Suy thận có ăn được sữa chua không? BẠN CẦN BIẾT

“Mắc bệnh suy thận có ăn được sữa chua không?” là câu hỏi được nhiều bạn đọc quan tâm. Bởi lẽ chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng một phần không nhỏ đến diễn tiến bệnh và những biến chứng có thể xảy ra. Hãy cùng đọc bài viết dưới đây để có câu trả lời chính xác nhất.

Suy thận có ăn được sữa chua không?

Khi chức năng thận bị suy giảm, không còn giữ được vai trò thanh lọc chất độc nữa, người bệnh rất khổ sở trong ăn uống khi phải kiêng nhiều thứ. Tùy vào từng giai đoạn bệnh khác nhau mà chế độ dinh dưỡng của bệnh nhân lại có sự thay đổi:

  • Giai đoạn 1: Chưa cần hạn chế ăn đạm.
  • Giai đoạn 2: Chế độ ăn đạm trung bình 0,7 – 1,2 g protein/kg/ngày.
  • Giai đoạn 3: Chế độ ăn đạm khá thấp khoảng 0,5 g protein/kg/ngày. Trong đó đạm động vật giàu dinh dưỡng chiếm 50%, đạm thực vật chiếm 50%.
  • Giai đoạn 4: Chế độ ăn đạm thấp 0,25 g protein/kg/ngày, chủ yếu là protein thực vật.

Sở dĩ bệnh nhân suy thận cần hạn chế lượng protein do khi không sử dụng hết protein bị thoái hóa tạo ra Ure, Creatinin gây độc cho cơ thể nếu vượt ngưỡng. Như vậy với một bệnh nhân suy thận giai đoạn cuối nặng khoảng 50 kg, lượng protein ăn hàng ngày không quá 12,5 g.

Suy thận có ăn được sữa chua không

Vậy người mắc bệnh suy thận có nên ăn sữa chua không?

Sữa chua được biết đến là một món ăn giúp kích thích tiêu hóa và giàu dinh dưỡng. Trong 100 g sữa chua chứa khoảng 100 kcal; 3 – 5 g protein; 2,4 g chất béo; 15g bột đường.

Bệnh nhân suy thận có thể trạng suy yếu, mệt mỏi, nên dù hạn chế đạm nhưng vẫn cần cung cấp đầy đủ năng lượng. Sữa chua chứa nhiều chất bột đường đảm bảo lượng calo dồi dào cho người suy thận. Hàm lượng protein tự nhiên vẫn ở trong ngưỡng cho phép nên bệnh nhân suy thận vẫn có thể ăn sữa chua. Ngoài ra ăn sữa chua còn đem lại rất nhiều lợi ích như:

  • Tăng cường hệ miễn dịch. Các protein tự nhiên trong sữa chua có vai trò chống viêm, sửa chữa tổn thương, bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh.
  • Kích thích tiêu hóa tốt. Bệnh nhân suy thận thường kèm theo ăn không ngon, khó tiêu đầy bụng. Ăn sữa chua bổ sung tỷ lệ lợi khuẩn và men vi sinh lactobacillus giúp hỗ trợ tiêu hóa tốt hơn.
  • Điều hòa huyết áp. Bệnh nhân suy thận thường đi kèm tình trạng tăng huyết áp. Các protein Casein và Whey trong sữa chua có vai trò làm hạ huyết áp, điều hòa các chỉ số tim mạch rất hiệu quả.
  • Ngăn ngừa loãng xương và thiếu máu. Các protein có trong sữa chua hỗ trợ hấp thu canxi, sắt ngăn ngừa các tình trạng này ở người bị suy thận.

Như vậy bệnh nhân suy thận vẫn có thể ăn sữa chua. Mỗi ngày bạn chỉ nên ăn một hộp sữa chua 100g và lưu ý ăn sau bữa ăn để tránh kích ứng dạ dày.

người mắc bệnh suy thận có nên ăn sữa chua không

Người bị suy thận nên ăn gì?

Chế độ ăn của bệnh nhân suy thận cần đảm bảo lượng hạn chế protein, đủ vitamin, khoáng chất, ít kali, giàu canxi, ít phosphat, giàu năng lượng.

Thứ nhất, bạn cần uống đủ lượng nước hàng ngày. Vì nước giúp duy trì lưu lượng máu tới thận, thanh lọc các chất độc, cải thiện chức năng thận. Ở những giai đoạn đầu, bạn có thể uống  1 – 1,5 lít nước/ngày. Nhưng nếu bệnh đã diễn tiến tới giai đoạn cuối, bạn nên hạn chế lượng nước do thận kém đào thải nên có thể gây phù.

Thứ hai, bạn nên bổ sung nhiều chất bột đường, tinh bột. Do nó cung cấp lượng calo lớn, không tạo sản phẩm thoái hóa gây hại như đạm, ít tạo áp lực lên thận. Những thực phẩm chứa hàm lượng tinh bột cao như: gạo, ngô, khoai, sắn,…

Thứ tư, bạn vẫn có thể bổ sung protein có giá trị sinh học cao như lòng trắng trứng, thịt trắng, cá, sữa giảm đạm. Bạn nên sử dụng chất béo có nguồn gốc thực vật như dầu lạc, dầu vừng, dầu oliu,…

Thứ ba, bạn nên ăn nhiều các loại hạt nguyên cám, ngũ cốc để cung cấp vitamin và vi chất cho cơ thể. Trong các loại hạt này cũng chứa nhiều axit béo không no, chất chống oxy hóa, ngăn ngừa tiến triển và cải thiện chức năng thận. Một số loại hạt được khuyên dùng như: hạt mè đen, hạt macca, óc chó,…

Thứ tư, các loại rau củ quả tươi cũng là sự lựa chọn tuyệt vời cho người bị suy thận. Rau xanh như súp lơ, bắp cải, rau chân vịt,… cung cấp chất xơ, khoáng chất và các vitamin tan trong nước dễ đào thải qua thận. Một số loại quả như táo, việt quất,… chứa flavonoid có tác dụng chống viêm, tăng cường miễn dịch.

Thứ năm, bạn cũng nên bổ sung các loại thực phẩm giàu omega – 3, một axit béo chưa bão hòa thiết yếu với cơ thể. Omega – 3 có tác dụng chống oxy hóa, ngăn ngừa viêm nhiễm, duy trì ổn định chức năng thận. Một số thực phẩm giàu omega – 3, DHA, EPA như đậu nành, cá thu, cá hồi, cá trích,…

Bài viết trên đây đã giúp bạn giải đáp câu hỏi: “Suy thận có ăn được sữa chua không?”. Qua đây, chúng tôi cũng đã đề cập một số loại thực phẩm tốt cho bệnh nhân suy thận. Hy vọng những thông tin này sẽ có ích với bạn trong việc xây dựng chế độ ăn lành mạnh để đẩy lùi được căn bệnh này.

Bài viết được đề xuất