Vi trùng bao tử là gì? Có nguy hiểm không và có lây không?

Bạn đã bao giờ nghe về vi trùng bao tử chưa? Nếu bạn chưa có nhiều kiến thức về loại vi trùng này và cũng không hiểu tường tận về tính chất của chúng, bài viết dưới đây xin được chia sẻ một số thông tin cơ bản.

Vi trùng bao tử Hp là gì?

H.pylori là một loại vi khuẩn rất phổ biến được phát hiện trong đường tiêu hóa của con người. Chúng có xu hướng tấn công lớp niêm mạc dạ dày và lây nhiễm đến 60% ở người trưởng thành.

Chữ “H” là viết tắt của từ Helicobacter, trong đó Helico mang nghĩa chỉ sự xoắn ốc vì vi khuẩn Hp có hình dạng tương tự xoắn ốc.

Vi khuẩn bao tử Hp thích nghi với các điều kiện khắc nghiệt nhất, kể cả là acid dạ dày. Những vi khuẩn này có thể thay đổi môi trường xung quanh chúng, làm giảm nồng độ acid để tồn tại. Hình dạng đặc trưng của Hp còn cho phép chúng xâm nhập niêm mạc dạ dày và nhờ lớp nhầy của màng tiết ra để bảo vệ chúng khỏi các tế bào miễn dịch của cơ thể. Khi các vi khuẩn Hp can thiệp vào phản ứng miễn dịch có thể dẫn đến đau bao tử.

Vi trùng bao tử Hp là gì

Vi trùng bao tử có nguy hiểm không?

Nếu bạn hỏi rằng liệu vi khuẩn Hp có nguy hiểm không, câu trả lời sẽ là có. Bởi tuy rằng đối với hầu hết mọi người, nhiễm trùng không gây ra vấn đề rắc rối nào nhưng có một số vi khuẩn Hp có thể gây viêm hoặc loét dạ dày. Đó là khi các vi trùng bao tử này làm suy yếu chất nhầy bảo vệ dạ dày và tá tràng, khiến acid đi qua lớp nhạy cảm bên dưới. Cả acid và vi khuẩn kích thích niêm mạc, hình thành vết loét.

Nếu không được điều trị, nhiễm trùng Hp sẽ gây viêm lâu dài ở dạ dày (viêm dạ dày mãn tính hoặc SCAG) và điều này là tiền đề phát triển của bệnh ung thư. Một số bệnh ung thư có liên hệ với vi khuẩn Hp: ung thư dạ dày, ung thư thực quản, ung thư hạch không Hodgkin, ung thư đường ruột.

Bệnh vi trùng bao tử có lây không?

Vi khuẩn H.pylori dễ lây nhiễm qua đường tiêu hóa. Thông thường vi khuẩn xâm nhập vào miệng rồi từ đó di chuyển đến dạ dày.

Các vi trùng có thể sống trong nước bọt. Điều này có nghĩa là người nhiễm vi khuẩn Hp sẽ truyền bệnh cho người khác qua việc hôn hoặc quan hệ tình dục bằng miệng. Hầu hết mọi người đều nhiễm vi khuẩn Hp từ lúc nhỏ và cha mẹ, anh chị em đóng vai trò chính trong việc lây truyền. Vì vậy khuyến cáo người lớn không nên thơm hay hôn trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh.

Bạn cũng có thể lây nhiễm qua chất thải phân hay nước uống.

Nguyên nhân nhiễm vi khuẩn dạ dày Hp

Vẫn chưa có các nghiên cứu khoa học chứng minh được chính xác tại sao con người nhiễm vi khuẩn dạ dày Hp. Vi khuẩn đã cùng tồn tại với con người trong hàng ngàn năm, thường thì người ta cho rằng các bệnh vi trùng lây từ người sang người. Có một số điều kiện kích thích nguy cơ nhiễm bệnh vi trùng bao tử:

  • Sống cùng quá nhiều người, ví dụ như các khu ổ chuột hay trại tị nạn.
  • Sống trong tình trạng không có nguồn nước sạch đáng tin cậy: Nước là thứ không thể thiếu trong đời sống sinh hoạt và nước sạch an toàn làm tăng khả năng cơ thể tránh được các bệnh lây nhiễm.
  • Các đất nước đang phát triển: Những người sống ở môi trường này thường đối mặt với nguy cơ nhiễm Hp cao vì điều kiện sinh hoạt thiếu vệ sinh và vấn đề dân số.
  • Sống với người nhiễm Hp: Khả năng lây lan do vấn đề vệ sinh của bệnh nhân không an toàn, ví dụ: Chất thải của người bệnh, toa lét không đảm bảo, không rửa tay kỹ sau khi đại tiện,…

Nguyên nhân nhiễm vi khuẩn dạ dày Hp

Nhiễm vi trùng bao tử Hp chữa thế nào?

Điều trị nhiễm trùng bao tử Hp thường dùng kháng sinh để tiêu diệt vi khuẩn gây hại. Trong hầu hết các trường hợp, hai loại kháng sinh sẽ được kết hợp sử dụng. Bệnh nhân cũng được kiểm tra lại sau khi kết thúc một lộ trình điều trị để đảm bảo hết nhiễm trùng. Với một số nhiễm trùng khác có thể cần thêm một đợt kháng sinh.

Ngoài kháng sinh, một số thuốc dùng để chữa trị nhiễm vi trùng bao tử Hp được dùng là:

  • Thuốc ức chế bơm proton (Prilosec, Nexium, Prevacid) để hạn chế lượng acid sản xuất trong dạ dày.
  • Thuốc kháng thụ thể histamin H2 (Tagamet, Zantac) cũng làm giảm nồng độ acid dạ dày.
  • Thuốc bismuth subsalicylate (Pepto-Bismol) bao phủ dạ dày và bảo vệ nó khỏi việc acid sản sinh quá nhiều.

Việc dùng thuốc tây, cụ thể là kháng sinh đem lại hiệu quả nhanh và rõ rệt nhất. Nhưng bạn cũng có thể sử dụng thêm một số loại thực phẩm tự nhiên tốt cho quá trình điều trị như probiotic, trà xanh, mật ong, dầu oliu, bông cải xanh, rễ cây cam thảo.

Trong việc điều trị, bạn cũng nên lưu ý những vấn đề dưới đây:

  • Mức độ nghiêm trọng của nhiễm trùng.
  • Các triệu chứng của bạn.
  • Tuổi tác.
  • Lịch sử sức khỏe và các vấn đề y tế của bản thân.
  • Khả năng chịu đựng và kháng thuốc của cơ thể.
  • Tiên lượng nhiễm trùng.

Vi trùng bao tử hoàn toàn không phải vấn đề quá nguy hiểm nhưng nó vẫn cần sự quan tâm của bản thân mỗi người. Có rất nhiều thứ bạn biết được hôm nay sẽ trở thành một phần hữu ích cho cuộc sống sau này. Hy vọng bài biết trên đã đem lại cho bạn đọc nhiều giá trị kiến thức. Hãy luôn yêu thương cơ thể và sức khỏe của chúng ta!

Bài viết được đề xuất