Bệnh gút có ăn được mít không là băn khoăn của nhiều người bệnh vì đây là loại quả thơm ngon, giàu dinh dưỡng rất được ưa chuộng. Nếu đang băn khoăn về vấn đề này thì bạn hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua nội dung sau đây nhé!
Nguyên tắc ăn uống cho người bị gút
Gout là một bệnh về viêm khớp gây ra khi cơ thể bị mắc chứng rối loạn chuyển hóa purin, làm tăng nồng độ của acid uric trong máu, lâu ngày làm lắng đọng và tạo thành các tinh thể muối urat bám vào các khớp gây viêm nhiễm.
Bệnh gút thường gây ra các cơn đau đớn đột ngột dữ dội kèm tình trạng sưng viêm, đỏ tại các khớp khiến người mắc rất khổ sở. Gút thường xảy ra ở ngón chân cái (khoảng 50% trường hợp), ngoài ra thì các khớp như ngón tay, cổ tay, đầu gối, hoặc khớp ở gót chân cũng là những vị trí dễ bị ảnh hưởng.
Chế độ dinh dưỡng là nguyên nhân đặc biệt quan trọng quyết định tới việc phát triển của bệnh này cũng như khả năng kiểm soát các đợt gút cấp tính. Đó là lý do vì sao các cơn gút cấp tính thường ào đến đột ngột sau mỗi lần người bệnh tiêu thụ quá nhiều thực phẩm giàu purin như thịt đỏ, nội tạng động vật, uống bia rượu, ăn nhiều đồ ngọt…
Do đó, trong kiểm soát và điều trị bệnh gút thường vừa phải điều trị bằng thuốc nhưng người bệnh cũng cần kiêng khem chặt chẽ thì mới kiểm soát được các cơn đau gút.
Như vậy, trong chế độ ăn uống của người mắc bệnh gút cần giữ vững các nguyên tắc quan trọng sau:
- Hạn chế tiêu thụ đạm trong khẩu phần ăn hàng ngày, chỉ dùng đủ mức đạm cần thiết cho duy trì các hoạt động thường ngày.
- Ưu tiên sử dụng các loại thực phẩm có ít purin
- Không nên sử dụng nước hầm thịt, hầm xương vì có chứa độ đạm cao
- Hạn chế hoặc kiêng hoàn toàn bia rượu, chất kích thích.
- Uống đủ nước để tăng cường quá trình chuyển hóa và đào thải acid uric ra khỏi máu.
Bệnh gút có ăn được mít không?
Mít là một loại trái cây rất quen thuộc đối với người Việt. Nó hấp dẫn nhiều người bởi mùi thơm hấp dẫn và vị ngọt, giòn khó cưỡng. Loại quả này ngoài ăn trực tiếp thì có thể được dùng trong chế biến rất nhiều món ăn ngon như chè, kem, xôi, sữa chua mít…
Mít cung cấp cho cơ thể một lượng calo vừa phải cùng rất nhiều dinh dưỡng như chất xơ, vitamin cùng các khoáng chất tốt cho cơ thể. Tính trung bình trong mỗi 100gr mít thì có thể cung cấp các thành phần dinh dưỡng sau:
- 94 calo, 24gr Carbs, 1,6gr chất xơ, 1,5gr chất đạm, 0,3gr chất béo, 34 milligram canxi, 37 milligram Magie, 303 milligram Kali cùng các vitamin thiết yếu cho hoạt động sống của cơ thể như vitamin A, vitamin C, vitamin B2, vitamin B5…
Nhờ chứa nhiều dinh dưỡng nên nếu ăn mít với một lượng vừa đủ thì có thể đem tới nhiều lợi ích như:
- Giúp tăng cường sức khỏe hệ miễn dịch
- Giúp tiêu hóa tốt hơn
- Phòng chống bệnh ung thư
- Tốt cho sức khỏe tim mạch, cải thiện huyết áp
- Phòng ngừa chứng thiếu máu
- Giúp bổ mắt
- Cung cấp dinh dưỡng cho xương khớp…
Vậy giàu dinh dưỡng và tốt là thế thì liệu người bệnh gút có ăn được mít không? Câu trả lời là có.
Theo các bác sĩ và chuyên gia dinh dưỡng, trong mít hầu như không chứa purin do đó hoàn toàn không gây hại cho người bị bệnh gút. Tuy nhiên vì là loại trái cây nhiệt đới có tính nóng nên người bệnh gút cũng không nên tiêu thụ quá 80g mít (tương đương khoảng 3-4 múi mít) trong một ngày để phòng ngừa mụn nhọt, nóng trong người, cản trở quá trình đào thải acid uric dư thừa do chứa nhiều đường.
Một lý do nữa để khuyến khích người mắc bệnh gút ăn mít đó là trong loại quả này có chứa một lượng Saponin có công dụng tiêu viêm, kháng khuẩn, giúp giảm cơn đau gút cấp.
Lưu ý khi lựa chọn hoa quả cho người bệnh gút
Người bệnh gút lo sợ nhất là tiêu thụ thực phẩm chứa lượng purin cao. Do đó ngay cả ăn rau củ quả gì họ cũng phải rất cân nhắc. Nhưng đáng mừng là đa số các loại rau củ quả, trái cây đều có chứa hàm lượng purin thấp và ở ngưỡng an toàn cho người bệnh gút. Tuy vậy cũng không nên vì thế mà lơ là thiếu cẩn trọng. Dưới đây chúng tôi đã liệt kê một số tiêu chuẩn lựa chọn trái cây an toàn cho người bệnh gút:
- Nên chọn trái cây chứa ít oxalate và ít purin
- Ưu tiên các loại trái cây có chứa hàm lượng flavonoid cao, giàu dưỡng chất tốt
- Ưu tiên các loại trái cây chứa nhiều chất xơ
- Ưu tiên các loại trái cây có chứa nhiều nước.
Cần tránh các loại quả có chứa nhiều oxalate vì đây hòa hoạt chất có thể tương tác, kết hợp với acid uric gây sỏi thận. Cụ thể lượng oxalate được phân loại như sau:
- Trái cây có lượng oxalate cao: cung cấp lượng oxalate khoảng 26-99mg trong mỗi khẩu phần ăn. Những loại quả có chứa nhiều chất này bao gồm kiwi, sung, mơ khô.
- Trái cây có lượng oxalate trung bình: cung cấp lượng oxalate khoảng 10-25mg trong mỗi khẩu phần ăn. Các loại quả trong nhóm này điển hình là cam, quýt, bưởi, dâu tây, mận, xoài, mâm xôi, việt quất.
- Trái cây có lượng oxalate thấp: cung cấp lượng oxalate khoảng 5-10mg trong mỗi khẩu phần ăn. Các loại quả trong nhóm này điển hình là dưa hấu, táo, nho, dứa, đào.
Như vậy, người bệnh gút nên ưu tiên lựa chọn hoa quả nằm trong nhóm có lượng oxalat trung bình và thấp thì sẽ an toàn nhất.
Ngoài ra, người bệnh gút chú ý dù ăn thực phẩm nào, loại trái cây nào cũng chỉ nên ăn ở mức vừa phải với lượng nhỏ, không nên dùng quá nhiều. Những loại trái cây có nhiều đường cũng nên tránh để giảm thiểu rủi ro tối đa.
Hy vọng rằng những thông tin đưa ra trong bài viết đã giúp bạn trả lời được câu hỏi “bệnh gút có ăn được mít”. Chúc bạn sớm khỏi bệnh!