Viêm trợt hang vị dạ dày là một bệnh lý thuộc đường tiêu hóa gây ra những tác động tiêu cực đối với sức khỏe nếu như không có biện pháp điều trị kịp thời. Với mục đích cung cấp thông tin giúp các bạn nắm rõ những kiến thức cơ bản, tổng quan nhất về bệnh lý, triệu chứng, nguyên nhân, cách điều trị viêm trợt hang môn vị dạ dày mà bài viết này đã được ra đời.
Bệnh viêm trợt hang vị dạ dày là gì? Nguy hiểm không?
Viêm trợt hang vị dạ dày là hiện tượng niêm mạc hang vị dạ dày xuất hiện các vết xước nhẹ (hay gọi là trợt) bị viêm, giống như các vết xước ở trên da khi va quẹt mạnh vào vật cứng gì đó.
Các loại viêm trợt hang vị dạ dày
Viêm trợt xung huyết hang vị dạ dày
Bệnh nhân viêm trợt nông rải rác niêm mạc hang vị dạ dày nên tuân thủ theo phác đồ, kết hợp với chế độ ăn uống khoa học để bệnh tình mau khỏi. Tùy vào tình trạng viêm xung huyết trợt niêm mạc hang vị dạ dày như thế nào mà bác sĩ đưa ra giải pháp điều trị phù hợp.
Viêm trợt lồi hang vị dạ dày
Đây là một dạng tổn thương ở dạ dày tại vùng niêm mạc gây ra những vết xước da nhỏ nằm trong lòng dạ dày gọi là viêm trợt lồi hang vị dạ dày. Những vết thương này thường xuyên tiếp xúc với thức ăn và dịch vị trong dạ dày nên rất khó lành, tạo nên viêm nhiễm phồng lồi.
Viêm trợt phẳng hang vị dạ dày
Còn được gọi là viêm xung huyết trợt nông hang vị dạ dày, biểu hiện của viêm trợt hang vị dạ dày khá giống với các bệnh lý về đường tiêu hóa khác. Do đó, một số người hay chủ quan khi phát hiện.Cần đi khám gấp để bác sĩ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp cho bệnh lý.
Viêm trợt hang vị dạ dày có nguy hiểm không?
Những tổn hại tuy nhỏ nhưng vết trợt lâu ngày sẽ dẫn đến những hệ lụy khó lường, các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra như:
Chảy máu tại đường tiêu hóa
Hiện tượng này dẫn đến tình trạng thiếu máu, thậm chí kiệt sức vì nôn ra máu kèm theo biểu hiện đi ngoài phân đen.
Thủng dạ dày – tá tràng
Khi xảy ra biến chứng nguy hiểm này, bệnh nhân viêm trợt hang vị dạ dày cần được đi cấp cứu mổ gấp. Nếu không được cấp cứu kịp thời thì bệnh nhân có thể tử vong vì những cơn đau dữ dội xuất hiện ở vùng thượng vị giống như bị dao đâm, khi đó bụng của người bệnh sẽ cứng như gỗ.
Hẹp môn vị
Bệnh nhân bị hẹp môn bị sẽ cần phải được điều trị bằng phương pháp phẫu thuật.
Ung thư
Nghiêm trọng nhất là viêm trợt hang môn vị dạ dày dẫn tới ung thư. Trường hợp viêm hang vị dạ dày hoặc loét dạ dày do vi khuẩn Hp thì có khả năng biến chứng ung thư rất cao.
Như vậy có thể kết luận, viêm xước hang vị dạ dày là một bệnh lý nguy hiểm, người bệnh nên nắm chắc những thông tin về bệnh để biết cách chăm sóc cho sức khỏe bản thân cũng như phòng bệnh.
Triệu chứng viêm trợt hang vị dạ dày
Việc phát hiện các triệu chứng của bệnh sớm có vai trò rất quan trọng đối với việc chẩn đoán và điều trị bệnh chính xác, kịp thời.
Sau đây là các biểu hiện của bệnh viêm trợt hang vị dạ dày bạn không thể bỏ qua:
- Sụt cân nghiêm trọng, da xanh xao, cơ thể mệt mỏi vì các chất dinh dưỡng không được hấp thụ để đáp ứng năng lượng cho các nhu cầu hoạt động của người bệnh.
- Thiếu máu do chất sắt không được hấp thụ hoặc hấp thụ rất kém.
- Phân thì lúc đặc lúc lỏng, nhiều khi phân cứng như phân dê.
- Buồn nôn và nôn.
- Cảm giác đau tức ở vị trí vùng thượng vị, trên rốn, cơn đau lúc dữ dội, lúc âm ỉ. Trong thời gian đầu mắc bệnh, người bệnh thường cảm thấy đau sau khi ăn xong, đau nhiều về đêm hơn so với lúc ban ngày. Cơn đau thường xuất hiện khi áp thấp nhiệt đới, thời tiết se lạnh, hay gió mùa đông bắc.
Khi bạn phát hiện ra mình mắc phải các dấu hiệu kể trên thì hãy nhanh chóng tới các cơ sở y tế để thực hiện thăm khám. Việc chẩn đoán chính xác được bệnh sớm sẽ có được phương án điều trị đúng đắn, từ đó bệnh sẽ nhanh chóng được chữa khỏi nhanh nhất.
Nguyên nhân gây viêm trợt hang vị dạ dày
Các nguyên nhân dẫn đến căn bệnh này thường rất đa dạng và thông thường không chỉ do một nguyên nhân đơn lẻ mà là sự kết hợp của nhiều yếu tố khác nhau.
- Tâm lý bị stress do công việc, gia đình, căng thẳng kéo dài.
- Uống nhiều rượu, đặc biệt là uống vào lúc đói sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến dạ dày.
- Lạm dụng quá nhiều các loại thuốc giảm đau, thuốc kháng viêm.
- Ngộ độc thức ăn sẽ gây ra rất nhiều bệnh về dạ dày trong đó có viêm xung huyết hang vị dạ dày.
- Người bệnh nhiễm phải vi khuẩn Hp (Helicobacter pylori), khi gặp phải điều kiện thuận lợi sẽ phát triển thành bệnh.
Những nguyên nhân này, ngoài việc đóng vai trò là những tác nhân gây bệnh viêm trợt hang vị dạ dày, còn có thể gây bệnh loét hang vị, loét bờ cong nhỏ, loét cả hành tá tràng, tiền môn vị rất nguy hiểm.
Cách chữa viêm trợt hang vị dạ dày
Ngày nay, sự phát triển của Tây y đã mở ra nhiều cơ hội mới cho bệnh nhân với các phương pháp chữa trị nhanh chóng. Tuy nhiên sự lựa chọn của những người bệnh thông minh là sử dụng các bài thuốc Đông y. Mỗi cách chữa trị viêm xước hang vị sẽ có những ưu điểm và nhược điểm riêng, phù hợp với từng trường hợp của người bệnh.
Việc điều trị viêm trợt hang vị dạ dày phải đảm bảo được 4 yêu cầu cơ bản như sau:
- Ngăn ngừa biến chứng
- Ngăn ngừa tái phát
- Liền sẹo ổ loét
- Giảm đau nhanh
Các phương pháp điều trị bao gồm:
- Chỉ định bắt buộc.
- Điều trị ngoại khoa
- Chữa trị theo nguyên sinh bệnh
- Chữa trị theo sinh lý bệnh học
Ngoài ra, trong quá trình điều trị thì việc quan trọng là cần phải có một chế độ sinh hoạt, ăn uống điều độ. Đặc biệt là cần tuyệt đối tuân thủ phác đồ điều trị viêm trợt hang vị mà bác sĩ đưa ra.
Thuốc điều trị viêm trợt hang vị dạ dày
Đối với căn bệnh này, bệnh nhân thường được các bác sĩ kê đơn bao gồm thuốc kháng sinh, thuốc giảm axit dạ dày tác động vào những yếu tố tấn công niêm mạc dạ dày: giảm acid, diệt khuẩn Hp,… Các loại thuốc này có chức năng làm giảm những triệu chứng đau tức, ợ chua, ợ hơi, nóng rát, khó tiêu.
Sử dụng thuốc điều trị viêm trợt hang vị dạ dày còn phụ thuộc vào thể trạng của từng bệnh nhân, căn cứ vào biểu hiện cụ thể khi mắc bệnh và những tiến triển ở bệnh lý mà bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp.
Xem thêm: Phác đồ điều trị viêm hang vị dạ dày 4T
Viêm trợt hang vị dạ dày nên ăn gì?
Một chế độ ăn uống khoa học sẽ hỗ trợ chữa trị bệnh nhanh chóng.
- Thực phẩm giàu chất flavonoid, mỡ cá, chất xơ,…
- Các loại thực phẩm giàu chất protein ít béo.
- Các loại thực phẩm chứa nhiều chất tinh bột.
- Sử dụng các loại thức ăn mềm, ở dạng lỏng.