Một trong những nguyên tắc quan trọng trong nấu ăn cho người bệnh gout đó chính hạn chế tối đa sự xuất hiện của nhân Purin, khiến hàm lượng axit uric tăng cao, gia tăng sự phát triển của gout. Dưới đây, chúng tôi sẽ giới thiệu tới bạn một số món ăn cho người bệnh gout đơn giản, dễ thực hiện.
Danh sách 6 món ăn cho người bệnh gout vừa ngon vừa dễ làm
Bên cạnh việc lựa chọn các loại thực phẩm tốt cho người bệnh gout, bạn cũng cần biết cách chế biến một số món ăn phù hợp. Những món ăn ít dầu mỡ được xem là sự lựa chọn tốt, tuy nhiên, bạn vẫn cần bổ sung trong thực đơn những món ăn giàu dinh dưỡng để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Ngoài ra, trong bữa ăn không thể thiếu rau xanh, hoa quả tươi, bởi chúng tốt cho hoạt động của thận, giúp đào thải lượng axit uric dư thừa, ngăn chặn gout.
Dưới đây là một số món ăn cho người bệnh gout có cách thực hiện vô cùng đơn giản mà bạn có thể tham khảo:
Salad rau xanh
Rau xanh chứa nhiều thành phần dinh dưỡng, đặc biệt giàu vitamin, khoáng chất, chất xơ, nước và chất chống oxy hóa có tác dụng nâng cao hệ miễn dịch và sức khỏe tổng thể, phòng ngừa và giảm viêm hiệu quả.
Ngoài ra, một số thành phần trong rau xanh còn giúp cải thiện sức khỏe và chức năng xương khớp, thanh nhiệt, giải độc, duy trì cân nặng hợp lý. Bên cạnh đó, các loại rau xanh còn có tính kiềm, giúp cân bằng nồng độ axit trong cơ thể, đặc biệt là thận. Điều này hỗ trợ tốt cho quá trình đào thải axit uric dư thừa.
Chuẩn bị nguyên liệu:
- Rau xà lách
- Cà chua
- Dưa chuột
- Ớt chuông
- Hoặc nguyên liệu rau khác mà người bệnh yêu thích
- Giấm ăn
Cách thực hiện:
- Rửa sạch các nguyên liệu, ngâm với nước muối loãng để loại bỏ bụi bẩn
- Cắt khúc rau xà lách, cắt mỏng cà chua, ớt chuông và dưa chuột
- Trộn đều các nguyên liệu cùng với một ít giấm ăn
- Có thể ăn salad rau cùng với nước chấm hoặc mayonnaise
- Người bệnh nên ăn salad rau ít nhất 3 lần/ tuần
Canh nấm rơm đậu hũ
Nấm rơm và đậu hũ là nguồn cung cấp đạm thực vật dồi dào, giúp duy trì và đảm bảo mọi hoạt động của cơ thể. Những loại thực phẩm này với hàm lượng dinh dưỡng vừa đủ, được đánh giá cao trong việc hỗ trợ điều trị bệnh gout.
Chuẩn bị nguyên liệu:
- 4 miếng đậu hũ non
- 200 gram nấm rơm
- Một nắm rau hẹ
- Hành củ
- Gia vị.
Cách thực hiện:
- Các nguyên liệu rửa sạch và tiến hành sơ chế
- Cho dầu vào chảo đun sôi sau đó cho hành tím vào
- Phi hành cho đến khi ngậy mùi thơm
- Cho nước vào nồi đun sôi
- Thả thêm nấm rơm và đậu hũ
- Đợi nguyên liệu chín, thêm hẹ và nêm nếm gia vị vừa đủ
- Cho canh ra bát và thưởng thức, người bệnh nên ăn khi canh còn nóng
Cháo đậu đen và bo bo
Món cháo đậu đen kết hợp với bo bo sẽ mang đến những lợi ích sau cho người bệnh gout: Hoạt huyết giải độc, cải thiện tình trạng viêm, sưng, đau, nóng khớp, ổn định chức năng xương, tăng mật độ xương,…
Chuẩn bị nguyên liệu:
- 150 gram đậu xanh
- 30 gram bo bo
- Gia vị.
Cách thực hiện:
- Đậu đen và bo bo rửa sạch
- Cho tất cả nguyên liệu vào nồi cùng 1 lít nước
- Đun sôi trong khoảng 1 tiếng đồng hồ, nêm nếm gia vị
- Người bệnh nên ăn lúc cháo còn nóng để nhận được hiệu quả tốt nhất.
Gỏi khổ qua, rau cần
Cần tây chứa tinh dầu, một lượng lớn chất kích thích tố cùng các vitamin và khoáng chất gồm vitamin A, vitamin C, vitamin B, vitamin K, kali, folate, choline, chất xơ… Các thành phần này có khả năng duy trì cân nặng, giảm huyết áp và cholesterol, chống viêm, giảm axit uric trong máu.
Khổ qua (mướp đắng) được biết đến với hàm lượng flavonoid lớn. Nhờ vậy mà loại quả này có tác dụng giảm đau, giảm viêm và chữa lành tổn thương khớp do bệnh gout.
Chuẩn bị nguyên liệu:
- 150 gram khổ qua
- 150 gram rau cần
- Tỏi
- Dầu mè
- Gia vị.
Cách thực hiện:
- Khổ qua rửa sạch, bỏ hạt, thái sợi
- Trần khổ qua trong nước sôi sau đó ngâm vào nước lạnh, vớt ra, để ráo
- Rau cần rửa sạch và cắt khúc vừa ăn
- Trộn khổ qua với rau cần, dầu mè, tỏi và một ít gia vị khác
- Để tăng thêm hương vị, bạn có ăn gỏi khổ qua và rau cần với một số món ăn phụ và nước chấm yêu thích
- Mỗi tuần nên ăn 3 lần
Cháo đậu đỏ tim sen
Đậu đỏ là loại thực phẩm giàu dinh dưỡng với tác dụng cải thiện sức khỏe xương, tim mạch, đẩy nhanh tiến độ phục hồi tổn thương ở các ổ khớp viêm. Ngoài ra, hàm lượng chất xơ dồi dào trong đậu đỏ có tác dụng làm giảm nồng độ axit uric trong máu.
Trong Đông y, tim sen có tính hàn, vị đắng, có tác dụng dưỡng tâm an thần, hỗ trợ ngủ ngon, ổn định chức năng của nhiều cơ quan trong cơ thể, bao gồm cả thận. Do đó khi sử dụng tim sen trong điều chế món ăn sẽ giúp cho hoạt động của thận thuận lợi, dễ dàng trong việc đào thải axit uric dư thừa ra ngoài.
Chuẩn bị nguyên liệu:
- 60 gram đậu đỏ
- 1 muỗng nhỏ tim sen
- 50 gram gạo
- Gia vị cần thiết
Cách thực hiện:
- Gạo vo sạch, đậu đỏ và tim sen rửa sạch
- Cho tất cả nguyên liệu vào nồi cùng với 700ml nước lọc
- Tiến hành đun sôi, sau đó để nhỏ lửa, cho thêm nước nếu cần thiết
- Nêm nếm gia vị vừa ăn
- Người bệnh nên ăn cháo khi còn nóng, mỗi tuần ăn từ 3 – 4 lần
Canh cá
Mỗi tuần người bệnh cũng nên ăn một bữa cá để bổ sung hàm lượng omega 3 và canxi cho xương khớp. Tuy nhiên, người bệnh cần lưu ý không chọn các loại cá có nhiều nhân Purin, mà thay vào đó có thể sử dụng các loại cá như cá chép, cá lóc,… để ngăn chặn sự tiến triển xấu của bệnh.
Chuẩn bị nguyên liệu:
- 1 con cá chép
- 2 quả cà chua
- 50 gram đậu bắp
- 1 nắm giá
- Gia vị
Cách thực hiện:
- Tiến hành sơ chế và rửa các nguyên liệu
- Cà chua cắt múi cau, đậu bắp cắt khúc
- Cho dầu vào chảo, đun sôi cho cá vào chiên qua để giảm mùi tanh
- Cho một ít dầu vào nồi, thêm cà chua và xào xơ
- Đổ nước và đun sôi rồi cho cá vào nấu khoảng 15 phút
- Thêm giá và nêm nếm gia vị sao cho vừa ăn
- Cho ra bát và thưởng thức
Có thể thấy chế độ ăn uống đóng một vai trò quan trọng trong quá trình điều trị bệnh gout. Do đó, người bệnh cần lựa chọn những thực phẩm phù hợp để từ đó chế biến thành một số món ăn cho người bệnh gout, nhanh chóng đẩy lùi những triệu chứng mà gout gây ra.