Đa số các loại rau đều chứa rất nhiều vitamin và dưỡng chất rất có lợi cho sức khỏe. Tuy nhiên, với những người mắc bệnh gout, tình trạng bệnh lý sẽ trở nên nghiêm trọng hơn nếu như bạn sử dụng một số loại rau không phù hợp. Vậy bệnh gout nên ăn rau gì và không nên ăn rau gì?
Bệnh gout nên ăn rau gì giúp giảm bệnh?
1. Cải xanh
Trong cải xanh có chứa một lượng lớn vitamin C. Theo đó, hoạt chất này có khả năng chống viêm và giúp làm thuyên giảm những triệu chứng của bệnh gout một cách hiệu quả. Bên cạnh đó, lượng vitamin C có trong cải xanh còn có tác dụng chữa lành sự tổn thương, chống lại sự oxy hóa, bảo vệ sụn và khớp một cách hiệu quả.
- Rau cần
Rau cần là loại rau rất tốt cho sức khỏe nói chung và những người mắc bệnh gout nói riêng. Rau cần không chứa nhân purin nhưng lại rất giàu vitamin C, vitamin P, canxi, sắt, chất xơ, phốt pho…
3. Bắp cải
Bắp cải có hàm lượng purin thấp nhưng lại rất giàu vitamin C. Do đó, đây là thực phẩm rất tốt cho những người mắc bệnh gout. Khi kiên trì sử dụng bắp cải 3 đến 4 lần mỗi tuần, khả năng đào thải acid uric ra khỏi cơ thể sẽ được tăng cường.
- Dưa chuột
Việc liên tục ăn dưa chuột sẽ giúp cơ thể bạn bổ sung một lượng lớn kali và vitamin C. Có thể nói, đây là hai thành phần rất quan trọng có tác dụng làm giảm lượng acid uric ở trong cơ thể và cải thiện tình trạng sưng viêm tại các khớp một cách hiệu quả.
- Bí đỏ
Những người mắc bệnh gout được khuyến cáo nên ăn bí đỏ từ 3 đến 4 lần mỗi tuần. Bí đỏ không chứa nhân purin và có tính kiềm cao. Do đó, khi được hấp thụ vào cơ thể, môi trường axit ở trong cơ thể sẽ được cân bằng. Điều này sẽ làm giảm nồng độ acid uric dư thừa ra khỏi cơ thể.
- Củ cải
Khi ăn nhiều củ cải, cơ thể của bạn sẽ được bổ sung các loại dưỡng chất cần thiết. Từ đó sẽ giúp cho sức đề kháng được cải thiện, tăng cường khả năng chống viêm và giảm sưng. Với lượng canxi và vitamin C dồi dào, củ cải là thực phẩm rất tốt cho người mắc bệnh gout.
7. Các loại cà
Cà là loại quả có tính kiềm cao và không chứa nhân purin. Bạn nên bổ sung các cà vào chế độ ăn uống hàng ngày để điều chỉnh nồng độ acid uric ở trong cơ thể. Một số loại cà rất tốt cho người mắc bệnh gout như như cà pháo, cà tím, cà chua…
- Rau tía tô
Các hoạt chất có ở rau tía tô, điển hình như propenoic acid và ethenyl ester có tác dụng giúp môi trường axit ở trong cơ thể được ổn định và giúp kiểm soát hoạt động của Xanthine oxidase.
- Khoai tây
Theo ý kiến của các chuyên gia, trong khoai tây có chứa rất nhiều chất xơ, nước, vitamin C, vitamin B6, folate, kali. Đây đều là những hoạt chất rất tốt cho tim mạch và xương khớp. Do đó, người mắc bệnh gout nên bổ sung khoai tây để nhanh chóng cải thiện bệnh lý.
- Súp lơ xanh
Súp lơ xanh không chứa nhân purin nhưng lại có hàm lượng vitamin B, vitamin C, chất xơ, kali, phốt pho và chất chống oxy hóa rất cao. Do đó, đây là thực phẩm rất tốt cho người mắc bệnh gout nói riêng và muốn tăng cường sức khỏe tổng thể nói chung.
- Bí xanh
Bí xanh là loại quả có khá nhiều nước và rất giàu vitamin. Bí xanh có tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu, loại bỏ độc tố và tăng cường chức năng gan thận một cách hiệu quả. Do đó, khi thường xuyên ăn bí xanh sẽ giúp bạn đào thải lượng acid uric, giúp giảm viêm khớp và giảm đau.
- Lá lốt
Lá lốt có mùi thơm, tính ấm, hơi cay và có vị ngọt. Loại rau này có tác dụng chống nhiễm khuẩn, giảm viêm và tăng cường khả năng tuần hoàn máu một cách hiệu quả. Không những vậy, khi sử dụng lá lốt thường xuyên, xương khớp sẽ được tăng cường sự linh hoạt và dẻo dai.
Bệnh gout nên kiêng ăn rau gì?
- Măng tây
Việc thường xuyên sử dụng măng tây sẽ khiến cho lượng axit uric bị tích trữ. Từ đó sẽ khiến cho những tinh thể nhỏ ở khớp bị lắng đọng. Khi ấy, tình trạng đau khớp, viêm khớp sẽ càng trở nên trầm trọng.
- Các loại nấm
Nấm có chứa lượng chất xơ và canxi rất dồi dào. Tuy vậy, đây là loại thực phẩm mà người mắc bệnh gout nên tránh xa bởi chúng sẽ có chứa lượng purin rất cao. Nếu sử dụng nấm, các triệu chứng của bệnh sẽ càng trở nên trầm trọng hơn.
- Giá đỗ
Hàm lượng purin có trong giá đỗ có tác dụng tăng cường sự kích thích và làm giảm nồng độ dư thừa của acid uric ở trong máu. Khi ấy, tình trạng viêm khớp sẽ ngày càng trở nên trầm trọng và những cơn đau gout xảy ra nhiều hơn.
- Rau dền
Trong rau dền có chứa một lượng lớn acid oxalic. Tuy vậy, đây lại là nguyên nhân gây ra phản ứng viêm và làm tăng mức độ trầm trọng của các cơn đau khớp do bệnh gout gây ra.
- Đậu Hà Lan
Nguồn protein có trong đậu Hà Lan rất dồi dào. Tuy vậy, nếu bổ sung một lượng lớn protein vào trong thời gian điều trị bệnh gout, sự chuyển hóa protein sẽ không được thuận lợi. Khi ấy, lượng acid uric sẽ được sản sinh nhiều hơn và tăng cao đột ngột.
- Các loại rau mầm
Những loại rau mầm tuy có tính mát và rất giàu chất dinh dưỡng nhưng đây lại là thực phẩm mà người bệnh cần tránh khi mắc bệnh gout. Bởi lẽ, hàm lượng purin có trong loại rau này rất cao. Do đó, nếu được hấp thụ vào cơ thể, nồng độ acid uric sẽ vượt mức cao.
- Rau dọc mùng
Rau dọc mùng có chứa rất nhiều thành phần dinh dưỡng và protein. Tuy vậy, khi dung nạp quá nhiều protein, quá trình tổng hợp chất sẽ không được thuận lợi và khiến cho nồng độ acid uric ở trong máu tăng cao.
- Rau bina (cải bó xôi)
Theo ý kiến của các chuyên gia, những người mắc bệnh gout không sử dụng rau bina. Bởi lẽ, lượng chất purin ở trong rau bina khá cao và rất dễ làm tăng sự đột biến của acid uric có trong máu.
Bệnh gout nên ăn rau gì, không nên ăn rau gì? Mọi vấn đề này đã được chúng tôi giải đáp cụ thể qua bài viết. Hy vọng với những nguồn thông tin này, bạn sẽ chủ động hơn trong việc tuân thủ chế độ ăn uống để tình trạng bệnh lý nhanh chóng được cải thiện.