Biến chứng của bệnh gout thường khá nguy hiểm và có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe nếu như bạn không khắc phục một cách kịp thời. Để hạn chế những biến chứng có thể xảy ra, bạn có thể điều chỉnh chế độ ăn uống và sinh hoạt cũng như thực hiện các biện pháp điều trị sao cho thật hợp lý.
Biến chứng của bệnh gout xảy ra khi nào?
Gout là sự rối loạn chuyển hóa acid uric. Khi ấy, các tinh thể muối urat sẽ bị lắng đọng tại các khớp và gây ra triệu chứng sưng viêm, đau nhức. Theo đó, những triệu chứng của bệnh thường tương đồng với sự gia tăng của nồng độ acid uric ở trong máu.
Một số triệu chứng của bệnh gout phải kể đến như:
- Cơn đau xảy ra ở 1 khớp, sau đó sẽ lan sang phần mu bàn chân, cổ chân, ngón tay, cổ tay, khuỷu tay.
- Ngón tay cái bị tê, ngứa, dị cảm hoặc bị cứng khớp.
- Những cơn đau do bệnh gout gây ra thường đột ngột, kèm theo đó là triệu chứng đau, sưng và nóng.
Bệnh gout nếu không được phát hiện sớm và kiểm soát triệu chứng thì sẽ tiến triển ngày càng nặng. Theo đó, những biến chứng của bệnh gout hay xảy ra khi:
- Sử dụng nhiều đồ ăn, thực phẩm có chứa lượng purin trong khoảng thời gian mắc bệnh.
- Khi bệnh gout đang chuyển sang cấp độ mãn tính.
- Bệnh nhân không sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ.
- Quá trình chữa bệnh bị gián đoạn.
- Bệnh nhân mắc những bệnh lý kèm theo.
Các biến chứng của bệnh gout – Nguy hiểm chớ nên xem thường
- Hình thành hạt tophi
Khi mắc bệnh gout, những hạt tophi sẽ hình thành tại sụn và khớp. Trong đó có thể kể đến như bàn tay, ngón tay, bàn chân, mắt cá chân, ngón chân. Bên cạnh đó, hạt tophi này có thể xuất hiện tại vùng vai.
- Tổn thương khớp
Khi không được kiểm soát tốt, bệnh gout sẽ chuyển sang giai đoạn mãn tính và tiềm ẩn rất nhiều vấn đề rủi ro. Trong một số trường hợp, bệnh sẽ gây viêm bao hoạt dịch và khiến cho mô khớp bị tổn thương, gây sưng và đau khớp.
Không những vậy, bệnh gout mãn tính còn gây ra các biến chứng như mất sụn, xói mòn xương, khớp bị biến dạng và phá hủy. Có thể nói, biến dạng khớp được xem là nghiêm trọng nhất của bệnh gout.
- Đau tim
Đau tim cũng là một trong số những nguyên nhân gây ra bệnh gout. Theo số liệu thống kê cho thấy, bệnh gout khiến cho nguy cơ người bệnh bị đau tim lên đến 26% đối với nam giới và 39% đối với nữ giới.
- Các vấn đề về thận
Theo số liệu thống kê cho thấy, có tới 15% số lượng bệnh nhân mắc bệnh gout bị sỏi thận. Bên cạnh đó, sự tích tụ acid uric bị dư thừa trong cơ thể cũng có thể khiến cho thận bị tổn hại.
- Các biến chứng khác
- Gây ảnh hưởng đến tâm lý, cảm xúc: những nỗi đau đớn do bệnh gút cây ra sẽ khiến cho người bệnh bị rối loạn cảm xúc. Họ rất dễ bi quan, chán nản và bất ổn.
- Biến chứng do lạm dụng dùng thuốc giảm đau và chống viêm: có thể nói rằng, đây là những nhóm thuốc gây ra rất nhiều rủi ro đối với cơ thể nếu lạm dụng kéo dài.Trong đó có thể kể đến những biến chứng như xuất huyết tiêu hóa, viêm loét dạ dày, suy thận, suy gan…
- Làm tăng nguy cơ bị tai biến và đột quỵ: khi những tinh thể muối u lát bị lắng động ở lòng mạch máu, quá trình lưu thông máu sẽ bị tắc nghẽn. Do đó nguy cơ bị tai biến đột quỵ sẽ rất cao trong một số trường hợp, bệnh nhân sẽ bị nguy hiểm tới tính mạng.
- Rủi ro khi sử dụng corticoid: Thuốc corticoid Thường được sử dụng trong quá trình điều trị bệnh gút. Tuy nhiên khi lạm dụng, bạn sẽ rất dễ bị tăng huyết áp, loãng xương, đái tháo đường…
Biện pháp ngăn ngừa biến chứng của bệnh gout
- Điều chỉnh chế độ ăn uống
Bệnh nhân mắc bệnh gút nên bổ sung những loại thực phẩm lành mạnh và hạn chế sử dụng thực phẩm giàu purin bởi chúng sẽ khiến cho hàm lượng acid uric trong máu bị tăng cao.
- Theo đó bạn nên sử dụng những sản phẩm từ sữa ít béo, các loại hạt, quả anh đào, ngũ cốc nguyên hạt, bơ đậu phộng. Ngoài ra bạn cũng có thể bổ sung trứng, khoai tây, măng tây,
- Tuyệt đối không nên sử dụng hải sản và các loại thịt đỏ. Bên cạnh đó, bạn cũng nên hạn chế sử dụng những loại thức uống có chứa chất ngọt nhân tạo,cá béo, nội tạng động vật.
- Tránh xa rượu bia
Không chỉ khiến cho nồng độ acid uric ở trong máu bị tăng cao, rượu bia còn khiến cho quá trình bài tiết của acid uric trong cơ thể bị ức chế. Do đó khi sử dụng rượu bia, tình trạng bệnh lý sẽ càng trở nên nặng nề.
- Dành thời gian cho hoạt động thể chất
Theo một số nghiên cứu cho thấy, khi tập luyện thể dục thể thao đúng cách, bạn sẽ ngăn ngừa hiệu quả những lần tái phát của bệnh gút cấp tính. Trong trường hợp nếu như cơn đau đang diễn ra, bạn chỉ nên thực hiện những bài tập nhẹ nhàng như đạp xe, đi bộ, yoga.
- Giảm cân và duy trì cân nặng khỏe mạnh
Khi khối lượng cơ thể giảm, lượng chất béo dư thừa tích tụ giảm đi, mức độ ảnh hưởng của chất béo lên quá trình loại bỏ lượng acid uric ra khỏi thận. Từ đó sẽ làm giảm những biến chứng của bệnh gout. Bên cạnh đó, việc duy trì cân nặng ở mức hợp lý sẽ làm giảm nguy cơ mắc phải các bệnh lý khác như tiểu đường và tim mạch.
- Nghiêm túc điều trị bệnh
Bệnh nhân bị gout được chỉ định sử dụng một số loại thuốc tây để điều trị bệnh. Khi sử dụng các loại thuốc này, bạn cần tuân thủ theo một liệu trình, tránh lạm dụng thuốc. Theo đó, nhóm thuốc dành cho những người mắc bệnh gout gồm:
- Các thuốc chống viêm: Voltaren, Colchicine, Piroxicam, Etoricoxib, corticoid, Meloxicam, …
- Các thuốc làm hạn nồng độ acid uric trong máu: thuốc tăng bài tiết qua thận (Probenecid), Febuxostat, thuốc giảm sản xuất acid uric (Allopurinol – Zyloric),
- Những thuốc có tác dụng làm tăng đào thải acid uric: Điển hình như Foncitril…
- Dung dịch Foncitril, Natri Bicarbonat, …
Mọi biến chứng của bệnh gout đã được chúng tôi đề cập chi tiết qua phần trên của bài viết. Để không gây ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như hạn chế những nguy hiểm có thể xảy ra, bạn hãy chủ động phòng ngừa và điều trị bệnh lý nhé.