Đau thượng vị buồn nôn là đau vùng trên rốn, dưới xương ức kèm theo cảm giác buồn nôn. Tình trạng này gây khó chịu cho người mắc và là hiện tượng cảnh báo một số loại bệnh liên quan đến đường tiêu hoá.
Triệu chứng đau thượng vị buồn nôn
Tuỳ thuộc vào mức độ bệnh mà mỗi người có những triệu chứng nặng nhẹ với các tần suất khác nhau như:
- Xuất hiện cơn đau âm ỉ, kéo dài có khi là quặn thắt ở vùng trên rốn lan ra sau lưng và phía trên ngực. Cơn đau lặp đi, lặp lại nhiều lần trong ngày, nhiều ngày mà không thuyên giảm.
- Có cảm giác nóng rát vùng thượng vị, đặc biệt cảm giác tăng lên sau khi ăn uống.
- Ăn vào khó tiêu, đầy bụng kèm ợ hơi, ợ nóng, ợ chua.
- Táo bón hoặc tiêu chảy.
- Rõ rệt nhất là cảm giác buồn nôn, nôn thốc tháo.
- Lâu dần người bệnh ăn uống giảm sút, cơ thể mệt mỏi, xanh xao, sụt cân.
Nguyên nhân đau thượng vị buồn nôn là bệnh gì
Dạ dày chứa các axit giúp tiêu hoá thức ăn, khi chất này tiết ra nhiều quá sẽ gây kích ứng niêm mạc dạ dày dẫn tới hiện tượng đau tức, buồn nôn. Vì vậy đau thượng vị buồn nôn đa phần là do các bệnh lý liên quan đến dạ dày, tiêu hoá.
Bệnh viêm dạ dày
Tình trạng viêm dạ dày cấp và mãn tính có thể là nguyên nhân gây đau vùng thượng vị buồn nôn. Tình trạng đau nhẹ thường xuất hiện ở những người bị trào ngược dạ dày thực quản, viêm đau dạ dày. Cơn đau thường nhiều hơn khi đói hoặc quá no kèm theo cảm giác buồn nôn, vã mồ hôi, bụng ấm ách khó chịu
Viêm ruột thừa
Đau vùng thượng vị cũng có thể liên quan đến đau ruột thừa. Các cơn đau thường xuất hiện ở vùng rốn sau đó lan xuống bụng dưới, cảm giác đau tăng theo thời gian kèm theo buồn nôn, sốt, nhiều trường hợp mê sảng.
Bệnh tim mạch
Mặc dù triệu chứng đau thượng vị buồn nôn không phổ biến và đặc trưng ở người bị bệnh tim mạch nhưng đây vẫn là điều mà mọi người nên lưu ý. Tình trạng đau xuất hiện khi tim bị thiếu máu hoặc không đủ oxy dẫn đến đau thắt vùng thượng vị, tức ngực. Tình trạng nặng có th
Viêm tuỵ, rối loạn túi mật
Biểu hiện bằng các cơn đau ở phần bụng trên sau đó lan ra phần lưng. Sau khi ăn, cảm giác sẽ đau nhiều hơn kèm buồn nôn, chướng bụng. Bên cạnh đó người bệnh cũng hay có cảm giác miệng bị đắng, ăn không ngon miệng
Chứng giun sán, giun chui ống mật
Khi giun chui từ ruột non chui vào ống mật sẽ gây đau bụng vùng thượng vị, vị trí đau hơi lệch sang phải theo từng cơn, đột ngột và dữ dội ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh hoạt của người bệnh.
Ngộ độc thực phẩm
Dị ứng thức ăn do bạn ăn phải thức ăn bị nhiễm khuẩn, chứa độc tố hoặc do cơ địa không thích ứng với loại thức ăn đó. Khi bị ngộ độc thực phẩm, người bệnh có triệu chứng đau bụng thượng vị, buồn nôn, nôn, đi vệ sinh nhiều lần trong ngày
Đau thượng vị buồn nôn có nguy hiểm không?
Đau thượng vị buồn nôn là triệu chứng của nhiều bệnh lý. Hiện nay việc chẩn đoán và điều trị các căn bệnh liên quan đến dạ dày, tá trạng; các bệnh về gan mật, tim mạch không còn quá khó khăn, chỉ cần điều trị khỏi bệnh thì các hiện tượng đau, buồn nôn cũng sẽ tự động hết.
Vì vậy đây không phải tình trạng quá nguy hiểm, người bệnh không cần lo lắng, hoang mang. Tuy nhiên cũng không nên chủ quan bởi lẽ khi không được điều trị kịp thời, đúng cách sẽ dẫn đến một số biến chứng xấu khó lường như: Viêm phúc mạc, thủng dạ dày, tiền sản giật,…
Khi nào bạn cần đi khám
Đa số những người bệnh gặp phải tình trạng đau thượng vị buồn nôn thường tự chẩn bệnh cho mình, tự suy đoán nguyên nhân rồi tự mua thuốc uống mà không theo sự hướng dẫn của bác sĩ. Việc này hoàn toàn không nên vì tình trạng này xuất phát từ rất nhiều nguyên nhân khác nhau, mỗi nguyên nhân cần có một phác đồ điều trị riêng, chính xác thì mới khỏi bệnh được.
Đau thượng vị đôi khi chỉ là do rối loạn tiêu hoá, nhưng đôi khi lại là dấu hiệu của một bệnh khác nghiêm trọng hơn. Nếu xuất hiện cơn đau quằn quại dữ dội, tần suất tăng lên và trước đó chưa từng có tiền sử bệnh liên quan đến dạ dày- tá tràng thì người bệnh cần nhanh chóng đến cơ sở y tế để được thăm khám kịp thời.
Hoặc khi gặp phải một số triệu chứng như: Khó thở, đại tiện lẫn máu, sốt cao hoặc mê man bất tỉnh cũng cần có sự chẩn đoán của bác sĩ để có phương án điều trị tốt nhất. Không nên để xảy ra tình trạng bệnh trở nặng gây biến chứng mới tìm cách chữa trị.
Cách chữa trị đau thượng vị buồn nôn
Trước tiên để phòng ngừa và chữa trị đau thượng vị buồn nôn người bệnh cần thay đổi thói quen sinh hoạt, ăn uống, nghỉ ngơi điều độ, lành mạnh.
- Chế độ ăn uống khoa học
- Nên tăng cường ăn các thực phẩm giúp trung hòa axit trong dạ dày như các loại đậu đỗ, bánh mì, yến mạch, sữa, rau xanh,..
- Tránh các thực phẩm cứng, khó tiêu, chỉ nên sử dụng các thực phẩm mềm như: cháo, phở, miến, cơm nát,…
- Tuyệt đối tránh các thực phẩm cay, nóng, nhiều dầu mỡ
- Không để bụng quá đói hoặc quá no.
- Chăm chỉ tập luyện thể dục, thể thao, tránh các thói quen xấu như rượu bia, thuốc lá.
- Cân bằng chế độ nghỉ ngơi và làm việc, không nên để đầu óc quá căng thẳng.
Với những người bệnh gặp phải tình trạng nặng hơn thì cần được bác sĩ thăm khám và kê đơn. Đa số các trường hợp liên quan đến bệnh lý về dạ dày, tiêu hóa sẽ được bác sĩ chỉ định uống các loại thuốc giúp trung hòa axit như Mylanta, Mucosta,… Các loại thuốc ngăn ngừa histamin tác động vào niêm mạc như Acetaminophen, Pepcid AC,…
Ngoài các loại thuốc Tây y thì sử dụng các bài thuốc từ Đông y cũng khá an toàn và hiệu quả cho những trường hợp đau do căng thẳng, mệt mỏi như sử dụng Diên hồ sách, Ô dược, Cam thảo, Sa nhân, Trần bì sắc uống.
Trên đây là những kiến thức cơ bản về đau thượng vị buồn nôn, dấu hiệu nhận biết và phương pháp điều trị. Nhìn chung đây là căn bệnh không quá nguy hiểm, có thể chữa trị dứt điểm, vì vậy ngay khi mắc bệnh hãy đến các cơ sở y tế thăm khám và điều trị tránh xảy ra những biến chứng không mong muốn.