Bệnh gút có ăn được thịt gà không?

Thịt gà là một loại thực phẩm giàu dinh dưỡng, cần thiết cho sự phát triển tổng thể của cơ thể. Liệu bị bệnh gút có ăn thịt gà không hay cần phải kiêng? Cùng tìm hiểu những thông tin trong bài viết dưới đây để tìm câu trả lời cho thắc mắc trên. 

Giá trị dinh dưỡng của thịt gà

Thịt gà là món ăn yêu thích của nhiều người, được biết đến với hàm lượng dinh dưỡng cao, cần thiết cho quá trình trao đổi chất trong cơ thể. Trong 85 gram ức gà không xương, không da sẽ có những hàm lượng dưỡng chất chính như sau:

Giá trị dinh dưỡng của thịt gà
Giá trị dinh dưỡng của thịt gà
  • Lượng calo: 128
  • Chất béo: 2.7g
  • Natri: 44 mg
  • Chất xơ: 0g
  • Đường: 0g
  • Chất đạm: 26g

Không giống như các loại thịt đỏ, có thể thấy hàm lượng dinh dưỡng ở thịt ức gà không xương, không da khá phù hợp cho những người đang trong chế độ ăn kiêng. Từ đó, hạn chế tình trạng tăng cân béo phì – một trong những nguyên nhân phổ biến dẫn đến bệnh gút. 

Bệnh gút có ăn được thịt gà không?

Thịt gà là loại thực phẩm có hàm lượng nhân purin trung bình trong khoảng từ 9 – 100 miligram purin trong 85 gram thịt. Do đó, người bệnh vẫn có thể ăn thịt gà nhưng cần lưu ý trong việc lựa chọn bộ phận và lượng thịt phù hợp. Vì nếu ăn quá nhiều thịt gà cũng có khả năng tăng hàm lượng axit uric trong máu, gây ra những triệu chứng của bệnh gút như đau đớn dữ dội ở vùng khớp, sưng, đỏ. Trong trường hợp nặng hơn sẽ dẫn đến sự hình thành của các hạt tophi, phá vỡ cấu trúc của khớp, làm cho khớp biến dạng, gia tăng nguy cơ tàn tật.

Để hạn chế những triệu chứng của bệnh gout, các chuyên gia khuyến cáo người bệnh nên tiêu thụ khoảng 50 – 85 gram thịt gà mỗi lần và không quá 3 lần một tuần. Bên cạnh đó, người bệnh nên chọn thịt gà không có da để giảm sự tích tụ hàm lượng chất béo không cần thiết trong cơ thể. 

Người bệnh gout nên ăn bộ phận nào của gà?

Giá trị dinh dưỡng cũng như hàm lượng purin ở các bộ phận trên con gà khác nhau sẽ không giống nhau. Bởi vậy, người bệnh cần hạn chế sử dụng những bộ phận của gà có hàm lượng purin cao vì có thể làm trầm trọng các triệu chứng của bệnh gút.

Theo nghiên cứu, hàm lượng purin cụ thể của các bộ phận khác nhau của gà như sau:

  • Thịt đùi trên có hàm lượng purin khoảng 68.8 mg;
  • Ức gà không chứa da có hàm lượng purin khoảng 141.2 mg;
  • Cánh gà chứa hàm lượng purin khoảng 137.5 mg;
  • Chân và đùi gà chứa hàm lượng purin khoảng 122.9 mg;
  • Gan gà có hàm lượng purin lớn hơn 300 mg.

Như vậy có thể thấy, người bị bệnh gout hoặc có nguy cơ mắc bệnh gout cao chỉ nên tiêu thụ các bộ phận như thịt đùi trên, ức gà không da, thịt nạc không mỡ. Đồng thời cần hạn chế sử dụng phần cánh, chân, đùi gà, đặc biệt là gan gà vì chúng có hàm lượng purin từ trung bình tới cao, đe dọa trực tiếp tới tiến triển của bệnh gout theo chiều hướng xấu. 

Cách chế biến thịt gà cho người bệnh gout

Ngoài cách lựa chọn thịt gà, cách chế biến cũng quyết định khá nhiều tới hàm lượng purin có trong loại thực phẩm này.

Việc nấu chín thịt gà với nước sẽ giúp giải phóng bớt hàm lượng purin, giảm những tác động không tốt tới bệnh gout. Do đó, nước luộc gà, nước hầm xương, nước sốt từ làm từ nước dùng gà được coi là giàu purin, người bệnh gout không nên sử dụng.

Bên cạnh đó, gà chế biến theo hình thức chiên cũng cũng có thể duy trì độ ẩm và hàm lượng purin vốn có. Nếu muốn thay đổi khẩu vị, người bệnh nên chọn các loại dầu thực vật có đặc tính chống viêm, như dầu ô liu, dầu bơ hoặc dầu dừa khi nấu ăn. Ngoài ra, các loại gia vị chống viêm điển hình như ớt, cà chua hoặc nghệ vào thịt gà khi chế biến cũng là một sự lựa chọn phù hợp. 

Người bệnh gout cũng nên biết, nhiệt độ và thời gian bảo quản cũng có những ảnh hưởng nhất định tới hàm lượng purin trong thịt gà. Bảo quản thịt gà ở nhiệt độ thấp với thời gian ngắn có thể ức chế hoạt động của enzym cũng như giảm purin đáng kể. Bởi vậy, những loại thịt gà đã chế biến và bảo quản trong thời gian dài người bệnh gout tuyệt đối không nên sử dụng vì có thể tác động xấu tới hiệu quả điều trị bệnh. 

Lưu ý khi sử dụng thịt gà cho người bệnh gout

Dưới đây là một số lưu ý dành cho người bệnh gout khi ăn thịt gà:

Lưu ý khi sử dụng thịt gà cho người bệnh gout
Lưu ý khi sử dụng thịt gà cho người bệnh gout
  • Không ăn nước luộc gà, nước dùng, nước hầm vì lượng purin do thịt gà giải phóng ra tích tụ sẽ làm gia tăng những triệu chứng của bệnh gout.
  • Ăn kèm rau xanh, hoa quả tươi để cân bằng hệ thống tiêu hóa và đảm bảo sức khỏe tổng thể.
  • Không ăn thịt gà cùng với các loại thực phẩm có nhiều purin như thịt đỏ, hải sản, nội tạng động vật 
  • Khi chế biến thịt gà cần loại bỏ da và mỡ vì những bộ phận này có chứa khá nhiều những chất béo gây hại cho người bệnh gout. 

Ăn gì khi bị bệnh gout?

Một số thực phẩm mà người bệnh gout nên bổ sung bao gồm:

  • Các loại rau xanh: Không chỉ tốt cho sức khỏe tổng thể, rau xanh còn được chứng minh khá phù hợp với những người bệnh gout vì có thể duy trì cân nặng hợp lý, hạn chế tình trạng béo phì – một trong những nguyên nhân dẫn đến gout.
  • Sữa ít béo: Các loại sữa ít béo như sữa chua, phô mai, sữa tách béo vừa giúp cung cấp những dưỡng chất cần thiết cho cơ thể vừa làm giảm lượng axit uric trong máu.
  • Các loại đỗ: Đặc biệt là đỗ đen, đỗ xanh,… đây là nguồn cung cấp protein dồi dào thay thế cho thịt đỏ và một số loại thực phẩm có chứa nhiều purin khác. Ăn đỗ thường xuyên sẽ giúp đẩy lùi những cơn gout cấp khá hiệu quả.
  • Trái cây tươi: Bổ sung các loại trái cây mỗi ngày cũng mang lại những tác dụng như chống viêm, chống oxy hóa, kiểm soát những cơn đau do bệnh gout gây ra. 

Tin rằng với những thông tin mà chúng tôi cung cấp bên trên đã giúp bạn đọc có câu trả lời cho thắc mắc bệnh gút có ăn được thịt gà không? Bên cạnh đó, để có một thực đơn phù hợp nhất, người bệnh cần tham vấn ý kiến của chuyên gia. 

Bài viết được đề xuất