khớp và quanh khớp. Bệnh hiện vẫn chưa có phương pháp điều trị triệt để. Các phương pháp hiện nay chủ yếu tập trung vào việc kiểm soát tốt triệu chứng và ngăn ngừa các đợt gút cấp tính tái phát.
Để kiểm soát tiến triển của bệnh gút tốt nhất, các bác sĩ luôn khuyến cáo người bệnh chú trọng vào chế độ ăn uống, đặc biệt là hạn chế các thực phẩm có chứa hàm lượng Purin cao. Đồng thời, người bệnh cần cân nhắc chế độ ăn uống hợp lý để vừa đảm bảo giảm nồng độ axit uric trong máu, vừa cung cấp đủ dưỡng chất cho cơ thể.
Hạt lạc là thực phẩm được khuyên dùng cho bệnh nhân gout do có chứa nhiều thành phần tốt cho sức khỏe. Theo nghiên cứu từ các chuyên gia, hàm lượng Purin trong lạc chỉ ở mức trung bình (dao động ở mức 79mg/100g). Đối với người bệnh gout, đây là tỷ lệ hàm lượng nằm trong ngưỡng an toàn và có thể sử dụng.
Vốn đã bị hạn chế không ít thực phẩm chứa nhiều dưỡng chất, việc được bổ sung hạt lạc vào bữa ăn hàng ngày giúp người bệnh gout cung cấp tối đa hàm lượng dưỡng chất thiết yếu, từ đó cải thiện sức khỏe chung. Hạt lạc cũng được đánh giá cao trong việc kiểm soát triệu chứng gout, trong đó có thể kể đến như:
- Bổ sung hàm lượng chất xơ nhằm thúc đẩy các hoạt động tiêu hóa
- Bổ sung lượng đường tự nhiên, hỗ trợ kiểm soát đường trong máu. Việc duy trì lượng đường huyết ổn định giúp quá trình đào thải axit uric ra khỏi cơ thể thuận lợi hơn.
- Thành phần của lạc có chứa chất chống oxy hóa như Resveratrol. Hoạt chất này mang lại hiệu quả chống viêm rốt, từ đó kiểm soát triệu chứng sưng, ngăn ngừa các cơn gout cấp diễn ra.
Một số tác dụng khác của lạc là:
Hỗ trợ giảm cân
Lạc có chứa chất béo, Carbohydrate và Calo nhưng không làm cơ thể tăng cân mà còn hỗ trợ giảm cân ở người bị béo phì. Cụ thể, các chuyên gia cho biết lạc giúp người bệnh cảm thấy no lâu hơn, từ đó hạn chế lượng thực phẩm tiêu thụ hàng ngày.
Chất béo không bão hòa đơn và Protein trong hạt lạc cũng cao nên có thể làm hao tổn năng lượng của cơ thể. Việc kiểm soát cân nặng tốt cho sức khỏe của người bệnh xương khớp trong đó có bệnh gout.
Nâng cao sức khỏe tim mạch
Hạt lạc giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch nhờ việc chứa nhiều các dưỡng chất tốt cho tim như Niacin, axit Oleic, Magie, đồng, chất chống oxy hóa.
Phòng ngừa sỏi mật
Sỏi mật hình thành do sự tác động của các Cholesterol xấu trong cơ thể. Lạc có tác dụng giảm nồng độ Cholesterol nên có tác động tốt trong phòng ngừa sỏi mật.
Ngoài các tác dụng trên, hạt lạc còn được chứng minh có hiệu quả trong việc phòng ngừa bệnh ung thư đại tràng, hỗ trợ cầm máy và ngăn ngừa lão hóa.
Người bệnh gút ăn lạc cần chú ý gì?
Dù tốt cho sức khỏe nhưng người bệnh gút ăn lạc cần hết sức thận trọng. Bên cạnh những lợi ích về sức khỏe, lạc tồn tại những rủi ro không mong muốn, đặc biệt dị ứng. Hạt lại thuộc nhóm thực phẩm có khả năng gây dị ứng cao (nằm trong Top 8 thực phẩm dễ gây dị ứng nhất hiện nay). Tình trạng dị ứng thường diễn ra tương đối nghiêm trọng, có khả năng ảnh hưởng hoặc đe dọa trực tiếp đến mạng sống của người bệnh.
Do vậy, nếu người bệnh gút có tiền sử dị ứng với hạt lạc thì cần tránh xa thực phẩm và các loại đồ ăn chế biến từ thực phẩm này. Ảnh hưởng của người bệnh gút có thể trầm trọng hơn với người bình thường.
Ngoài dị ứng, lạc có thể gây ra một số ảnh hưởng khác như:
- Ngộ độc Aflatoxin: Đậu phộng nếu bị nhiễm nấm Aspergillus Flavus có thể sản sinh ra độc tố Aflatoxin. Độc tố này gây ngộ độc thực phẩm với các triệu chứng chán ăn, vàng da… Trong trường hợp nghiêm trọng, việc ngộ độc có thể dẫn đến suy gan hoặc ung thư gan. Thông thường, việc nhiễm nấm ảnh hưởng trực tiếp đến việc bảo quản hạt lạc.
- Chất kháng dinh dưỡng: Thành phần của lạc có chứa một số chất kháng dinh dưỡng có khả năng làm suy yếu khả năng hấp thụ kẽm và sắt của đường tiêu hóa.
Khi người bệnh gút ăn lạc cần lưu ý chỉ ăn ở mức vừa phải. Hàm lượng Purin trong lạc chỉ ở ngưỡng an toàn nếu người bệnh ăn không quá 100g mỗi ngày. Việc ăn quá nhiều cũng khiến chất béo và Protein tăng lên đột ngột từ đó gây cản trở cho quá trình đào thải axit uric trong cơ thể.
Nếu hạt lạc đã mốc hoặc hạt đã nảy mầm thì người bệnh nên bỏ đi, không được sử dụng. Việc ăn các loại hạt này có thể khiến cơ thể người bệnh bị nhiễm độc rất nguy hiểm. Để thay đổi bữa ăn, bạn có thể kết hợp lạc với các loại thực phẩm khác không chứa Purin hoặc hàm lượng Purin cực thấp trong đó có thể kể đến là các loại rau củ quả.
Để đảm bảo an toàn, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng loại thực phẩm này. Tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe và mức độ phát triển của bệnh, bác sĩ cho khuyến cáo bạn sử dụng liều lượng phù hợp.
Trên đây là thông tin tổng hợp giải đáp thắc mắc của người bệnh về vấn đề bệnh gút ăn lạc có tốt không? Hãy cẩn trọng trong việc sử dụng để tối ưu lợi ích của lạc, vừa đảm bảo an toàn cho sức khỏe của bạn.