Bệnh gout ở trẻ em là bệnh lý không quá phổ biến hiện nay. Tuy nhiên, người bệnh không thể lơ là trong việc nhận biết và điều trị nhằm ngăn chặn ảnh hưởng xấu đến sinh hoạt, sức khỏe của trẻ. Bài viết dưới đây cung cấp cho bạn các dấu hiệu nhận biết, nguyên nhân hình thành bệnh ở trẻ em để bạn sớm của biện pháp phòng ngừa.
Bệnh gout ở trẻ em là gì?
Nằm trong nhóm bệnh lý viêm khớp, bệnh gout xảy ra khi các tinh thể axit uric tích tụ ở trong và xung quanh khớp. Tình trạng này đặc biệt xảy ra nhiều ở ngón chân cái. Hậu quả, người bệnh sẽ cảm thấy đau nhức dữ dội, sưng đỏ ở vùng khớp bị tổn thương.
Không chỉ người trưởng thành, trẻ em cũng có nguy cơ bị gout. Đặc điểm nhận biết bệnh gout ở trẻ em tương tự như người lớn. Tình trạng đau dữ dội khiến trẻ hoạt động khó khăn. Các cơn đau thường xuất hiện vào ban đêm khiến trẻ mất ngủ, khóc thét vì đau nhức. Nếu không để ý, các triệu chứng mà trẻ gặp phải rất có thể bị bỏ qua dẫn đến bệnh càng nặng hơn.
Phương pháp điều trị bệnh gout ở trẻ cũng rất đa dạng bao gồm cả việc thay đổi ăn uống, uống thuốc điều trị. Bác sĩ đặc biệt nhấn mạnh phụ huynh nên đưa trẻ đến bệnh viện thăm khám và điều trị khi xuất hiện các dấu hiệu bất thường ở bàn chân, không tự ý áp dụng các cách chữa tại nhà.
Triệu chứng nhận biết bệnh gout ở trẻ em
Tỷ lệ trẻ em mắc gout rất thấp nhưng không phải là không có. Ngoài ngón chân cái, gout có thể hình thành ở ngón tay, mắt cá chân và các ngón chân khác. Các dấu hiệu đặc trưng để nhận biết bệnh gout ở trẻ em đều qua bàn chân. Cụ thể, trẻ bị gout sẽ có các triệu chứng sau:
- Đau nhức: Cơn cơn gout cấp bùng phát gây nên tình trạng đau đớn dữ dội. Các cơn đau thường đến đột ngột, không có bất kỳ dấu hiệu cảnh báo nào.
- Khớp bị gout đỏ, sưng tấy
- Khớp bị cứng, khó khăn trong vận động
- Vùng da khu vực khớp mắc bệnh mềm hơn
- Khớp bị bệnh của trẻ nóng, thậm chí là nóng rát
- Trẻ bị sốt nhẹ, có cảm giác mệt mỏi
Các triệu chứng kể trên có xu hướng được cải thiện trong một vài ngày hoặc có thể là vài tuần. Nếu không được điều trị can thiệp kịp thời, các hạt Tophi có thể hình thành gây ra tình trạng tổn thương khớp không thể phục hồi. Nếu nhận thấy các dấu hiệu bất thường ở trẻ, cha mẹ nên đưa trẻ thăm khám càng sớm càng tốt. Khi bị chẩn đoán mắc bệnh, để không làm các triệu chứng gout ở trẻ thêm trầm trọng cha mẹ cũng nên hướng dẫn trẻ hoạt động thể chất an toàn.
Nguyên nhân hình thành bệnh gout ở trẻ em
Nguyên nhân gây ra bệnh gout ở trẻ em rất đa dạng. Trong đó có thể kể đến các yếu tố như:
Di truyền
Trẻ em có thể mắc gout do di truyền từ bố mẹ. Đây cũng là nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến bệnh gout ở trẻ, đặc biệt là ở các bé trai.
Theo các bác sĩ, nếu trẻ bị đột biến gen SLC2A9 và SLC22A12 có thể gây ra sự suy giảm trong vấn đề bài tiết axit uric ở thận. Hàm lượng axit uric tăng cao dẫn đến gout.
Một số rối loạn di truyền có thể dẫn đến gout ở trẻ là:
- Hội chứng Lesch-Nyhan – rối loạn liên quan đến sự thiếu hụt enzym HGPRT dẫn đến đột biến nhiễm sắc thể X
- Hội chứng Kelly – Seegmiller – rối loạn do thiếu một phần enzym trong cơ thể
- Bệnh thận nang tủy thận – rối loạn di truyền gây ra tình trạng mô thận có nhiều nang chứa dịch, làm tăng axit uric
- Không dung nạp Fructose di truyền
Hầu hết các loại rối loạn di truyền kể trên thường không phải nguyên nhân phổ biến dẫn đến gout ở trẻ. Tuy nhiên, nguy cơ mắc bệnh vẫn tồn tại.
Trẻ mắc các bệnh lý về thận
Các bệnh lý về thận gặp phải ở trẻ em ảnh hưởng trực tiếp đến đến chức năng đào thải axit uric của thận. Một số bệnh lý về thận có khả năng cao gây bệnh gout ở trẻ em là:
- Đột biến gen tạo nên Protein Uromodulin. Đây là nguyên nhân hình thành gout kèm suy thận ở trẻ vị thành niên.
- Đột biến gen tạo nên Protein Renin. Tình trạng này gây nên các bệnh thận nhẹ, ảnh hưởng đến sức phát triển của trẻ, từ đó nâng cao nguy cơ bùng phút gout ở trẻ.
Chế độ ăn uống không phù hợp
Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành bệnh gout ở trẻ em. Đặc biệt, nếu trong khẩu phần ăn của trẻ của chứa nhiều thực phẩm có chứa hợp chất hữu cơ Purin. Trong quá trình phân hủy Purin, axit uric sẽ được tạo thành. Nếu khi được đào thải kịp thời axit uric, hoạt chất sẽ tích tụ lại trong cơ thể và hình thành nên các đợt gout cấp tính.
Một số thực phẩm chứa nhiều Purin là:
- Thịt nội tạng
- Thịt xông khói
- Thịt bê
- Hải sản
Ngoài ra, một số loại đồ uống có chứa Fructose cao có thể làm suy giảm sự bài tiết axit uric ở thận, làm tăng hàm lượng hoạt chất trong máu và gây gout. Trong đó có thể kể đến là nước ngọt, đồ uống trái cây pha đường…
Điều trị bệnh gout ở trẻ em
Trước khi điều trị, phụ huynh cần đưa trẻ đến bệnh viện để được thực hiện thăm khám và xét nghiệm xác định tình trạng bệnh lý. Trong đó, trẻ thường sẽ phải thực hiện một số loại xét nghiệm sau:
- Xét nghiệm hàm lượng axit uric trong máu
- Xét nghiệm kiểm tra chức năng gan, thận
- Xét nghiệm nước tiểu
- Chụp X-quang vùng khớp bị đau
- Chụp CT cắt lớp, MRI nhằm xác định tổn thương xương, xác định các hạt Tophi
- Siêu âm kiểm tra việc lắng đọng tinh thể trong khớp
Sau quá trình chẩn đoán, bác sĩ sẽ chỉ định trẻ sử dụng các loại thuốc sau với một liều lượng phù hợp với sức khỏe và trình trạng bệnh. Cụ thể:
- Colchicine: Thuốc dùng để giảm các cơn đau gout cấp tính ở trẻ. Bác sĩ sẽ xem xét dùng đơn lẻ hoặc kết hợp với các loại khác để đảm bảo hiệu quả.
- Corticosteroid: Loại thuốc này được tiêm vào khớp để ngăn chặn triệu chứng. Tuy nhiên, tác dụng phụ của thuốc rất nhiều, đặc biệt nguy hiểm. Việc sử dụng bắt buộc phải có chỉ định của bác sĩ để không gây ra ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển và sức khỏe trẻ.
- Allopurinol: Thuốc giúp giảm nồng độ axit uric trong máu, cải thiện triệu chứng bệnh
- Febuxostat: Với trẻ không dung nạp thuốc Allopurinol sẽ được cân nhắc sử dụng loại thuốc này để giảm cường độ và tần suất của các cơn đau gout.
Trên đây là tổng hợp thông tin của chúng tôi về bệnh gout ở trẻ em. Cha mẹ lưu ý duy trì cho trẻ chế độ ăn uống phù hợp, kiểm soát cân nặng và hướng dẫn trẻ vận động thường xuyên để ngăn ngừa gout hình thành.