“Suy thận có uống được nước dừa không?” Vấn đề này được rất nhiều bệnh nhân suy thận quan tâm. Bài viết dưới đây sẽ trả lời cho câu hỏi đó và cung cấp thêm thông tin một số loại thực phẩm người mắc suy thận nên dùng và nên tránh.
Suy thận có uống được nước dừa không?
Nước dừa từ lâu được coi là nước uống giải khát, thanh nhiệt. Nước dừa ít calo và chất béo nhưng có chứa nhiều khoáng chất, vitamin, giàu kali, natri, phốt pho…
Nước dừa cung cấp năng lượng cho cơ thể, giúp cải thiện tình trạng tim mạch, chống mất nước, cân bằng điện giải và tăng cường hệ miễn dịch. Với người mắc bệnh suy thận nước dừa cũng cung cấp dinh dưỡng cho cơ thể nhưng không nên sử dụng nhiều.
Trong 100g nước dừa có chứa:
- Natri: 20mg
- Kali: 356mg
- Photpho: 29mg
Người mắc suy thận nếu sử dụng nước dừa thường xuyên sẽ gây nên một số tác dụng nguy hiểm:
- Trong nước dừa có đến 95% là nước nên khi dùng nhiều sẽ khiến thận phải làm việc quá tải để đào thải nước. Trong khi đó, chức năng của thận đã bị suy yếu nên có thể khiến bệnh tiến triển nặng lên.
- Lượng Kali có trong nước dừa nhiều, chức năng của thận kém không thể đào thải được hết, gây nên tăng kali máu. Từ đó dẫn đến tăng nhịp tim, tăng huyết áp.
- Natri, phốt pho trong nước dừa không được đào thải, tích tụ lâu ngày làm cho tổn thương của thận trở nên trầm trọng.
- Thận làm việc nhiều, liên tục, các chất không được đào thải, cân bằng làm cho tình trạng suy thận diễn ra nhanh chóng, cơ thể mệt mỏi.
Vì những lý do trên nên người suy thận cần thận trọng trong việc sử dụng nước dừa. Không nên sử dụng nước dừa hàng ngày, liên tục trong thời gian dài. Thỉnh thoảng có thể sử dụng nước dừa để bổ sung dinh dưỡng, khoáng chất giúp cơ thể khỏe mạnh.
Thực phẩm người suy thận nên dùng và nên tránh
Đối với người mắc suy thận thì chế độ ăn uống đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc điều trị, giúp bảo tồn chức năng của thận và ngăn ngừa các biến chứng.
Trong chế độ ăn uống hàng ngày bệnh nhân suy thận cần phải lưu ý:
- Hạn chế muối, nên ăn nhạt. Vì muối là một trong nguyên nhân làm tình trạng suy thận thêm trầm trọng. Bệnh nhân suy thận được khuyến cáo nên hạn chế natri dưới 2.000mg/ngày.
- Hạn chế các thực phẩm giàu kali, phốt pho. Do chức năng lọc của thận bị suy giảm nên không thể lọc được các chất này và dễ gây độc cho các tế bào cũng như gây độc cho cơ thể. Lượng kali nên sử dụng dưới 2.000mg/ngày. Lượng phốt pho nên hạn chế dưới 600 – 800mg/ngày.
- Kiểm soát lượng protein vào cơ thể. Suy thận dẫn đến chức năng đào thải của thận kém, cần kiểm soát lượng protein để giảm tải chức năng cho thận. Việc này sẽ giúp thận có thời gian nghỉ ngơi và hồi phục. Lượng protein nạp vào cơ thể nên dưới 25g/ngày.
Một số loại thực phẩm bệnh nhân suy thận nên sử dụng:
- Tinh bột: Bệnh nhân suy thận cần hạn chế đạm nhưng vẫn cần đủ năng lượng cho cơ thể hoạt động. Những thực phẩm giàu tinh bột thường có rất ít đạm nên người mắc suy thận hoàn toàn có thể dùng hàng ngày, chúng bao gồm: Gạo, khoai, sắn, miến dong…
- Rau xanh: Có chứa nhiều chất xơ, chất oxy hóa giúp trung hòa các gốc tự do có hại cho cơ thể. Vì vậy người mắc suy thận nên sử dụng nhiều rau xanh. Một số loại rau tốt cho người suy thận: Súp lơ, ớt chuông, bắp cải, bí xanh, su su… Người bệnh nên hạn chế sử dụng rau ngót, các loại đậu, rau muống vì nó có chứa nhiều chất đạm và kali.
- Vitamin và khoáng chất: Người suy thận có nguy cơ thiếu máu nên cần cung cấp đầy đủ các vitamin và khoáng chất, nhất là vitamin C, Fe, axit folic để tạo máu, vitamin nhóm B, A, E giúp tăng cường sức đề kháng. Một số loại hoa quả, rau củ hay sử dụng: Táo, dứa, lê, đu đủ, bưởi, nho đỏ…
- Bổ sung chất béo có trong dầu, mỡ, bơ: Nên sử dụng 30 – 50g/ngày.
- Một số thực phẩm bệnh nhân suy thận nên tránh:
- Những loại quả giàu kali như: Chuối, lựu, bơ, đào , mận, kiwi, các loại quả khô. Chúng có chứa nhiều kali gây nguy hiểm với những người suy thận.
- Thực phẩm giàu chất đạm, phốt pho: Lòng đỏ trứng, thịt bò, các loại đậu, nội tạng động vật, tôm, cua…
- Những thực phẩm có chứa nhiều natri mà bệnh nhân suy thận cũng nên tránh: Cá khô, bánh mì, khoai tây chiên…
- Hạn chế dùng chất kích thích: Rượu, bia, thuốc lá, các đồ uống có gas. Việc sử dụng các loại này làm tăng axit lactic, điều đó khiến thận phải hoạt động nhiều hơn để đào thải.
- Các thực phẩm có nhiều đường cũng nên hạn chế.
- Khi thận yếu chức năng lọc và đào thải của thận cũng bị giảm đi. Vì thế người suy thận cần hạn chế đưa chất lỏng vào người hoặc các thực phẩm nhiều nước: Canh, súp, dưa hấu, cam.
Trên đây là thông tin trả lời thắc mắc: “Suy thận có uống được nước dừa không?”. Ngoài ra chúng tôi cũng đưa ra một số loại thực phẩm người suy thận nên và không nên sử dụng, cùng một số lưu ý trong việc chọn lựa, sử dụng thực phẩm cho người suy thận. Để nâng cao sức khỏe và giảm đáng kể quá trình tiến triển nặng của bệnh, người bệnh cần có một chế độ sinh hoạt, ăn uống hợp lý khoa học.