Một trong những nguyên nhân chính gây ra tình trạng đau dạ dày đó là vi khuẩn HP. Đây là loại vi khuẩn vô cùng nguy hiểm và nếu không thể phát hiện vi khuẩn kịp thời thì có thể dẫn đến nhiều biến chứng vô cùng nguy hiểm cho người bệnh. Vì điều này, việc tìm hiểu thật rõ phác đồ điều trị vi khuẩn HP là điều mà bất cứ người bệnh nào cũng phải quan tâm. Vậy thì phác đồ điều trị vi khuẩn HP nào là hiệu quả nhất? Xin mời bạn hãy tham khảo ngay bài viết đã được chúng tôi dựa trên những lời tư vấn của các bác sĩ và chuyên gia về tiêu hóa.
Vì sao điều trị HP dạ dày lại rất cần thiết?
Vi khuẩn HP (vi trùng bao tử) có tên đầy đủ là Helicobacter Pylori. Đây là một loại vi khuẩn rất nguy hiểm có bên trong dạ dày. Loại vi khuẩn này chính là một trong nhiều nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tình trạng viêm loét dạ dày tá tràng.
Vi khuẩn HP khi xâm nhập được vào dạ dày sẽ làm thay đổi môi trường bên trong dạ dày để phù hợp hơn với điều kiện sống của chúng. Cụ thể hơn, khi đã vào được bên trong dạ dày thì vi khuẩn HP sẽ bắt đầu phá hủy lớp chất dày bảo vệ thành niêm mạc dạ dày bằng một loại men do chính vi khuẩn này tiết ra. Điều này làm cho các axit có bên trong dạ dày sẽ tấn công trực tiếp vào vị trí lớp niêm mạc dạ dày không được bảo vệ.
Vi khuẩn HP là tác nhân chính gây ra rất nhiều bệnh lý nguy hiểm cho sức khỏe nếu không được chữa trị sớm như:
- Viêm dạ dày HOP
- Viêm loét dạ dày tá tràng
- Viêm hang vị dạ dày
- Ung thư dạ dày.
Hiện nay, vi khuẩn HP đã có sức đề kháng với kháng sinh nên để điều trị loại vi khuẩn này cần phải tuân thủ theo sự hướng dẫn của bác sĩ.
Chính vì vậy, các bệnh nhân nên đi xét nghiệm, chẩn đoán và lựa chọn những phác đồ điều trị vi khuẩn HP tại những cơ sở y tế và trung tâm lớn.
Khi bị vi khuẩn HP xâm nhập thì có thể chữa trị được hay không, chữa trị trong thời gian bao lâu?
Trong vài năm trở lại đây, với sự tiến bộ và phát triển của khoa học công nghệ trong y khoa thì những bệnh lý do vi khuẩn HP hoàn toàn có thể điều trị nếu như được phát hiện và điều trị sớm.
Ngoài ra, theo những chỉ định của Hội Khoa học Tiêu hóa Việt Nam thì có thể tiêu diệt vi khuẩn HP trong các trường hợp như:
- Loét dạ dày tá tràng do vi khuẩn HP.
- Viêm dạ dày HP.
- Gia đình từng có người bị loét dạ dày tá tràng, ung thư dạ dày.
- Viêm teo dạ dày mạn tính
- Sau khi phẫu thuật ung thư dạ dày
- Điều trị dài ngày với thuốc chống viêm không steroid (NSAID)
- Người bệnh có dấu hiệu thiếu máu, thiếu sắt nhưng không rõ nguyên nhân, xuất huyết giảm, tiểu cầu vô căn
Hiện nay, có 2 cách chính để chữa trị vi khuẩn HP đó là:
Điều trị vi khuẩn HP bằng các loại thuốc Tây
Trong một liệu trình điều trị vi khuẩn HP bằng thuốc Tây thì các bác sĩ sẽ phối hợp giữa kháng sinh và một vài loại thuốc có tác dụng làm giảm axit dạ dày để cho người bệnh sử dụng.
Khi sử dụng các loại thuốc này, người bệnh sẽ có thể làm giảm nồng độ axit có bên trong dạ dày, tiêu diệt vi khuẩn HP.
Một vài loại thuốc hay được sử dụng đó là:
- Omeprazol
- Amoxicillin
- Clarithromycin
- Levofloxacin
- Rifabutin
- ….
Chữa trị vi khuẩn HP bằng chế độ ăn uống
Khi được chẩn đoán, xét nghiệm và phát hiện vi khuẩn HP từ sớm thì người bệnh hoàn toàn có thể áp dụng một chế độ ăn uống để kiềm chế quá trình phát triển của vi khuẩn HP.
Một vài điều mà người bệnh có thể cần phải chú ý trong chế độ ăn uống của mình đó là:
- Không được sử dụng bất kỳ loại chất kích thích nào như bia rượu, thuốc lá, cà phê,…
- Không nên ăn những thực phẩm quá cay, quá mặn, quá chua , quá nhiều dầu mỡ,…
- Cân bằng giờ giấc ngủ nghỉ và làm việc, tốt nhất là đừng bao giờ thức quá khuya.
- Bổ sung thêm nhiều loại thực phẩm tốt cho hệ tiêu hóa.
Tuy nhiên, người bệnh cũng cần chú ý rằng các chữa trị bằng chế độ ăn uống chỉ sử dụng cho người bệnh bị mắc vi khuẩn HP ở mức độ nhẹ.
Ngoài ra, phương pháp này cũng chỉ có tác dụng hỗ trợ chữa trị chứ không thể điều trị dứt điểm được.
Một vài phác đồ điều trị vi khuẩn HP hay được áp dụng để điều trị
Phác đồ điều trị vi khuẩn HP số 1 với liệu trình 3 thuốc
Đối tượng sử dụng và điều trị:
- Người bệnh nhiễm vi khuẩn HP ở giai đoạn nhẹ hoặc bệnh mới bắt đầu phát triển
Quá trình điều trị:
- 10-14 ngày
Các loại kháng sinh sẽ được dùng trong liệu trình:
- Thuốc PPi sử dụng 2 lần ngày
- Thuốc Clarithromycin 500mg dùng 2 lần ngày
- Amoxicillin 1000mg dùng 2 lần ngày (có thể thay thế Amoxicillin 1000mg bằng Metronidazol 500mg và vẫn dùng 2 lần / ngày)
Lưu ý khi sử dụng phác đồ điều trị:
- Tiêu diệt hơn 80% số lượng vi khuẩn HP tại lần điều trị đầu tiên.
- Phác đồ chỉ nên sử dụng đối với bệnh nhân bị dị ứng với Penicillin vì vi khuẩn HP có khả năng kháng thuốc Metronidazol cao.
Phác đồ điều trị vi khuẩn HP số 2 với liệu trình 4 thuốc
Đối tượng điều trị:
- Người bệnh thất bại khi sử dụng phác đồ điều trị 3 thuốc đầu tiên hoặc người bệnh đã từng dùng Macrolide và kháng thuốc Clarithromycin.
Quá trình điều trị diễn ra trong 10-14 ngày.
Phác đồ điều trị:
Phác đồ điều trị vi khuẩn HP với liệu trình 4 thuốc có dùng Bismuth
- Tinidazole 250mg ( hoặc thay thế bằng Metronidazol 250mg) dùng/4 viên/ngày
- Ranitidin 150mg dùng 2 lần/ ngày
- Bismuth 120mg dùng 4 viên/ngày
- PPI dùng 2 lần dùng ngày.
Phác đồ điều trị vi khuẩn HP với liệu trình không dùng Bismuth
- Metronidazole 500mg sử dụng 2 viên/ ngày
- Amoxicillin 1g/ sử dụng 1 ngày uống 2 viên
- Clarithromycin 500mg/ sử dụng 2 viên/ ngày
- PPI sử dụng 2 lần/ ngày
Lưu ý khi sử dụng:
- Phác đồ điều trị này dễ gây ra khó dung nạp thuốc hoặc tăng khả năng HP kháng kép.
Phác đồ điều trị vi khuẩn HP số 3 nối tiếp phác đố số 1 và số 2
Đối tượng sử dụng:
- Người bệnh điều trị nối tiếp phác đồ số 1 và số 2
Thời gian sử dụng phác đồ: 10 ngày
Phác đồ điều trị:
5 ngày đầu tiên sử dụng:
- Dùng Amoxicillin 2g/ ngày
- PPi dùng 2 lần/ ngày
5 ngày sau:
- PPI 2 lần/ ngày
- Tinidazole 500mg sử dụng 2 viên/ ngày
- Clarithromycin 500mg dùng 2 viên/ ngày
Trên đây là 3 loại phác đồ điều trị vi khuẩn HP được Bộ Y tế đưa ra và khuyến cáo người bệnh nên sử dụng mà bạn có thể thử tìm hiểu. Tuy nhiên, bạn cũng cần nhớ rằng, để hiệu quả của phác đồ điều trị có thể mang lại hiệu quả cao nhất thì người bệnh cần phải chấp hành nghiêm túc theo sự hướng dẫn của bác sĩ và không nên tự ý thay đổi gì về loại thuốc hoặc liều lượng đang được sử dụng.
Xin chúc các bạn luôn luôn khỏe mạnh và xin cảm ơn vì các bạn đã theo dõi!