Cá là thực phẩm giàu dinh dưỡng tốt cho sức khỏe thường được khuyến khích bổ sung vào thực đơn hàng ngày. Tuy nhiên với người bệnh gout thì thực đơn sẽ cần chú trọng kiêng khem những loại thức ăn chứa nhiều purin, trong khi đó nhiều loại cá có thể chứa nhiều chất này. Vậy bệnh gout ăn được cá gì để không làm tăng các triệu chứng của bệnh? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết trong nội dung sau nhé!
Người bệnh gout có ăn cá được không?
Theo Đại tá, bác sĩ Nguyễn Bá Vưỡng (Nguyên Phó khoa Đông y, trưởng phòng điều trị Viện YHCT Quân đội), cá là một loại thực phẩm có nhiều dinh dưỡng tốt như protein, canxi, vitamin D, acid béo Omega 3… rất cần thiết đối với những hoạt động của các cơ quan trong cơ thể, chống viên, thúc đẩy làm lành các tổn thương ở xương khớp, trong đó có bệnh gút.
Tuy nhiên không ít loại cá nếu ăn vào có thể khiến nồng độ acid uric trong máu tăng lên, gây ra những cơn gout cấp hoặc nếu ăn quá nhiều cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh với người có tăng acid uric trong máu sẵn.
Purin là những chất hóa học hữu cơ có trong cơ thể và một số loại thực phẩm. Người bị bệnh gút nếu tiêu thụ nhiều chất này sẽ kích thích tăng acid uric trong máu, làm quá sức tải của thận và khiến acid uric tích tụ và kết tinh thành muối urat tại các khớp, gây đau.
Các loại cá gồm cả cá biển hay cá sông thì đều được xếp vào nhóm purin trung bình. Do đó, người bệnh gút có thể ăn cá với lượng phù hợp, tránh làm tăng nồng độ purin.
Bệnh gout ăn được cá gì?
Người bệnh gút nên ăn các loại cá có chứa dưới 100mg purin trong tổng số 100gr thịt cá trong khẩu phần ăn. Thường thì cá đồng, cá sông với thịt trắng sẽ chứa lượng purin thấp hơn so với cá biển. Do đó, hãy tham khảo những loại cá sau nếu như bạn đang bị gút:
- Cá quả
- Cá trắm cỏ
- Cá diêu hồng
- Cá rô
- Cá trôi
- Cá mè.
Để thật sự tốt cho sức khỏe người bệnh gút thì nên chế biến cá thành các món hấp, luộc, nấu canh, kho vừa, tránh chiên, rán, nướng, quay sử dụng nhiều dầu mỡ và gia vị tẩm ướp. Người bệnh cũng chỉ nên ăn cá với lượng vừa phải và nên chọn nguồn thực phẩm đảm bảo vệ sinh.
Cá người bệnh gout nên ăn vừa phải
Những loại cá trong nhóm purin trung bình (100-400mg/100g khẩu phần) thì thường không phù hợp nếu tiêu thụ vì có thể khiến triệu chứng trở nên nghiêm trọng hơn. Tuy nhiên nếu ăn với lượng không nhiều thì vẫn hoàn toàn được.
Dưới đây là những loại cá có lượng purin trung bình mà bạn nên cân nhắc khi sử dụng:
- Cá chim nước ngọt
- Cá vược Nhật Bản
- Cá bơn
- Cá chép
Các loại cá người bệnh gout cần tránh
Với những loại cá trong nhóm có hàm lượng purin cao (từ 400mg/100g khẩu phần) trở nên thì người bệnh gút tuyệt đối không nên tiêu thụ. Nhóm này gồm có: Cá thu, cá cơm, cá tuyết, cá hồi, cá trích, cá mòi.
Trong đó, cá cơm có lượng purin rất cao với khoảng 410mg/100g cá.
Ngoài ra, cách chế biến, thời gian và điều kiện bảo quản thực phẩm cũng là những yếu tố tác động tới hàm lượng purin trong các loại cá.
Mẹo nấu cá cho người bệnh gout
Như đã đề cập, cách chế biến khác nhau có thể ảnh hưởng tới lượng purin mà cơ thể hấp thụ từ cá. Nếu ăn cá theo kiểu sushi, sashimi, gỏi cá thì lượng acid uric sẽ tiêu thụ cao nhất. Do đó, cá nên được chế biến chín để giảm purin và cũng tốt cho sức khỏe hơn.
Nấu canh, luộc, hấp cá với nước chính là những cách tốt nhất giúp giảm lượng purin trong cá. Ngoài ra, phương pháp chiên áp chảo với ít dầu thực vật thì cũng tốt hơn so với chiên ngập dầu.
Lượng cá tiêu thụ cho người bệnh gút trong ngưỡng an toàn và tốt cho sức khỏe được thống kê như sau:
- Với các loại cá có lượng purin thấp, mỗi ngày dùng 57 – 58g cá nấu chín, ăn 2 – 3 lần một tuần.
- Với cá có lượng purin vừa phải thì mỗi tuần ăn ít hơn 220g.
- Nếu phụ nữ mang thai mà mắc bệnh gout hoặc đang cố thụ thai, đang trong thời gian cho con bú thì có thể ăn khoảng 340g cá trong một tuần để đảm bảo dinh dưỡng.
Một số lưu ý khi tiêu thụ cá cho người bệnh bệnh gout
Một số lưu ý cần thiết với người bệnh gout khi ăn cá:
- Ăn cá với lượng khuyến nghị, đặc biệt khi bạn sử dụng các loại cá trong nhóm có hàm lượng purin từ trung bình trở lên.
- Nên chế biến chín các loại cá, không nên ăn cá sống hoặc chưa chế biến chín kỹ.
- Mỗi tuần chỉ nên ăn cá tối đa 3 ngày để hạn chế lượng purin hấp thụ vào cơ thể.
- Nếu mâm cơm đã có cá thì nên hạn chế ăn thêm thịt hoặc không ăn thêm thịt nữa mà nên ăn rau củ, trái cây tươi để cân bằng dinh dưỡng.
- Tiêu thụ ít chất béo càng nhiều càng tốt, do đó nên chọn cách chế biến ít phải dùng dầu mỡ, gia vị cay, ngọt, mặn.
- Nên tấm ướp, nêm nếm cá với các loại gia vị có lượng muối thấp, các loại thảo mộc tự nhiên là tốt nhất hoặc sử dụng chanh, nước cốt chanh sẽ giúp làm giảm lượng purin trong cá.
Mặc dù nên phải để ý tới hàm lượng purin tiêu thụ nhưng không thể phủ nhận vai trò quan trọng của cá trong nguồn thực phẩm dinh dưỡng hàng ngày. Đặc biệt với lượng acid béo Omega 3 dồi dào giúp chống viêm hiệu quả thì càng không nên bỏ qua thực phẩm này trong khẩu phần ăn. Do đó, hãy lựa chọn các loại cá phù hợp cho người bệnh gout và bổ sung vào mâm cơm hàng ngày.
Trên đây là những nội dung trả lời cho chủ đề “bệnh gout ăn được cá gì?”. Hy vọng đã cung cấp cho bạn những kiến thức hữu ích. Chúc bạn đọc sức khỏe!