Bệnh gout có chữa khỏi được không là câu hỏi được nhiều người bệnh và người thân trong gia đình của họ đặt ra. Tìm câu trả lời chính xác từ các bác sĩ chuyên khoa về vấn đề này trong bài viết dưới đây.
Bệnh gout có chữa khỏi được không?
Bệnh gout được xếp vào nhóm bệnh viêm khớp xảy ra sự tích tụ của các tinh thể axit uric trong khớp do rối loạn chuyển hóa nhân Purin. Một số triệu chứng điển hình của bệnh là:
- Đau nhức dữ dội tại vị trí khớp tổn thương
- Sưng đỏ ở vùng da có khớp bị tổn thương
- Nóng khớp
Nếu không can thiệp điều trị kịp thời, các triệu chứng kể trên đều có xu hướng trở nên trầm trọng hơn. Theo thời gian, việc điều trị bệnh sẽ càng khó khăn hơn.
Ngoài bệnh có thể kiểm soát bệnh gout bằng cách sử dụng thuốc kết hợp với việc thay đổi chế độ sinh hoạt và dinh dưỡng. Các triệu chứng có sự cải thiện rõ rệt sau thời gian dài can thiệp điều trị khiến nhiều người lầm tưởng rằng bệnh có thể điều trị được.
Trên thực tế, các phương pháp điều trị bao gồm của Y học cổ truyền và hiện đại hiện nay đều không thể điều trị khỏi bệnh gout và bệnh gout cũng không thể tự khỏi. Nếu điều trị kịp thời, đúng phương pháp, các phương pháp chỉ có thể kiểm soát bệnh đến 95%. Bệnh vẫn tiềm ẩn và có thể bùng phát vào bất kỳ thời điểm nào khi gặp điều kiện thích hợp.
Các chuyên gia vẫn đang tiếp tục nghiên cứu để cho ra giải pháp có thể điều trị dứt điểm bệnh gout. Trước khi phương pháp đó ra đời, bác sĩ khuyến cáo người bệnh nên thực hiện thăm khám và điều trị bệnh càng sớm càng tốt.
Biện pháp điều trị bệnh gout phổ biến
Bệnh gout có chữa khỏi được không đã có câu trả lời. Nhiều người bắt đầu tìm hiểu về các biện pháp điều trị bệnh hiệu quả hiện nay. Tùy thuộc vào tình trạng bệnh và sức khỏe của người mắc mà các phương pháp điều trị cũng rất đa dạng. Trong đó bao gồm:
Thực hiện chăm sóc tại nhà
Axit uric không được đào thải ra ngoài tích tụ lâu ngày sẽ hình thành nên các tinh thể tích tụ ở khớp bao gồm cả bên trong và xung quanh khớp. Người bệnh lúc này sẽ cảm thấy đau nhức dữ dội kèm viêm quanh khớp.
Ở giai đoạn đầu, các cơn đau gout cấp tính kéo dài trong khoảng 3 đến 10 ngày. Trong 36 giờ đầu gout bùng phát, các triệu chứng có xu hướng nghiêm trọng và dữ dội nhất. Để cải thiện các cơn đau tức thời, người bệnh có thể sử dụng một số biện pháp chăm sóc tại nhà như:
- Chườm lạnh: Nhiệt lạnh từ đá hoặc gạc lạnh giúp cải thiện cơn đau ngay lập tức nhờ làm tê dây thần cảm giác. Người bệnh lấy đá bọc trong mảnh vải mỏng. Sau đó, bạn chườm lên khu vực bị tổn thương trong 20 phút. Một ngày có thể thực hiện vài lần để tăng cường hiệu quả.
- Nghỉ ngơi: Biện pháp đơn giản, hiệu quả nhưng không được nhiều người biết. Khi gout bùng phát, việc nghỉ ngơi giúp giảm thiểu áp lực lên các khớp. Bởi vậy, tình trạng viêm, đau cũng được cải thiện nhanh chóng. Khi cần di chuyển, người bệnh có thể cân nhắc dùng nạng hoặc một số dụng cụ hỗ trợ di chuyển khác như xe lăn…
- Kiểm soát cân nặng: Áp lực lên các khớp sẽ giảm đi nếu cân nặng của người bệnh ở mức vừa phải. Nếu đang trong tình trạng thừa cân, béo phì, bạn nên thực hiện chế độ giảm cân an toàn, lành mạnh để tránh làm gia tăng hàm lượng axit uric trong máu, từ đó khiến bệnh gout càng trầm trọng hơn.
- Thay đổi chế độ ăn uống: Người bệnh cần tăng cường uống nước để hỗ trợ quá trình đào thải axit uric trong máu. Cùng với đó, khẩu phần ăn hàng ngày cần cắt giảm chất béo, thịt đỏ, nội tạng, hải sản… để không làm các triệu chứng gout thêm trầm trọng. Các thực phẩm có đường, rượu và thực phẩm có chứa nhiều Purin cần tránh tiêu thụ.
Dùng thuốc điều trị
Bên cạnh thực hiện một số biện pháp chăm sóc tại nhà, người bệnh gout cần dùng thuốc điều trị. Dù không thể chữa khỏi những việc điều trị là bắt buộc nếu bạn không muốn gặp phải các biến chứng nguy hiểm của bệnh.
Để giảm đau nhẹ, người bệnh có thể sử dụng các loại thuốc không cần kê đơn như Acetaminophen. Loại này thường không thông dụng với người bệnh gout do họ thường đau rất dữ dội. Các loại thuốc điều trị phổ biến hơn với người bệnh là:
- Colchicine: Loại thuốc giảm viêm này được sử dụng để ngăn ngừa và điều trị các đợt gout cấp tính. Thuốc được sử dụng đơn lẻ hoặc kết hợp với một số thuốc giảm nồng độ axit uric khác để nâng cao hiệu quả sử dụng. Colchicine có thể gây ra một số tác dụng phụ như tiêu chảy, buồn nôn, đau bụng…
- Corticosteroids: Nhờ khả năng ức chế viêm, nâng cao hệ miễn dịch, thuốc phù hợp dùng cho người bệnh gout. Loại thuốc này thường ở 2 dạng là uống và tiêm trực tiếp. Hiệu quả rõ rệt nhưng tác dụng phụ của thuốc cũng rất nhiều. Trong đó có thể kể đến là tăng cân, làm cơ thể dễ bầm tím, loãng xương, tăng huyết áp và nguy cơ nhiễm trùng… Người bệnh chỉ nên sử dụng thuốc trong một thời gian ngắn để khắc phục triệu chứng bệnh tạm thời, tuyệt đối không được lạm dụng do thuốc ảnh hưởng rất lớn đến chức năng hoạt động của các cơ quan.
- Zyloprim: Nhờ khả năng ức chế Xanthine Oxidase, thuốc giúp cơ thể giảm sản xuất axit uric, từ đó đẩy lùi các triệu chứng của bệnh gout. Liều lượng sử dụng phụ thuộc vào từng lần uống. Người bệnh có thể gặp phải một số tác dụng khi uống Zyloprim. Trong đó đặc biệt phải kể đến là đau dạ dày, dị ứng nghiêm trọng trên da…
- Krystexxa: Loại thuốc sinh học được áp dụng khi các phương pháp áp dụng điều trị bệnh gout khác không mang lại hiệu quả. Thuốc được tiêm vào tĩnh mạch, chuyển đổi axit uric thành hoạt chất Allantoin và đào thải ra khỏi cơ thể. Bác sĩ nhấn mạnh, chỉ những trường hợp bệnh gout nghiêm trọng nhất mới sử dụng điều trị bằng Krystexxa. Thuốc có thể gây đau họng, đau ngực, bầm tím, buồn nôn/nôn mửa…
Trên đây là thông tin tổng hợp trả lời thắc mắc của người bệnh về vấn đề bệnh gout có chữa khỏi được không và một số biện pháp giúp kiểm soát bệnh hiệu quả. Trong quá trình chữa trị, người bệnh đặc biệt phải tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ về liều lượng và thời gian để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.