BÀ BẦU BỊ HO KHAN PHẢI LÀM SAO VÀ NÊN HẠN CHẾ NHỮNG GÌ?

Bà bầu bị ho khan phải làm sao là thắc mắc của rất nhiều các làm cha, mẹ khi đang trong quá trình mang thai. Vậy thì để giải đáp vấn đề này, xin mời các bạn hãy theo dõi bài viết sau đây nhé.

Ho khan khi mang thai có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Ho khan là hiện tượng ho không có đờm hay chất nhầy. Ho khan làm cổ họng bạn bị ngứa, làm bạn không kiểm soát được cơn ho, cảm thấy khó chịu khi ho không dứt.

Ho khan hay xảy ra vào thời điểm giao mùa, hay khi bạn bị nhiễm cảm lạnh, cảm cúm hoặc tiếp xúc các các loại bụi bẩn, khói, ô nhiễm không khí.

Ho khan có thể hoặc không gây ảnh hưởng quá nghiêm trọng đến mẹ bầu. Thế nhưng ở những trường hợp đặc biệt ho khan sẽ tác động tiêu cực đến thai nhi. Bạn nên nắm được thông tin để có những biện pháp xử lý hữu hiệu:

  • Vùng ngực bị co thắt làm cho mẹ bầu cảm thấy mệt mỏi, đau nhức rồi chán ăn, không ngủ được hoặc ngủ ít, cơ thể bị suy nhược, không có chất dinh dưỡng nạp vào thai nhi khiến bé chậm lớn hơn.
  • Thông thường, khi ho, các loại virus hay vi khuẩn có thể qua đường thở truyền vào cơ thể mẹ rồi đến thai nhi, trường hợp này đặc biệt nguy hiểm khi có thể khiến thai nhi mất tim thai.
  • Nếu để tình trạng ho khan kéo dài, càng ngày càng nặng, càng ngày càng xuất hiện nhiều hơn sẽ khiến tử cung đối mặt với những cơ co, điều này có khả năng gây động thai hay sinh non nếu thai sắp đủ tháng.

Bà bầu bị ho khan

Bà bầu bị ho khan phải làm sao?

Khi các mẹ mang bầu, cần đặc biệt lưu ý đối với việc dùng thuốc, không tự ý sử dụng thuốc linh tinh. Nếu muốn uống thuốc cần tuyệt đối tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ. Nếu như mẹ chỉ bị ho khan đơn giản, không quá nghiêm trọng. Hãy áp dụng một số cách sau và dùng thêm những loại dược liệu thiên nhiên an toàn:

Uống nhiều nước

Uống nhiều nước lọc hay nước trái cây nhằm bổ sung chất lỏng cho cơ thể, hạn chế được những cơn ho.

Nghỉ ngơi đầy đủ

Dành thêm thời gian nghỉ ngơi, ngủ đủ giờ, hạn chế thức khuya hay suy nghĩ nhiều. Bầu là giai đoạn nhạy cảm, mẹ hãy cố gắng tạo tâm thái an lành nhất cho mình.

Bổ sung đầy đủ chất dinh dương cho mẹ và trẻ

Bổ sung thêm nhiều thực phẩm dinh dưỡng, nếu không thể ăn nhiều thì hãy chia nhỏ các bữa ăn.

Hạn chế tiếp xúc với môi trường nhiều bụi bẩn và khói thuốc

Không tiếp xúc với thuốc lá, bụi bẩn hay môi trường ô nhiễm, những thứ ảnh hưởng đến đường hô hấp cũng như làm những cơn ho gần bạn hơn.

Bà bầu bị ho khan phải làm sao? - Hạn chế tiếp xúc môi trường ô nhiễm

Không tiếp xúc với bất cứ thứ gì gây kích ứng

Không nên gần các loại vật nuôi có lông, nước hoa có mùi mạnh, các sản phẩm tẩy rửa nhiều mùi hoá học.

Tăng cường bổ sung vitamin cho cơ thể

Tăng cường hệ miễn dịch bằng cách dùng thêm thực phẩm có nhiều vitamin C như chanh, cam, quýt,…. Bổ sung sữa chua lợi khuẩn, thêm các thực phẩm chứa đạm để mẹ khoẻ mạnh hơn, sẽ có sức đề kháng tốt chống lại  nhiều loại bệnh tật.

Tham khảo một số phương pháp chữa ho khan, cảm cúm, sổ mũi:

  • Chữa đau họng bằng cách súc miệng nước muối ấm pha loãng và dùng thêm các loại trà hoa cúc mật ong…
  • Dùng máy lọc không khí cấp ẩm trong phòng, kê cao gối khi đi ngủ để làm bạn dễ thở và thoải mái hơn.
  • Dùng một số bài thuốc dân gian như: Quất chưng mật ong hấp cách thuỷ rồi ăn hay trà chanh mật ong cũng rất hữu ích.

Mẹ bầu bị ho khan không nên ăn gì?

Sau đây là những thực phẩm mẹ bầu không nên ăn khi bị ho khan:

Đồ ăn lạnh

Những sản phẩm để trong tủ lạnh lâu chưa được bỏ ra ngoài, đá uống nước hay kem, sữa chua lạnh cũng cần tránh để bảo vệ họng và giảm những cơn ho.

Kiêng hẳn nhóm đồ tanh

Tôm, cua, cá vì cổ họng sẽ bị ngứa và gây ho nhiều hơn nếu như tiếp xúc với đồ tanh. Ngoài ra, da gà cũng là thứ mẹ cần phải kiêng khi bị ho.

Mẹ bầu bị ho khan không nên ăn gì

Tránh sử dụng quả dừa hoặc mía

Khi mẹ bầu khoẻ mạnh có thể bổ sung dừa hay mía, nhưng khi mẹ bầu đang bị ho khan thì cần tránh hai loại quả này bởi vì tính hàn trong trái cây trên sẽ làm ảnh hưởng không tốt để sức khoẻ mẹ và bé.

Các món ăn có vị quá ngọt hoặc quá mặn

Các loại thực phẩm có vị ngọt hoặc vì mặn đậm như thịt xông khói, cá muối, chứa hàm lượng muối cao sẽ khiến mẹ bầu cảm thấy nóng trong người và những cơn ho lại đến liên tục.

Đồ ăn có quá nhiều dầu mỡ

Đồ chiên rán chứa nhiều dầu mỡ cũng được đưa vào danh sách bị cấm khi mẹ bầu đang ho khan. Những loại đồ ăn này gây khó chịu, lâu tiêu và khiến những cơn ho lâu chấm dứt.

Các loại đồ uống có gas hoặc có chất kích thích

Các loại đồ uống có gas như coca, pepsi hay có cồn như rượu, bia sẽ không được sử dụng trong thời gian bầu, đặc biệt là khi mẹ đang ho. Những chất kích thích khiến cổ họng bị ngứa và phát ho liên tục.

Ngoài ra, trong thời gian bị ho, mẹ bầu nên ăn một số món ăn hay thực phẩm tốt cho sức khoẻ để cơ thể mau lành bệnh và có sức đề kháng tốt hơn như:

  • Cháo trứng hành và tía tô,
  • Các loại rau có màu xanh đậm,
  • Ăn tỏi hay gừng – toàn những nguyên liệu dân gian quen thuộc nhưng tốt cho sức khoẻ.

Hy vọng những thông tin trong bài viết này sẽ đủ để giải thích cho việc “Bà bầu bị ho khan phải làm sao? Để các mẹ bầu luôn có tâm lý thoải mái, không lo lắng vì những cơn ho đáng ghét. Chúc các mẹ luôn khoẻ mạnh và có một giai đoạn bầu lý tưởng.

Bài viết được đề xuất