Phác đồ điều trị viêm hang vị dạ dày được xây dựng nhằm giúp thầy thuốc chẩn đoán và xử trí bệnh chính xác hơn, mang lại sức khỏe và cuộc sống tốt đẹp cho người bệnh. Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu đến các bạn một số phác đồ cụ thể sau:
Phác đồ 4T điều trị viêm hang vị dạ dày
Nhằm hạn chế những cơn đau do tình trạng viêm gây ra, ngoài việc dùng thuốc người bệnh cần có một chế độ sinh hoạt, nghỉ ngơi phù hợp. Để đáp ứng yêu cầu trên, Y học cổ truyền đã xây dựng phác đồ 4T điều trị viêm hang vị dạ dày cụ thể như sau:
- T1 (Thuốc): Người bệnh cần tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ (liều lượng, thời gian).
- T2 (Tinh thần): Lối sống vui vẻ, lạc quan, thanh thản, vô tư, hạn chế stress… nhằm giúp cho khí huyết lưu thông dễ dàng.
- T3 (Thể dục): Với các bài tập nhẹ nhàng như: đi bộ, yoga, bơi lội, đánh gôn… sẽ giúp cho cơ thể linh hoạt, cường tráng, tăng sức đề kháng, khống chế mọi bệnh tật.
- T4 (Thực phẩm): Người bệnh dạ dày cần chú ý, cẩn thận trong quá trình ăn uống. Ăn đúng giờ, không được để dạ dày đói quá hoặc no quá. Thức ăn cần được nghiền nát và chia làm nhiều bữa nhỏ. Một số thực phẩm người bệnh cần hạn chế như: Rượu, chè, cafe, thuốc lá, thức ăn có vị chua, cay…
Phác đồ điều trị viêm hang vị dạ dày giai đoạn đầu
Giai đoạn này người bệnh cần thay đổi chế độ ăn và lối sống là chính:
- Tránh tuyệt đối thực phẩm gây tổn thương niêm mạc hang vị dạ dày: Đồ ăn cay nóng, cứng, khó tiêu, bia rượu, nước ngọt có ga…
- Tạo lớp đệm, lớp tráng trong dạ dày: Chia nhỏ bữa ăn, khoảng 5-6 bữa 1 ngày, ăn đồ luộc, hấp, hầm, loãng, ăn vừa đủ. Ăn bữa cuối trước ngủ tối 3 giờ.
- Tránh suy nghĩ, căng thẳng, stress.
- Có thể dùng sữa để trung hòa nhanh acid dạ dày.
- Tập luyện thể dục, thể thao để tăng cường sức khỏe, nâng cao thể trạng.
Cùng với đó, đừng quên làm xét nghiệm Hp và điều trị kịp thời nếu kết quả dương tính.
Phác đồ điều trị viêm hang vị dạ dày giai đoạn 2
Điều trị bằng các thuốc tác động vào nồng độ HCL trong dịch dạ dày
Thuốc ức chế bơm proton:
– Dùng trước ăn 30 phút.
– Liều chuẩn:
- Esomeprazol 40 mg/ngày.
- Omeprazol 20 mg/ngày.
- Pantoprazol 40 mg/ngày.
- Rabeprazole 20 mg/ngày.
- Lansoprazol 30 mg/ngày.
– Kiểm soát acid tốt hơn khi sử dụng liều cao hơn chuẩn và nhiều lần trong ngày (2 lần/ngày tốt hơn 1 lần/ngày).
– Những ngày đầu có sự chậm trễ trong tác dụng kháng acid do phải ức chế các bơm proton. Sử dụng liều cao hơn liều chuẩn có thể rút ngắn thời gian này. Tùy tình trạng của người bệnh mà lựa chọn liều và đường dùng thích hợp. Cụ thể:
- Nếu người bệnh có biểu hiện viêm dạ dày mức độ nặng (đau nhiều vùng thượng vị, đau lăn lộn, đau liên tục, nôn ói, không thể uống thuốc, không đáp ứng với PPI liều chuẩn…) có thể dùng đường tĩnh mạch để nhanh chóng kiểm soát acid dạ dày cho người bệnh.
- Các trường hợp biểu hiện triệu chứng nhẹ có thể dùng PPI liều chuẩn đường uống.
Thuốc trung hòa acid:
- Nhóm aluminum hydroxide (Al(OH)3), magne hydroxide (Mg(OH)2).
- Dùng sau ăn 30 phút.
- Dùng 3-4 lần/ngày vào 3 bữa ăn chính.
Thuốc ức chế thụ thể H2
- Dùng trước ăn 30 phút.
- Nhóm Famotidine 20mg x 2 lần/ngày + 20mg trước khi ngủ tối.
- Nhóm Nizatidine 150mg x 2 lần/ngày + 300mg trước khi ngủ tối.
- Nhóm Cimetidine 400mg x 2 lần/ngày + 800mg trước khi ngủ tối.
- Nhóm Ranitidine 1500mg x 2 lần/ngày + 300mg trước khi ngủ tối.
Điều trị bằng các thuốc tác động lên yếu tố bảo vệ niêm mạc
Thuốc thuộc dẫn chất prostaglandin.
- Nhóm Misoprostol 200mcg x 4 lần/ngày.
- Nhóm Enprostil 35mcg x 2 lần/ngày.
Thuốc thuộc nhóm Rebamipide
- Dùng 100mg x 3 lần/ngày.
- Thuốc thuộc nhóm sucralfate.
- Dùng trước ăn 30 phút.
- Dùng 1 gói x 3-4 lần/ngày.
Thuốc thuộc nhóm muối Bismuth
- Dùng trước ăn 30 phút.
- Dùng 1 gói x 3-4 lần/ngày.
Điều trị bằng các thuốc tác động lên chức năng vận động dạ dày
– Thuốc chống co thắt hướng cơ trơn Papaverin.
– Thuốc chống co thắt đối vận thụ thể 5 – HT3.
– Thuốc hỗ trợ vận động dạ dày:
- Nhóm đối vận thụ thể D2: Nhóm domperidone, nhóm metoclopramide.
- Nhóm đồng vận thụ thể 5 – HT4: Nhóm mosapride.
Thời gian điều trị trung bình từ 4 – 8 tuần.
Phác đồ điều trị viêm hang vị dạ dày giai đoạn cuối
Ở giai đoạn này người bệnh đã chuyển sang biến chứng loét hang vị dạ dày. Điều trị tùy thuộc vào từng nguyên nhân, cụ thể như sau:
Loét do NSAIDs
– Ngưng thuốc kháng viêm và sử dụng PPI để làm liền ổ loét.
– Nếu bắt buộc phải dùng lại kháng viêm:
- Ưu tiên dùng giảm đau không gây hại dạ dày hoặc dùng loại ức chế chọn lọc COX-2.
- Phối hợp PPI.
- Tìm và tiệt trừ H. pylori
Loét ở bệnh nhân dùng aspirin kéo dài
– Việc sử dụng aspirin PH 8 không làm giảm nguy cơ biến chứng loét. Phối hợp với Clopidogrel tăng nguy cơ loét và loét biến chứng xuất huyết.
– Loét đơn thuần: Phối hợp PPI, tìm và tiệt trừ H. pylori
Loét biến chứng xuất huyết
– Bảo đảm huyết động, truyền máu nếu cần.
– PPI tĩnh mạch liều cao: Esomeprazol/Pantoprazol 80mg, IV (tấn công); duy trì 80mg/giờ trong 72 giờ.
– Can thiệp nội soi sớm (< 24 giờ) ngay khi bệnh nhân ổn định.
Cho đến thời điểm hiện tại việc điều trị viêm hang vị dạ dày đã có nhiều tiến bộ. Để có hiệu quả điều trị cao nhất cần có một tiếp cận toàn diện, bao gồm:
- Loại trừ các yếu tố có hại: Thuốc lá, thuốc kháng viêm…
- Phối hợp các thuốc làm dịu đau nhanh với các thuốc kháng tiết mạnh giúp liền sẹo tốt.
- Tối ưu hóa việc tiệt trừ vi khuẩn Hp.
- Dự phòng tốt ở bệnh nhân dùng NSAIDs hoặc chống ngưng tập tiểu cầu kéo dài.
Bài viết trên đã xây dựng một phác đồ điều trị viêm hang vị dạ dày tương đối hoàn chỉnh. Bạn có thể tham khảo và áp dụng để tránh những biến chứng đáng tiếc có thể xảy ra.