SA DẠ DÀY LÀ BỆNH GÌ? NGUYÊN NHÂN, TRIỆU CHỨNG, ĐIỀU TRỊ

Sa dạ dày là căn bệnh còn xa lạ với nhiều người, thực tế thì đây là căn bệnh khá hiếm gặp nhưng có thể gây ra nhiều nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời. Trong khuôn khổ bài viết này, tôi sẽ cung cấp cho các bạn các thông tin nguyên nhân, triệu chứng, cách chữa trị bệnh sa dạ dày.

Sa dạ dày là gì?

Sa dạ dày là hiện tượng dạ dày bị lệch khỏi vị trí vốn có của nó do độ căng ở cơ gân thành bụng gây hại tới quá trình tiêu hóa. Trong các căn bệnh về sa nội tạng thì bệnh sa dạ dày là hay gặp nhất.

Dạ dày ở con người có hình sừng bò, nằm tại vị trí trên khoang bụng. Nếu dạ dày thay đổi hình dáng từ sừng bò thành dạng hình móc câu, rủ xuống khoang bụng dưới, kèm theo triệu chứng chán ăn, khó tiêu, chướng bụng là đã bị bệnh sa dạ dày.

Sa dạ dày là gì

Nguyên nhân sa dạ dày

Bệnh sa dạ dày xảy ra vì rất nhiều nguyên nhân như:

  • Luyện tập thể thao, thể dục quá sức
  • Do ăn quá no.
  • Các đối tượng sở hữu cơ thể thiếu mỡ ở vách bụng như người bị gầy, yếu, suy nhược,…
  • Phụ nữ trong quá trình thực hiện kế hoạch giảm cân đột ngột
  • Phụ nữ sinh sinh nhiều con trong khoảng thời gian ngắn
  • Người có sức khỏe yếu: cơ thể xuyên mệt mỏi, đau ốm làm khí huyết hư tổn, làm cho nguyên khí cơ thể không thể hồi phục nhanh chóng. Ngoài ra khi sức khỏe yếu làm cho các gân cơ vùng bụng bị thiếu mỡ, lỏng lẻo ở vị trí vách bụng, áp suất giảm ở bụng là một tác nhân gây sa dạ dày
  • Chế độ ăn uống không đều đặn
  • Vận động nhiều sau khi ăn no
  • Tập luyện với cường độ cao dẫn đến sa dạ dày
  • Hoạt động nhiều sau khi ăn khiến cho lượng thức ăn không được tiêu hóa hết bị đẩy xuống vùng dưới quá nhiều, làm dạ dày căng ra. Nếu để tình trạng này xảy ra nhiều lần sẽ khiến dạ dày bị giãn xuống, gây bệnh sa dạ dày
  • Những người tiền sử bị đau dạ dày: nếu đối tượng này không điều trị đúng cách ở lần bị bệnh trước khiến cho chức năng, trương lực dạ dày bị yếu dần sẽ gây ra bệnh sa dạ dày
  • Vấn đề tâm lý: người hay suy nghĩ nhiều, stress thường xuyên, căng thẳng tinh thần kéo theo việc ăn uống giảm sút,  tiêu hóa không tốt. Nếu tình trạng kéo dài làm cho tỳ vị hư yếu nguy cơ bị bệnh rất cao
  • Người bệnh lý tiểu đường kéo dài xảy ra biến chứng sa dạ dày
  • Do siêu vi trùng dẫn đến đau cơ, buồn nôn, sốt, tiêu chảy,…
  • Người thường xuyên dùng loại thuốc ức chế canxi chữa cao huyết áp, thuốc co thắt có thể là tác nhân gây bệnh
  • Những bệnh lý như lupus ban đỏ, viêm đường mật, viêm đa cơ, bệnh nội tiết chuyển hóa, viêm tụy, viêm dạ dày, đau nửa đầu, khối u,…

Triệu chứng sa dạ dày

  • Người bệnh bị sa dạ dày hay có cảm giác chướng bụng, đặc biệt là khi dùng bữa xong thì tình trạng lại càng nặng hơn. Các cơn đau này thường đỡ hơn mỗi khi người bệnh nằm xuống
  • Buồn nôn, những cơn đau dạ dày xuất hiện kèm ợ hơi với chu kỳ, tần suất rất thất thường, cùng mức độ đau thay đổi rất nhanh
  • Những triệu chứng táo bón, đi kiết, đi tả thay đổi nhau (còn gọi là rối loạn đại tiện
  • Đa số các người bệnh thường mắc phải căn bệnh này có hình thể gầy yếu, thường hay bị hoa mắt, tim đập nhanh, chóng mặt, buồn nôn, ợ hơi, chướng bụng, chán ăn, huyết áp thấp, sức khỏe yếu
  • Người bệnh khi mắc phải căn bệnh này thường xuất hiện cơn đau kèm theo co thắt liên tục ở vùng thượng vị. Hiện tượng đầy hơi, chướng bụng, kèm theo cảm giác khó tiêu thỉnh thoảng xuất hiện. Thậm chí, các trường hợp bị chảy máu dạ dày kèm nôn ra máu
  • Tình trạng đau âm ỉ kéo dài vài tiếng đồng hồ, khiến cho người bệnh cảm thấy mệt mỏi, xanh xao, sụt cân, ốm yếu

Triệu chứng sa dạ dày

Sa dạ dày có nguy hiểm không

Đây là tình trạng mãn tính có chiều hướng kéo dài và các triệu chứng nặng hơn theo thời gian. Bệnh không nguy hiểm đến tính mạng nhưng ảnh hưởng đến sức khỏe và giảm chất luowjg cuộc sống.

Nếu không được điều trị, bệnh có thể để lại các biến chứng như

Rối loạn tiêu hóa do khi dạ dày bị sa xuống thì nó có xu hướng giảm trương lực dẫn đến giảm khả năng co bóp.

Suy nhược cơ thể: Khi dạ dày hoạt động không hiệu quả, thức ăn không được tiêu hóa hoàn toàn, chất dinh dưỡng cũng không được hấp thụ vào cơ thể tốt dẫn đến suy nhược cơ thể, mệt mỏi

Ngoài ra tình trạng này còn làm gia tăng nguy cơ viêm loét dạ dày tá tràng, xuất huyết dạ dày và ung thư dạ dày

Phương pháp chữa bệnh sa dạ dày

Bài thuốc chữa trị sa dạ dày tại nhà

Đây là những cách để cải thiện nhanh chóng bệnh sa dạ dày từ loại thực phẩm và bài thuốc Đông y:

Nước củ sen với cam thảo

  • Chuẩn bị: 3g cam thảo với 200 gam củ sen, 10g bạch thược, 2 quả táo.
  • Thực hiện: rửa táo và củ sen, cắt nhỏ, ép thành nước. Cho bạch dược, cam thảo vào 300ml nước, nấu lên để lấy nước. Trộn 2 loại nước đó với nhau, khuấy đều, chia thành 2 phần sử dụng trong ngày.

Nước ép rau cần, cà rốt

  • Chuẩn bị: 200g rau cần, 400g cà rốt, 200g lá su hào, 300g táo, 30ml mật ong.
  • Thực hiện: Rửa sạch các nguyên liệu, để ráo nước, cắt nhỏ và cho vào máy ép để lấy nước (cho thêm nước khi quá đặc). Bạn vớt bỏ phần bã, sau đó cho mật ong vào trộn đều lên là sử dụng được. Chia thành 2 phần sử dụng trong ngày.

Chuối trộn mật ong

  • Chuẩn bị: 30ml mật ong, 2 quả táo tây, 2 quả chuối tiêu.
  • Thực hiện: Rửa sạch các nguyên liệu trên, bỏ vỏ chuối, xay nhuyễn. Cho mật ong vào trộn đều lên, chia làm 2 lần để sử dụng trong ngày.

Bài thuốc chữa trị sa dạ dày tại nhà

Lưu ý khi điều trị

  • Không ăn uống quá no, bác sĩ khuyến cáo rằng người bệnh hãy chọn các loại thức ăn giàu dinh dưỡng, dễ tiêu hóa nhưng cần có kích thước nhỏ
  • Hạn chế dùng các loại thức ăn nhiều năng lượng, thức ăn giàu protein, chất béo vì các loại thức ăn này dễ làm tăng mỡ bụng, gây tác động xấu đến dạ dày.
  • Bệnh nhân sa dạ dày cần ăn ít và ăn thành các bữa khác nhau nhưng không quá 5 bữa/ngày giúp cho dạ dày được có thời gian nghỉ ngơi
  • Không đứng im một chỗ quá lâu hay lắc mình quá nhiều.
  • Khi bệnh nhân nằm nghỉ tốt nhất là nằm tư thế đầu nằm thấp hơn chân (nên kê chân giường phía dưới sao cho cao hơn phía trên để quá trình điều trị đạt kết quả cao nhất).

Hy vọng rằng qua bài viết này các bạn đã hiểu hơn về căn bệnh sa dạ dày là gì, cũng như nắm chắc được các nguyên nhân gây bệnh, triệu chứng nhận biết và cách chữa trị bệnh nhanh chóng, hiệu quả. Nếu như không may mắc phải căn bệnh này thì bạn hãy tuân thủ nghiêm ngặt theo phác đồ điều trị sa dạ dày của bác sĩ nhé. Đồng thời kết hợp chế độ ăn uống, nghỉ ngơi, rèn luyện thể thao đầy đủ mỗi ngày để bệnh nhanh chóng được cải thiện.

Bài viết được đề xuất