Cảm giác buồn nôn ở cổ họng khiến bạn cảm thấy vô cùng khó chịu. Bạn lo lắng không biết dấu hiệu này có liên quan đến bệnh lý nào? Những thông tin hữu ích dưới đây sẽ giải đáp thắc mắc này cho bạn.
Cảm giác buồn nôn ở cổ họng nguyên nhân do đâu?
Cảm giác buồn nôn ở cổ họng khiến cơ thể mệt mỏi, ăn không ngon, triệu chứng này có liên quan đến hệ tiêu hóa. Nguyên nhân chủ yếu là do:
1. Trào ngược thực quản
Trào ngược thực quản là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến cảm giác buồn nôn ở cổ họng. Khi đó, axit có trong dạ dày sẽ trào ngược lên thực quản dẫn đến bụng bị đầy hơi, khó chịu. Bạn có thể dễ dàng nhận biết bệnh này khi thấy bị đau ngực kèm buồn nôn nhưng không nôn ra được, khó nuốt thức ăn và có cảm giác cổ họng có vật gì đó.
2. Tắc ruột
Khi thấy buồn nôn kèm theo đau dữ dội, bạn có thể bị tắc đường ruột. Lúc này do thức ăn đang bị ứ đọng lại trong dạ dày. Bạn cần dừng cung cấp thức ăn vào cơ thể để tránh tình trạng bệnh trở nên nặng hơn.
3. Viêm dạ dày và tá tràng
Cảm giác buồn nôn khó chịu ở cổ họng còn là dấu hiệu của bệnh viêm dạ dày và tá tràng. Những cơn buồn nôn thường xuất hiện sau khi ăn, bụng đầy hơi, khó tiêu. Thậm chí cả khi đói bạn cũng có cảm giác bụng sôi, nóng như có lửa, đau tức thượng vị khiến cơ thể mệt mỏi.
4. Viêm đại tràng cấp và mãn tính
Khi có cảm giác buồn nôn kèm theo các dấu hiệu bất thường như táo bón hoặc tiêu chảy, chướng bụng đầy hơi,… có thể bạn bị viêm đại tràng cấp hoặc mãn tính. Nếu thấy đau bụng âm ỉ kéo dài hãy nhanh chóng đưa đến ngay cơ sở y tế để thăm khám.
5. Buồn nôn ở cổ có thể do tác dụng thuốc
Một số loại thuốc có tác dụng phụ gây buồn nôn như thuốc bisphosphonates chữa bệnh loãng xương, thuốc chữa tiểu đường, chống trầm cảm, thuốc giảm đau như ibuprofen,naproxen… hay thuốc kháng sinh cũng gây buồn nôn. Bạn cần hỏi bác sĩ trước khi dùng thuốc.
6. Dấu hiệu mang thai cũng gây buồn nôn
Buồn nôn còn là dấu hiệu cho thấy bạn đang có thai. Đây là triệu chứng bình thường khi mẹ bầu bị ốm nghén. Ngoài cảm giác buồn nôn, ốm nghén thì mẹ bầu còn có hiện tượng đầy hơi, nôn ói, khó chịu.
7. Do lượng đường ở trong máu hạ thấp
Hormone glucagon và epinephrine có khả năng điều chỉnh lượng đường trong máu. Nhưng nếu hormone này tăng đột biến hoặc được sản sinh ra nhiều hơn sẽ khiến lượng đường trong máu bắt đầu giảm, gọi là hạ đường huyết. Khi xảy ra hiện tượng này xảy gây ra cảm giác buồn nôn, khó chịu ở cổ họng.
Cảm giác buồn nôn ở cổ họng khi mang thai
Thông thường khi mang thai, mẹ bầu thường có cảm giác buồn nôn ở cổ họng nên không muốn ăn gì cả. Bụng thì đói, khó chịu nhưng buồn nôn khiến cơ thể mệt mỏi. Những khó chịu trong thời kỳ mang thai tập trung vào 3 tháng đầu, thai phụ thường bị ốm nghén nên sẽ có cảm giác như vậy.
Nếu trong trường hợp mẹ bầu bị buồn nôn kéo dài, nôn ra máu thì hãy đến ngay cơ sở y tế để bác sĩ kiểm tra sức khỏe.
Làm gì khi có cảm giác buồn nôn ở cổ họng?
Đẩy lùi cảm giác buồn nôn bằng nguyên liệu tự nhiên
Một số thực phẩm thường ngày có thể giúp bạn giảm cảm giác buồn nôn như:
- Gừng: Nhờ có vị nóng, gừng giúp đẩy lùi cảm giác buồn nôn khó chịu. Hãy lấy một củ gừng rửa sạch cắt thái nhỏ bỏ vào ly nước ấm ngâm khoảng 10 phút để uống.
- Chanh: Chanh có tính axit, vị chua giúp chữa buồn nôn do ốm nghén hiệu quả. Hãy lấy một quả chanh vắt lấy nước uống, cho thêm 2 thìa đường để giúp cổ họng dễ chịu.
- Bạc hà: Hương bạc hà sẽ giúp bạn quên đi cảm giác khó chịu do buồn nôn ở cổ họng. Lấy khoảng 10 lá bạc hà rửa sạch đem ép lấy nước cho vào 2 thìa đường phèn để uống.
- Uống trà pha với mật ong: Pha một cốc trà ấm với 1 thìa mật ong sẽ giúp giảm buồn nôn hiệu quả do hạ đường huyết gây ra. Ngoài ra, trong trà mật ong còn làm giảm tổn thương niêm mạc thực quản và giảm đau rát.
- Ăn trái cây: Các loại trái cây như cam, quýt, dâu,… có vị chua và ngọt sẽ đẩy lùi cảm giác buồn nôn do mang thai.
- Uống nhiều nước để giúp cân bằng điện giải và trung hòa acid trong dạ dày để tránh gây ra hiện tượng trào ngược dạ dày.
Điều trị cảm giác buồn nôn ở cổ họng bằng thuốc tây
Để kịp thời loại bỏ cảm giác buồn nôn, thuốc tây sẽ là giải pháp hiệu quả. Tùy vào trường hợp bệnh, bác sĩ sẽ chẩn đoán và cho thuốc uống phù hợp. Một số loại thuốc có tác dụng đẩy lùi buồn nôn khó chịu ở cổ họng như: Chlorpromazine, Bismuth, Metoclopramide, …
Điều chỉnh chế độ ăn uống
Bạn cần điều chỉnh lại chế độ ăn uống, cân đối các thành phần gồm chất béo, protein, carbohydrate trong thực đơn và chia nhỏ bữa ăn để tránh gây ứng đọng thức ăn trong dạ dày.
Cảm giác buồn nôn ở cổ họng là hiện tượng thường gặp do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra. Vì vậy, với những cách trên sẽ giúp bạn cải thiện được tình trạng này. Nếu thấy buồn nôn kéo dài, hãy chủ động đến ngay bác sĩ để được thăm khám sớm.