Đơn thuốc điều trị gout cấp như thế nào

Để điều trị bệnh gout, bệnh nhân cần tuân thủ áp dụng điều trị theo đơn thuốc điều trị gout cấp của bộ y tế.  Việc sử dụng những đơn thuốc này sẽ giúp người bệnh hạn chế các triệu chứng của bệnh gout.

Nguyên tắc điều trị bệnh gout

Gout vốn là một dạng viêm khớp phức tạp và có thể xảy ra ở bất cứ đối tượng nào. Triệu chứng điển hình của bệnh gout đó là các khớp bị sưng đỏ, đau đớn, đặc biệt là tại ngón chân cái.

Nguyên tắc chung khi điều trị bệnh gout đó là:

  • Cần kê đơn thuốc để điều trị gout cấp.
  • Cần điều trị dự phòng những cơn đau gout tái phát, hạn chế sự lắng đọng acid uric ở các mô mềm và khớp.
  • Kiểm soát nồng độ acid uric ở trong máu ở mức dưới 60mg/l với những bệnh gout cấp tính và chưa có sự hình thành của các hạt tophi.
  • Duy trì nồng độ acid uric ở trong máu dưới 50mg/l khi xuất hiện hạt tophi.

Đơn thuốc điều trị gout cấp theo Bộ Y tế

1. Thuốc chống viêm

Thuốc chống viêm bao gồm các loại thuốc sau:

  •  Colchicin:

Thuốc có tác dụng giảm đau khi bệnh gout bùng phát mạnh. Thuốc nên dùng sau khoảng 12 giờ khi các cơn đau gout bùng phát với liều lượng là 1mg/ngày. Để tránh những tác dụng phụ không mong muốn, bạn không nên dùng thuốc với liều lượng cao.

Colchicin
Colchicin

Liều lượng dự phòng tái phát:

Mỗi ngày bạn chỉ nên sử dụng từ 0.5 đến 1.2mg và chia làm 2 lần mỗi ngày. Bạn nên dùng thuốc ít nhất trong 6 tháng để thấy được sự cải thiện của bệnh lý. Đối với những người cao tuổi hoặc bệnh nhân mắc bệnh thận mãn tính, người bệnh nên gia giảm liều lượng sao cho phù hợp.

  • Thuốc kháng viêm không steroid:

Thuốc kháng viêm không steroid có tác dụng giảm sưng, viêm và giảm đau khi bị gout cấp. Theo đó, những loại này gồm có Naproxen, Indomethacin, Ibuprofen, Diclofenac, Piroxicam, Ketoprofen. Bên cạnh đó còn có những nhóm thuốc ức chế chọn lọc như celecoxib, meloxicam, etoricoxib…

  • Thuốc Corticoid: Thuốc corticoid có tác dụng kiểm soát  tình trạng đau và viêm do liên quan đến bệnh viêm gout cấp tính. Theo đó, thuốc có thể được dùng để tiêm vào trong khớp hoặc sử dụng ở dạng thuốc viên.

2. Thuốc giảm acid uric máu

  • Nhóm thuốc ức chế khả năng tổng hợp acid uric:

Allopurinol: 

Loại thuốc này thường được sử dụng khi các triệu chứng của viêm khớp có dấu hiệu thuyên giảm chỉ sau 1 đến 2 tuần sử dụng Colchicin.

Tùy thuộc vào nồng độ acid uric ở trong máu mà liều lượng dùng thuốc sẽ có sự khác nhau. Theo đó, liều dùng tham khảo thuốc như sau:

  • Sử dụng Allopurinol mỗi ngày 100 mg trong 1 tuần và tăng lên 200 – 300 mg  mỗi ngày sau đó.
  • Khi nồng độ acid uric trở về mức bình thường, bạn dùng với liều lượng  từ 200 đến 300 mg mỗi ngày.

Một số tác dụng phụ của thuốc gồm đau đầu, dị ứng, da bị nổi ban đỏ, nôn và buồn nôn, sốt cao…

Febuxostat:

Febuxostat vốn được sử dụng nhằm cải thiện tình trạng acid uric bị tăng trong máu. Tuy vậy, không được sử dụng thuốc để điều trị cho những trường hợp bị tăng acid uric máu ở những người không có triệu chứng. Những bệnh nhân mắc các bệnh lý về tim mạch cần thận trọng khi dùng thuốc.

Topiroxostat:

Đây là nhóm thuốc ức chế XO chọn lọc, không purin, có tác dụng kiểm soát lượng acid uric ở máu. Thuốc được điều chế với hàm lượng là 20,40,60mg. Liều khởi đầu dùng thuốc là 20mg/lần và duy trì mỗi ngày dùng 2 lần. Liều tối đa khi dùng thuốc là 80mg/lần, mỗi ngày dùng 2 lần.

  • Nhóm thuốc tăng thải acid uric:

Thuốc có tác dụng loại bỏ lượng acid uric ở trong thận và máu và hạn chế sự bùng phát của các cơn đau gout cấp tính.

Theo đó, những thuốc thuộc nhóm thuốc tăng thải acid uric gồm có Sulfinpyrazon (100 – 800mg / ngày), Probenecid (250mg – 3g / ngày), Benzbromarone (100mg / ngày), Benzbromarone (100mg / ngày);

Lưu ý khi sử dụng đơn thuốc điều trị gout cấp

  • Nắm bắt được những đặc điểm của các loại thuốc đang được sử dụng để hạn chế tác dụng phụ không mong muốn.
  • Dùng thuốc theo hướng dẫn của các bác sĩ chuyên môn, không tự ý đổi thuốc, thay đổi liều lượng dùng thuốc.
  • Bạn nên thông báo với bác sĩ về những thuốc mình đang sử dụng để hạn chế những tác dụng phụ có thể xảy ra nếu dùng kết hợp thuốc.
  • Không dùng thuốc khi hộp thuốc có dấu hiệu bị móp méo, hư hỏng.
Lưu ý khi sử dụng đơn thuốc điều trị gout cấp
Lưu ý khi sử dụng đơn thuốc điều trị gout cấp

Phòng ngừa các cơn gout cấp

  • Hạn chế sử dụng rượu bia, bởi lẽ loại đồ uống này sẽ có thể ức chế sự bài tiết acid uric trong cơ thể và khiến cho lượng acid uric ở trong máu tăng cao.
  • Duy trì cân nặng ở mức hợp lý để hạn chế sự bùng phát của những cơn đau do bệnh gout gây ra. Bạn nên duy trì chế độ ăn uống khoa học, tập luyện thể dục thể thao đều đặn để làm thuyên giảm các triệu chứng.
  • Tăng cường bổ sung nước cơ thể để đào thải lượng acid uric ra khỏi cơ thể. Theo đó, lượng nước cần có sự điều chỉnh theo độ tuổi, giới tính và một số yếu tố khác.
  • Hạn chế sử dụng những thực phẩm gây bùng phát bệnh gout như cá cơm, thịt nội tạng, thực phẩm có đường, hải sản…
  • Bổ sung thực phẩm tốt cho người mắc bệnh gout như ngũ cốc nguyên hạt, trái cây, các loại đậu.
  • Cần tránh sử dụng những thuốc gây ra bệnh gout như thuốc lợi tiểu. Bởi lẽ, loại thuốc này sẽ có thể khiến cho lượng acid uric ở trong máu bị tăng cao và gây ra cơn đau gout. Do đó, bệnh nhân nên trao đổi ý kiến với bác sĩ khi dùng thuốc để lựa chọn các phương pháp điều trị hay dùng thuốc khác.
  • Bạn nên sử dụng đơn thuốc điều trị gout cấp theo sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn.

Trên đây là mọi thông tin liên quan đến vấn đề đơn thuốc điều trị gout cấp. Hy vọng bạn sẽ có những lưu ý quan trọng khi dùng thuốc để tình trạng bệnh lý có sự thay đổi một cách rõ rệt. Chúc bạn thành công!

Bài viết được đề xuất