Tìm hiểu quá trình tiêu hóa thức ăn ở người

Thức ăn trước khi được cơ thể thu nhận phải trải qua nhiều công đoạn biến đổi. Vậy quá trình tiêu hóa thức ăn ở người được thực hiện như thế nào? Bài viết sau đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về bộ máy tiêu hóa để chăm sóc và bảo vệ chúng tốt hơn.

Vai trò của enzym tiêu hóa

Enzym có vai trò vô cùng quan trọng trong hệ tiêu hóa của con người. Bởi lẽ không có chúng con người không thể tự xử lý thức ăn, hấp thu dưỡng chất và vận chuyển chất dinh dưỡng đi nuôi cơ thể.

Có 3 loại enzyme chính, đó là:

  • Enzyme protease: Tách protein thành nhiều chuỗi polypeptide và các axit amin.
  • Enzym lipase: Vận chuyển và thủy phân các acid béo.
  • Enzyme amylase: Tách carbohydrate thành đường đơn.

Quá trình tiêu hóa thức ăn diễn ra được là nhờ hoạt động của enzym, giúp cho chất dinh dưỡng được hấp thu và chuyển hóa vào máu để đi nuôi cơ thể.

Vai trò của enzym tiêu hóa

Quá trình tiêu hóa thức ăn ở người diễn ra thế nào

Sự tiêu hóa là tổng thể những biến đổi cơ học và hóa học nhằm biến thực phẩm ăn vào thành những chất có thể phối hợp được, cung cấp cho quá trình chuyển hóa của cơ thể, bổ sung cho phần vật chất đã bị tiêu dùng.

Quá trình này thực hiện được là nhờ bộ máy tiêu hóa gồm nhiều cơ quan, bộ phận như: Miệng, thực quản, dạ dày, ruột non, ruột già. Chúng gồm 4 chức năng chính sau đây:

  • Chức năng co bóp: Có tác dụng nghiền nát, nhào trộn thức ăn với dịch tiêu hóa và vận chuyển thức ăn đi dọc theo ống tiêu hóa.
  • Chức năng tiết dịch: Có tác dụng cung cấp các enzym tiêu hóa và nước cần thiết cho sự phân hủy các chất dinh dưỡng của thức ăn để chúng có thể được hấp thu qua màng ruột.
  • Chức năng hấp thu: Có tác dụng đưa các sản phẩm tiêu hóa từ lòng ống vào máu.
  • Chức năng bài tiết: Có tác dụng đưa các chất cặn bã cần đào thải ra khỏi cơ thể, đồng thời việc bài tiết còn có tác dụng loại bỏ tác nhân sinh bệnh, làm nhiệm vụ bảo vệ ống tiêu hóa.

Quá trình tiêu hóa ở miệng

Gồm 3 chức năng chính là tiếp nhận, nghiền nát và tiết enzyme khởi đầu cho việc tiêu hóa thức ăn.

Sau khi thức ăn được đưa vào miệng các tuyến nước bọt liên tục được tiết ra nhờ ba đôi: Tuyến mang tai, tuyến dưới hàm, tuyến dưới lưỡi. Chúng chứa rất nhiều men amylase có tác dụng phân hủy carbohydrate, chuyển tinh bột thành đường maltose được dễ dàng. Răng và lưỡi giúp thuận tiện trong quá trình đưa đẩy, nhào trộn, nghiền nát thức ăn tốt hơn.

Quá trình tiêu hóa ở dạ dày

Thức ăn từ miệng được đưa xuống dạ dày. Đây là cơ quan dự trữ, nhào trộn và tiêu hóa thức ăn, chỉ cần một bất ổn nhỏ sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến toàn bộ hệ thống. Dạ dày co bóp và giãn nở rất linh hoạt tùy vào lượng thức ăn đưa vào. Khi no chúng sẽ tăng tiết dịch vị (gồm lipase và HCl).

Các cơ ở thành dạ dày lúc này cũng bắt đầu co bóp để nhào trộn thức ăn thành từng khối nhỏ. Một phần tinh bột được phân giải thành đường maltose nhờ men amylase. Quá trình này tiêu tốn khoảng 5 giờ để hoàn thiện. Sau đó phần thức ăn còn lại được đẩy xuống manh tràng để giữ không bị trào ngược lên trên.

Quá trình tiêu hóa thức ăn ở người diễn ra thế nào

Quá trình tiêu hóa ở ruột non

Đây là bộ phận dài nhất trong bộ máy tiêu hóa, chiều dài trung bình của nó đo được trong khoảng 2,5m  đến 3m.

  • Phần đầu tiên của ruột non có tác dụng phân hủy thức ăn nhờ dịch tiết ra từ gan và tuyến tụy.
  • Phần thứ hai tiếp nhận thức ăn đã được chuyển hóa ở dạng dưỡng chấp sau đó đưa các sản phẩm này từ lòng ống tiêu hóa vào máu.

Dưỡng chấp cần khoảng 4 – 5 giờ để di chuyển hết toàn bộ đoạn ruột non. Để thực hiện được quá trình này cần có sự hỗ trợ của nhiều yếu tố như: trypsin, lipase, amylase, chymotrypsin, nuclease…chúng giúp cho quá trình tiếp nhận và hấp thụ chất dinh dưỡng được diễn ra dễ dàng hơn.

Quá trình tiêu hóa ở ruột già

Ruột già không tham gia trực tiếp vào quá trình tiêu hóa thức ăn do không sản xuất được enzym. Chúng có tác dụng dự trữ và đưa các chất cặn bã ra khỏi cơ thể, đồng thời giúp loại bỏ tác nhân sinh bệnh, làm nhiệm vụ bảo vệ ống tiêu hóa.

Nhu động diễn ra ở ruột già tương đối chậm chạp, cần phải tiêu tốn khoảng 20 giờ mới hoàn thành. Đây cũng là nơi khu trú của hàng triệu vi khuẩn, được nuôi dưỡng bởi những chất cặn bã. Chúng sinh hơi, sản xuất ra nhiều khí metan và hydro sulfide tạo ra mùi hôi trong phân.

Chính vì vậy khi bạn ăn thực phẩm chứa nhiều tinh bột như: bánh mì, khoai lang, đậu nành, khoai tây…sẽ gây ra tình trạng chướng bụng và xì hơi. Khi nhu động ruột già co bóp để tống phân từ đại tràng xích ma vào trực tràng sẽ kích thích tín hiệu thần kinh từ tủy sống xuống làm cơ vòng giãn ra và phân được đưa ra ngoài.

Bài viết trên đã cung cấp những kiến thức vô cùng bổ ích về quá trình tiêu hóa thức ăn ở người. Hy vọng bạn biết cách chăm sóc và bảo vệ cơ quan này để mang lại sức khỏe cho chính bản thân và gia đình bạn.

Bài viết được đề xuất