Loét tiền môn vị dạ dày: Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng bệnh

Loét tiền môn vị dạ dày là một bệnh trạng phổ biến liên quan đến dạ dày và hệ tiêu hóa. Để có các biện pháp phòng tránh bệnh hiệu quả, mọi người cần hiểu kỹ về các đặc tính, nguyên nhân, triệu chứng cơ bản của nó. Hãy cùng tìm hiểu về bệnh loét tiền môn vị dạ dày từ A đến Z trong bài viết dưới đây.

Loét tiền môn vị dạ dày là bệnh gì?

Cấu tạo của dạ dày bao gồm nhiều bộ phận, trong đó môn vị là bộ phận cuối cùng, nằm ngay dưới lỗ môn vị. Loét tiền môn vị dạ dày được hiểu là những vết lở loét, viêm sâu tại vị trí môn vị.

Loét tiền môn vị dạ dày

Nguyên nhân loét tiền môn vị dạ dày

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh loét tiền môn vị dạ dày, có thể kể đến như sau:

Lạm dụng thuốc kháng sinh

Thuốc kháng sinh là loại thuốc chuyên dùng để loại bỏ các vi khuẩn ra khỏi cơ thể. Hầu hết căn bệnh nào trong toa thuốc cũng sẽ có thuốc kháng sinh. Tuy nhiên, nếu người bệnh dùng thuốc kháng sinh quá nhiều có thể gây ra tác hại lớn.

Thuốc kháng sinh không phân biệt được giữa vi khuẩn có lợi và vi khuẩn có hại, dẫn đến tình trạng cơ thể kháng thuốc. Lúc này, sự tổng hợp chất nhầy nơi dạ dày bị giảm đi, tạo điều kiện cho những va chạm, cọ xát gây lở loét tiền môn vị.

Nhiễm khuẩn HP

Đây là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến viêm loét tiền môn vị dạ dày. So với những nguyên nhân khác, số lượng người nhiễm vi khuẩn HP cao hơn nhiều. Một khi vi khuẩn HP tồn tại và phát triển sẽ tạo ra tác động tiêu cực đến dạ dày. Nếu không kịp thời phát hiện và chữa trị, người bệnh có nguy cơ cao mắc ung thư dạ dày.

Lối sinh hoạt không lành mạnh

Nhiều người thường xuyên sử dụng các chất kích thích, chất gây nghiện như rượu, thuốc lá, đồ uống có cồn,… sẽ dẫn đến loét tiền môn vị dạ dày. Các hoạt chất độc hại có trong những thức uống này sẽ gây kích ứng lên dạ dày, khiến dạ dày co thắt, viêm nhiễm nặng.

Gặp nhiều căng thẳng trong cuộc sống:

Stress không chỉ là nguyên nhân dẫn đến các bệnh liên quan đến thần kinh mà còn ảnh hưởng đến hoạt động của dạ dày. Càng nhiều suy nghĩ, lo âu, mức độ căng thẳng càng cao thì dạ dày lại tiết càng nhiều dịch axit. Điều này gây ra những vết xước nghiêm trọng, dẫn đến viêm loét tiền môn vị.

Triệu chứng viêm loét tiền môn vị dạ dày

Dưới đây là những triệu chứng phổ biến của bệnh viêm loét tiền môn vị dạ dày:

  • Buồn nôn: Khi quá trình hoạt động của hệ tiêu hóa hỗn loạn, khiến thức ăn bị trào ngược  ra đường miệng dẫn đến hiện tượng buồn nôn. Nếu không may người bệnh phát hiện nôn ra máu, cần ngay lập tức đến bệnh viện thăm khám, vì nguy cơ cao mắc xuất huyết dạ dày.
  • Đau bụng: Phần nằm trên rốn thường xuyên có các cơn đau dai dẳng, âm ỉ kéo dài. Những lúc dạ dày trống rỗng, những cơn co thắt trở nên mạnh mẽ hơn nữa làm người bệnh cảm giác đau đớn, khó chịu.
  • Ợ chua: Người bệnh thường xuyên có triệu chứng ợ chua, ợ hơi sau mỗi bữa ăn. Đặc biệt là những lúc dùng các món cay, nhiều dầu mỡ, thức uống có chất kích thích như rượu bia, dạ dày sẽ sản sinh thêm nhiều axit gây đau cho người bệnh. Triệu chứng này thường xuyên xảy ra, tạo nhiều bất tiện trong cuộc sống của người bệnh.

Ngoài ra, còn có một số triệu chứng khác như là chán ăn, đường tiêu hóa không ổn định, táo bón, đầy hơi, cơ thể mệt mỏi,…

Triệu chứng viêm loét tiền môn vị dạ dày

Phòng tránh bệnh loét tiền môn vị dạ dày

Viêm loét tiền môn vị dạ dày có thể phòng tránh được nếu người bệnh biết các biện pháp hữu hiệu. Dưới đây là một số phương pháp ngăn ngừa được các bác sĩ khuyên dùng:

Xây dựng đời sống sinh hoạt lành mạnh

  • Duy trì tinh thần thoải mái, hạn chế suy nghĩ nhiều.
  • Nghỉ ngơi đúng cách, đúng giờ, không thức khuya quá nhiều.
  • Tuyệt đối không được sử dụng các chất gây nghiện, chất kích thích gây hại đến dạ dày.
  • Tăng cường vận động thể thao, tập thể dục, rèn luyện sức khỏe để có sức đề kháng mạnh, giúp dạ dày hoạt động tốt.
  • Thường xuyên giải trí để xả stress, hạn chế giữ lại căng thẳng trong người.

Thiết lập chế độ di dưỡng và thói quen ăn uống hợp lý: Đây là biện pháp quan trọng quyết định bạn có dễ mắc bệnh viêm loét tiền môn vị dạ dày hay không.

  • Nên ăn những thức ăn mềm, dễ tiêu hóa như cháo, súp,.. Tốt nhất mỗi tuần người bệnh nên có một bữa ăn cháo.
  • Không ăn những thức ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ như đồ chiên.
  • Các thực phẩm làm từ bột nghệ, bắp cải, mật ong,… được khuyến khích khuyên dùng.
  • Trong quá trình dùng bữa nên ăn chậm, nhai kỹ, không ăn quá no.
  • Nên chia nhỏ thành nhiều bữa ăn, mỗi bữa ăn vừa đủ, không ăn quá nhiều.
  • Thường xuyên uống nước ấm, sữa ấm để làm ấm dạ dày.
  • Ăn uống đúng bữa, đúng giờ, không để quá đói rồi mới ăn.
  • Lúc đói hay dạ dày trống rỗng, tuyệt đối không được ăn đồ chua, có chứa nhiều axit sẽ khiến dạ dày cồn cào.

Những bệnh lý liên quan đến dạ dày đang ngày càng trở nên phổ biến hơn, đặc biệt là bệnh loét tiền môn vị dạ dày. Mọi người cần chú ý những nguyên nhân, triệu chứng, biện pháp để phòng tránh căn bệnh này. Hy vọng cả bạn và những người thân xung quanh đều có một dạ dày mạnh khỏe, một hệ tiêu hóa tốt.

Bài viết được đề xuất