THẬN YẾU UỐNG THUỐC GÌ ĐỂ BỆNH CÓ THỂ NHANH KHỎI NHẤT?

Thận yếu uống thuốc gì và làm sao để chọn đúng thuốc là vấn đề vô cùng lo lắng của nhiều người bệnh. Hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây để có được câu trả lời xác đáng nhất cho vấn đề này.

Thận yếu uống thuốc gì?

Tình trạng thận yếu ngày càng tăng trong xã hội hiện nay, đặc biệt ở những người cao tuổi, khi chức năng của các cơ quan suy giảm thì có đến 40-50% gặp phải tình trạng này.

Tùy theo nguyên nhân gây bệnh và độ tuổi mắc bệnh mà lựa chọn các loại thuốc phù hợp, chữa khỏi bệnh. Sau đây là các loại thuốc tây y và một số bài thuốc đông y trị chứng thận yếu.

Sử dụng các loại thuốc Tây y

Nhóm thuốc ức chế men chuyển (ACE)

Nhóm thuốc này thường được chỉ định dùng cho những bệnh nhân thận yếu có mắc tăng huyết áp. Cơ chế hoạt động của thuốc là làm giảm lượng natri tích tụ trong thận và ức chế men ACE (men giúp chuyển angiotensin I thành angiotensin II làm hạ huyết áp). Từ đó, làm cho mạch máu không bị thu hẹp, lượng máu lưu thông dễ dàng hơn.

Nhóm này bao gồm các thuốc: Benazepril (Lotensin), Captopril (Capoten),…

Thận yếu uống thuốc gì

Benazepril (Lotensin)

Được bào chế dưới dạng viên nén, viên nang.

Liều dùng, cách dùng:

  • Liều khởi đầu 10mg/lần, 1 lần/ngày.
  • Liều duy trì 20-40mg/lần, 2 lần/ngày. Không dùng quá 80mg/ngày.

Tác dụng phụ của thuốc ít và nhất thời như:

  • Buồn nôn, nôn,
  • Nhức đầu, chóng mặt,
  • Mất ngủ, dễ kích động.

Không dùng thuốc cho người mẫn cảm với thành phần Benazepril, phụ nữ có thai và cho con bú vì thuốc phân tán được vào sữa mẹ.

Captopril (Capoten)

Được bào chế dưới dạng viên nén.

Liều dùng, cách dùng:

  • 50 mg/ngày, chia làm 2 lần cách nhau 12 giờ.
  • Đối với trường hợp năng, có thể dùng với liều 150mg/ngày, chia làm 2-3 lần sau đó mới từ từ giảm liều xuống 50 mg.
  • Liều dùng thấp hơn là 25mg/ngày khi độ thanh thải creatinin của thận < 40ml/phút.

Tác dụng phụ của thuốc đó là:

  • Gây nhức đầu,
  • Chóng mặt
  • Hạ huyết áp tư thế,
  • Phát ban ngoài da,
  • Đau bụng, buồn nôn và nôn.

Không dùng thuốc cho những người mẫn cảm với Captopril, người có hẹp động mạch chủ nặng, hạ huyết áp, phụ nữ có thai (6 tháng cuối).

Thận yếu uống thuốc gì? - Captopril (Capoten)

Nhóm thuốc ức chế thụ thể Angiotensin II

Thường sử dụng khi bệnh nhân không đáp ứng với các thuốc ức chế men chuyển.

Thuốc nhóm này có tác dụng làm giãn mạch máu, giúp lượng máu lưu thông trong mạch tốt hơn, tăng sức co bóp cơ tim đẩy máu đến các cơ quan và cải thiện tình trạng thận yếu.

Gồm các thuốc: Losartan (Cozaar), Valsartan (Diovan),…

Losartan (Cozaar)

Được bào chế dưới dạng viên nén bao phim.

Liều dùng, cách dùng:

  • Liều khởi đầu 25mg/lần, 1 lần/ngày.
  • Liều duy trì 50mg/lần, 1 lần/ngày. Sử dụng trong 3-6 tuần.

Tác dụng phụ của thuốc thường gây ho, ban đỏ da, đau cơ và thiếu máu nhẹ.

Không dùng thuốc cho những bệnh nhân mẫn cảm với Losartan, những người suy thận mạn có kèm tiểu đường, hạn chế sử dụng cho phụ nữ có thai và cho con bú.

Valsartan (Diovan)

Được bào chế dưới dạng viên nang, viên nén bao phim.

Liều dùng, cách dùng:

  • Liều lượng khuyến cáo là 80mg/lần, 1 lần/ngày.
  • Thuốc có tác dụng sau 2 tuần sử dụng và tác dụng tối đa sau 4 tuần.

Tác dụng phụ:

  • Nhức đầu,
  • Choáng váng,
  • Nhiễm khuẩn đường hô hấp trên,
  • Ho, tiêu chảy, mệt mỏi.

Không dùng thuốc cho bệnh nhân mất muối và/hoặc dịch nặng, hạ huyết áp và hạn chế ở người hẹp động mạch thận.

Thuốc cân bằng axit uric máu

Allopurinol

Tác dụng: Làm giảm axit uric máu bằng cách ức chế cạnh tranh với axit uric trong nước tiểu. Vì vậy, hạn chế tình trạng thận yếu do sỏi đường tiết niệu.

Liều dùng, cách dùng:

  • Liều khởi đầu 100mg/lần, 2 lần/ngày.
  • Liều duy trì 200-400mg/ngày, chia 2-4 lần.

Tác dụng phụ:

  • Mẩn đỏ ngoài da,
  • Sốt nhẹ,
  • Tiêu chảy, buồn nôn,
  • Có thể gây tăng men gan.

Không dùng thuốc cho những bệnh nhân mẫn cảm với Allopurinol, phụ nữ có thai và cho con bú, không kết hợp với xanturic (tránh nhiễm độc gan).

Thận yếu uống thuốc gì? - Allopurinol

Colchicine

Tác dụng giảm đau, trị thận yếu ở bệnh nhân có tăng axit uric máu.

Liều dùng, cách dùng:

  • Liều khởi đầu: 0,5-1,2mg/lần, sau 1 giờ uống 0,5-0,6mg.
  • Liều duy trì: 4-6mg/ngày.

Tác dụng phụ: Thường gặp là buồn nôn, nôn, đau bụng, tiêu chảy, đau yếu cơ.

Không sử dụng thuốc cho bệnh nhân dị ứng với các thành phần của thuốc, trẻ em dưới 4 tuổi, phụ nữ có thai.

Nhóm thuốc chống thiếu máu

Với bệnh nhân thận yếu mạn tính, nguy cơ thiếu máu rất cao. Vì vậy, cần bổ sung các thuốc chống thiếu máu như sắt, vitamin B12, axit folic, chất kích thích sinh hồng cầu (alpha epoetin, alpha darbepoetin, peginesatide).

Thuốc đông y chữa thận yếu

Bạn đọc có thể tham khảo các bài thuốc đông y hoặc các bài thuốc dân gian chữa thận yếu từ kim tiền thảo, rau ngổ, râu ngô, đậu đen, tơ hồng xanh, cấu tích, cỏ xước, xích đồng…

Bài viết trên đây chắc hẳn đã giải đáp thắc mắc “Thận yếu uống thuốc gì?” của bạn đọc. Hi vọng qua bài viết này, bạn có thể chọn cho mình loại thuốc phù hợp, an toàn và trị khỏi bệnh.

Bài viết được đề xuất