Bệnh viêm phế quản cấp ở người lớn là vấn đề được nhiều người quan tâm và tìm kiếm. Bài viết dưới đây xin chia sẻ những thông tin hữu ích xoay xung quanh căn bệnh này cùng bạn đọc.
Bệnh viêm phế quản cấp ở người lớn là gì?
Viêm phế quản cấp là một bệnh nhiễm trùng do các virus truyền nhiễm gây ra. Phế quản là đường dẫn khí nối với phổi của bạn. Khi virus xâm nhập và làm chúng tổn thương, tình trạng sưng viêm sẽ xuất hiện. Cùng lúc đó chất dịch nhầy dẫn hình thành bên trong, khiến hẹp đường thở, làm bạn khó khăn khi hô hấp.
Viêm phế quản cấp tính thường xảy ra đột ngột, bệnh chỉ kéo dài trong thời gian ngắn. Đa số các bệnh nhân sẽ cải thiện sức khỏe sau một vài ngày, tuy nhiên cơn ho khan có thể sẽ kéo dài thêm vài tuần.
Nguyên nhân gây bệnh viêm phế quản cấp
Nguyên nhân chủ yếu gây bệnh viêm phế quản ở người lớn là do virus, phần lớn là virus cảm lạnh hay virus cúm. Bộ phận đầu tiên chúng tổn thương là mũi, sau đó đến xoang và cổ họng. Cuối cùng nhiễm trùng di chuyển đến lớp niêm mạc của phế quản. Khi cơ thể chống lại chúng, hiện tượng sưng xảy ra, chất nhầy (đờm) được sản xuất.
Bởi vì virus có kích thước siêu nhỏ nên bạn có thể dễ dàng hít phải chúng trong không khí hoặc tiếp xúc với da. Khả năng lây bệnh cao hơn nếu bạn ở gần những người đang cảm lạnh hoặc bị bệnh viêm phế quản cấp tính.
Ngoài virus, cũng có một số nguyên nhân ít gặp hơn khiến bạn mắc viêm phế quản cấp, đó là:
- Các vi khuẩn hoặc nhiễm nấm: Mycoplasma pneumoniae, chlamydia pneumoniae và bordetella pertussis, nấm men nấm candida albicans.
- Tiếp xúc với các chất kích thích: khói thải, khói bụi, bụi mịn, sương mù, khói thuốc lá. Bạn có nguy cơ cao hơn nếu ống phế quản bị tổn thương.
- Thời tiết sang thu-đông dễ khiến cơ thể khó thích ứng và nhiễm lạnh
- Bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD) gây ợ nóng. Khi acid dạ dày xâm nhập ống phế quản, nguy cơ bạn bị viêm cấp tính sẽ gia tăng.
Triệu chứng bệnh viêm phế quản cấp ở người lớn
Các biểu hiện của viêm phế quản cấp bao gồm:
- Cảm giác nghẹn ở ngực hoặc đau tức ngực.
- Ho có đờm: Màu của chất dịch có thể trong, vàng hoặc vàng lục.
- Khó thở và thở khò khè.
- Đau họng, cảm giác có vật cản khi nuốt nước bọt.
- Sốt nhẹ.
- Cảm giác ớn lạnh sau gáy, lưng.
- Cơ thể nhức mỏi, miệng bị khô.
Cơn ho của bạn có thể kéo dài đến vài tuần hoặc hơn. Điều này là vì ống phế quản cần một thời gian để hồi phục khỏe mạnh. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, cơn ho dự báo các vấn đề khác như hen suyễn hoặc viêm phổi.
Phương pháp chẩn đoán tình trạng bệnh
Khi bạn có các triệu chứng trên, bạn nên đi thăm khám tại các cơ sở y tế để tìm ra nguyên nhân chính xác và có biện pháp điều trị thích hợp.
Bác sĩ sẽ yêu cầu bạn nói chi tiết về những biểu hiện gặp phải thông qua các câu hỏi, ví dụ như:
- Bạn bị ho bao lâu?
- Bạn có ho ra đờm không?
- Có máu trong đờm của bạn hay không?
- Bạn đã bao giờ bị sốt hoặc tức ngực kèm theo?
- Bạn có thở khò khè hoặc khó thở?
- Bạn từng tiếp xúc với người bệnh trước đó?
Sau đó, bác sĩ dùng ống nghe kiểm tra nhịp độ hô hấp trong khi bạn ho. Họ cũng có thể đề nghị chụp X-quang vùng ngực của bạn để chắc chắn không có tình huống viêm phổi.
Điều trị viêm phế quản cấp
Virus là tác nhân gây ra phần lớn tình trạng viêm phế quản cấp, đồng nghĩa với việc thuốc kháng sinh không có tác dụng gì. Nhiễm trùng hoạt động theo chu trình của nó và thường thì nó sẽ tự biến mất. Có một số biện pháp bạn nên làm tại nhà để cải thiện các triệu chứng làm bạn khó chịu:
- Bổ sung các chất lỏng như nước lọc, nước trái cây,..nhưng tránh xa caffeine và rượu.
- Nghỉ ngơi thật nhiều.
- Sử dụng thuốc giảm đau không kê đơn để cải thiện tình trạng viêm, khó chịu và hạ sốt: Acetaminophen (tylenol) hoặc ibuprofen (advil).
- Hạn chế không khí trong nhà quá khô bằng việc sử dụng máy tạo độ ẩm.
- Có một số thuốc ho không kê đơn giúp loại bỏ đờm hoặc khiến chúng dễ long ra khi bạn ho. Bạn nên tìm các dược phẩm có “guaifenesin” trên nhãn hoặc dùng phổ phế.
- Đừng bao giờ kiềm chế các cơn ho có chất dịch. Bởi vì nó giúp đưa đờm ra khỏi ống phế quản của bạn
- Nếu bạn hút thuốc, hãy tập từ bỏ nó vì điều này giúp hệ hô hấp khỏe mạnh hơn.
- Sử dụng mật ong để kháng khuẩn và vệ sinh cổ họng của bạn, ví dụ: Nước mật ong, chanh hấp mật ong, trà mật ong.
Trong trường hợp thở khò khè hoặc khó thở, các bác sĩ sẽ yêu cầu dùng các thuốc dạng xịt giúp mở ống phế quản và làm sạch chất nhầy. Còn nếu vi khuẩn là nguyên nhân gây viêm phế quản cấp, lúc này thuốc kháng sinh sẽ được ưu tiên sử dụng.
Phòng tránh bệnh viêm phế quản cấp ở người lớn
Phòng bệnh hơn chữa bệnh là khẩu hiệu mà bất kỳ ai cũng hiểu rõ. Để hạn chế nguy cơ nhiễm bệnh, bạn nên:
- Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng để diệt khuẩn truyền nhiễm.
- Không hút thuốc và tránh hít phải khói thuốc để bảo vệ hệ hô hấp.
- Đeo khẩu trang khi tiếp xúc với môi trường bên ngoài.
- Tiêm phòng cúm định kỳ. Với người cao tuổi trên 60, việc tiêm ngừa viêm phổi rất cần thiết.
- Tăng cường rèn luyện sức khỏe bằng việc thể dục thể thao thường xuyên.
Bệnh viêm phế quản cấp ở người lớn không phải vấn đề quá mới nhưng nên được quan tâm đúng mức, Hy vọng bài viết trên đã cung cấp cho bạn đọc những thông tin bổ ích và cần thiết.