BÉ BỊ HO KHAN TỪNG CƠN – NGUYÊN NHÂN DO ĐÂU?

Các bậc phụ huynh đã bao giờ gặp phải trình trạng bé bị ho khan từng cơn chưa? Có rất ít người thực sự nắm rõ những kiến thức cần thiết về nó. Bài viết dưới đây xin chia sẻ một số thông tin hữu ích xoay quanh vấn đề này.

Trẻ bị ho khan từng cơn do đâu?

Ho khan là việc ho không kèm theo chất dịch nhầy trong cổ họng. Có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ bị ho khan, chúng bao gồm:

Sự nhiễm trùng

Cảm lạnh, bệnh cúm và viêm thanh khí phế quản đề có thể dẫn đến các cơn ho dai dẳng. Ho khan ở cúm đôi khi có mức độ nặng hơn bị cảm, ngoài ra viêm thanh khí gây nên vấn đề thở khò khè về đêm. Thuốc kháng sinh không có tác dụng trong trường hợp này vì chúng đều bắt nguồn từ virus.

Bệnh ho gà

Nó còn có tên khác là bệnh pertussis, do một loại vi khuẩn truyền nhiễm gây ra. Ho khan xảy ra vì các chất độc tố từ vi khuẩn, khiến ống phế quản tổn thương và sưng lên. Trẻ em bị pertussis sẽ có các cơn ho kéo dài, làm việc hít thở gặp khó khăn. Sau cơn ho, bé phải hít vào thật sâu để bù oxy tạo nên âm thanh “khúc khắc” trong lồng ngực.

Trẻ bị ho khan từng cơn

Hen suyễn

Là một bệnh mãn tính liên quan đến viêm và làm hẹp đường thở. Các cơn ho khan, ho liên tục là triệu chứng tiêu biểu của nó. Ho thường xảy ra vào buổi tối khi bé ngủ hoặc sau khi bé hoạt động vui chơi. Ho cũng có thể tăng cường độ trở thành ho mãn tính.

Nuốt hoặc hít phải dị vật

Cơn ho khan đôi khi là “báo động đỏ” về việc có vật ngoại lai xâm nhập vào hệ thống hô hấp của trẻ và gây khó thở. Cơ thể đang cố loại bỏ chúng ra ngoài nhờ cơ chế ho. Đây là nguyên nhân nguy hiểm và trẻ cần sự trợ giúp y tế ngay lập tức.

Dị ứng

Có rất nhiều thứ có thể khiến cơ thể trẻ phản ứng lại như phấn hoa, bụi hóa chất, lông động vật, thức ăn hoặc dược phẩm. Khi đó, histamin được giải phóng, gây các triệu chứng về hô hấp và ho khan là một trong số đó. Nếu các biểu hiện xảy ra tại một thời điểm nhất định trong năm hoặc sau khi trẻ tiếp xúc với vật nào đó thì có thể nhận định đây là dị ứng.

Các chất kích thích

Bụi bặm trong không khí, khói thuốc lá, khí thải xe cộ,… có thể gây viêm họng rồi dẫn đến ho khan. Nếu trẻ thường xuyên phải tiếp xúc với chúng, ho dễ trở thành mãn tính.

 Cách trị ho khan từng cơn cho bé

Việc xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh cho trẻ là bước đầu tiên trong việc điều trị ho khan từng cơn. Lời khuyên tốt nhất là bạn nên đưa bé đến các cơ sở uy tín để được chẩn đoán và có lộ trình chữa bệnh cụ thể. Ngoài ra, bài viết xin chia sẻ một số biện pháp tại gia an toàn, dễ thực hiện để cải thiện chứng ho khan từng cơn cho trẻ em:

  • Dùng nước muối sinh lý nhỏ mũi

Loại thuốc nhỏ mũi không cần kê đơn này có thể tìm mua dễ dàng tại các nhà thuốc. Việc vệ sinh đường hô hấp bằng nước muối giúp ngăn việc hình thành các chất lỏng nhầy trong mũi, nếu đã có thì sẽ làm mềm chúng để đẩy ra ngoài cơ thể. Loại trừ chúng sớm khiến loại bỏ trường hợp chúng chảy giọt sau mũi, tồi tệ thêm cơn ho. Nếu trẻ không thích ứng với nước muối, bạn có thể cho trẻ ngâm mình trong bồn nước ấm mỗi ngày, vừa giúp thư giãn cơ thể vừa mang lại hiệu quả tương tự.

 Cách trị ho khan từng cơn cho bé

  • Uống nhiều nước

 Giữ nước là một yếu tố quan trọng trong việc cải thiện bệnh của trẻ. Nước giúp tăng cường miễn dịch và giữ ẩm đường hô hấp. Mỗi đứa trẻ cần được cung cấp ít nhất 0,23l nước một ngày để đảm bảo sức khỏe. Nếu bé không uống sữa hoặc ăn quá ít, thì bạn cần cho trẻ uống nhiều nước hơn. Cho trẻ một que kem (popsicles) cũng bổ sung đủ chất lỏng và làm dịu cổ họng.

  • Mật ong

Mật ong là chất ngọt tự nhiên có tính kháng khuẩn, kháng viêm rất tốt. Một thìa mật ong pha kèm nước ấm cho trẻ vào mỗi sáng vừa có lợi cho tiêu hóa, vừa giúp làm êm cổ họng đã ho quá nhiều của bé.

Lưu ý quan trọng là bạn không dùng chúng với trẻ dưới một tuổi vì nguy cơ ngộ độc.

  • Máy phun sương tăng độ ẩm

Các máy móc hiện đại ngày nay có khả năng thêm hơi ẩm trong không khí giúp cơ thể bé tráng bị khô. Điều này làm giảm ho khan, nghẹt mũi hay khô họng.

Sai lầm cần tránh khi trị ho cho trẻ

Thuốc ho không được khuyến khích sử dụng để chữa ho cho trẻ em mới biết đi hoặc nhỏ hơn sáu tuổi. Ngay cả khi bé đã cứng cáp, thuốc cũng không có tính an toàn tuyệt đối. Hơn nữa, tác dụng cải thiện triệu chứng của nó thường ít hiệu quả.

Bất kỳ loại thuốc điều trị ho nào, dù dùng một thứ hay kết hợp, đều có khả năng mang lại những tác dụng không mong muốn cho bé. Nếu bạn muốn dùng thuốc, bạn nên tham khảo ý kiến của chuyên gia trước tiên.

Hy vọng bài viết trên đã mang đến cho bạn đọc nhiều thông tin bổ ích về vấn đề bé bị ho khan từng cơn. “Trẻ em như búp trên cành”, hãy luôn là những bậc cha mẹ sáng suốt trong việc quan tâm sức khỏe của con cái.

Bài viết được đề xuất