Viêm phế quản là căn bệnh khá quen nhưng vẫn có nhiều người băn khoăn viêm phế quản uống thuốc gì mới nhanh chóng hồi phục. Bên cạnh đó, người bệnh cũng cần ghi nhớ những lưu ý để dùng thuốc an toàn và hiệu quả. Tất cả những thông tin cần thiết đó sẽ được chia sẻ đến các bạn trong bài viết dưới đây.
Viêm phế quản uống thuốc gì?
Viêm phế quản là bệnh lý do đường hô hấp bị viêm nhiễm dẫn đến các triệu chứng như sốt, khó thở, ho khan, ho có đờm,… Để điều trị viêm phế quản hiệu quả, người bệnh có thể uống thuốc Tây, thuốc Nam hoặc kết hợp sử dụng hai phương thuốc này.
Sử dụng các loại thuốc Tây y để điều trị viêm phế quản
Thuốc long đờm
Thuốc có tác dụng tiêu đờm, đào thải những chất tiết ra ngoài để thông thoáng đường hô hấp. Nhiều người dùng kèm chung với thuốc ho để mang lại hiệu quả chữa trị cao hơn.
Thuốc kháng virus, vi khuẩn
Nhiều người lầm tưởng virus với vi khuẩn là một, nhưng thực chất đây là hai tác nhân gây bệnh khác nhau. Vì vậy, người bệnh cần dùng đúng loại thuốc để trị bệnh tận gốc.
- Thuốc kháng virus cúm loại A là loại thuốc được dùng phổ biến hiện nay.
- Tùy theo tầm nguy hiểm vi khuẩn gây ra mà người bệnh dùng loại kháng sinh thích hợp. Kháng sinh có nhiều mức độ nặng nhẹ khác nhau nên người bệnh cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng. Có thể chỉ dùng một loại kháng sinh nhưng cũng có thể kết hợp dùng nhiều loại.
Thuốc kháng viêm
Có nhiều dạng kháng viêm như dạng tiêm, uống, xông hơi, hít. Đây đều là những dạng thuốc có tác dụng giảm viêm thành niêm mạc của ống phế quản, giúp người bệnh nhanh chóng hồi phục.
Thuốc chống tắc nghẽn phế quản
Thuốc có có tác dụng làm thông thoáng đường dẫn khí, hạn chế sự tắc nghẽn trong quá trình hô hấp. Có hai dạng thuốc chính: Dạng Theophylin và dạng chủ vận beta-2.
Các bài thuốc dân gian từ Đông y
Củ cải
Củ cải có tác dụng trị ho khan, ho có đờm rất hiệu quả. Người bệnh có thể kết hợp củ cải và mật ong để chữa trị viêm phế quản tại nhà. Trước hết rửa sạch củ cải, sau đó nghiền nát chắt lấy nước, uống chung với mật ong. Người bệnh uống hỗn hợp này 2 lần mỗi ngày để bài thuốc phát huy hiệu quả.
Gừng
Gừng là nguyên liệu quen thuộc trong bếp của mọi nhà. Ngoài việc pha trà gừng uống để giảm ho, thanh nhiệt, người bệnh có thể kết hợp gừng với lá trầu để trị viêm phế quản. Giã nát hỗn hợp gồm 5 lát gừng thái mỏng và 10 lá trầu xanh, rồi đun trong 30 phút, sau đó chắt lấy nước uống hằng ngày.
Mật ong, chanh
Mật ong và chanh là sự kết hợp thường xuyên xuất hiện trong các bài thuốc nam. Không những giúp đẹp da, giải cảm mà hỗn hợp này còn hỗ trợ điều trị viêm phế quản rất hiệu quả. Người bệnh có thể làm hỗn hợp bột chanh và mật ong, để ngậm mỗi ngày. Trước hết để chanh đông lạnh trong 6 tiếng, sau đó nghiền thành bột. Tiếp theo cho 150ml mật ong vào trộn chung với 100gr bột chanh, rồi bảo quản trong tủ lạnh. Liều lượng thích hợp nhất là dùng 3 lần mỗi ngày.
Quất
Quất cũng giống như chanh và cam, chứa nhiều vitamin và chất xơ, giúp thanh nhiệt, giải cảm. Ngoài ra, quất còn hạn chế sự va chạm thành niêm mạc của ống phế quản, có tác dụng kháng viêm, trị ho rất tốt. Người bệnh gọt lấy vỏ quất, đem đi phơi khô, sau đó pha chung với trà uống mỗi ngày sẽ thấy các triệu chứng thuyên giảm hẳn đi.
Lá khế
Chọn những lá khế chua sạch, tươi, rồi đun sôi với 500ml nước lọc. Sau đó chắt lấy nước uống hằng ngày để trị viêm phế quản.
Trái lê
Lê chưng cách thủy hay lê hấp đường phèn là bài thuốc trị viêm phế quản cấp tính được lưu truyền từ xưa. Đầu tiên, người bệnh chọn lê mọng nước, cắt bỏ phần hạt, chỉ giữ lại phần thịt lê. Sau đó cho vào 10g bối mẫu, đường phèn rồi đem chưng cách thủy. Tiếp theo, chia nhỏ món ăn thành hai phần, dùng sáng tối trong ngày.
Lá hẹ
Người bệnh chuẩn bị tầm 20g hẹ, rửa sạch rồi dùng để chế biến thức ăn. Duy trì việc tiêu thụ hẹ hằng ngày sẽ làm giảm bớt những cơn ho dai dẳng.
Lưu ý khi dùng thuốc trị viêm phế quản
Để tránh các rủi ro xảy ra trong quá trình dùng thuốc, người bệnh nên lưu ý những điều sau đây:
- Dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, đúng thuốc, đúng liều lượng. Tuyệt đối không tự ý mua ngoài hoặc ngừng sử dụng thuốc đột ngột.
- Lúc thăm khám bác sĩ chỉ định thuốc cần trình bày các tiền sử bệnh của mình để tránh trường hợp tương tác thuốc.
- Viêm phế quản có thể làm tái phát các bệnh lý về hô hấp và tim mạch nên người bệnh cần theo dõi sát sao các triệu chứng trong quá trình dùng thuốc. Nếu có bất kỳ biểu hiện khác lạ nào, cần thông báo ngay với bác sĩ.
Bên cạnh việc uống thuốc, người bệnh cần được chăm sóc đúng cách tại nhà để bệnh tình nhanh chóng thuyên giảm. Cụ thể:
- Tránh xa những tác nhân gây bệnh nặng như bụi bẩn, không khí ô nhiễm.
- Uống nhiều nước để bổ sung chất điện giải và làm hạ thân nhiệt.
- Hạn chế vận động mạnh, nên nghỉ ngơi thường xuyên.
- Với những đối tượng hút thuốc lá, nên giảm hoặc ngừng hút trong quá trình điều trị bệnh.
Hy vọng rằng bài viết trên đã cung cấp lời giải đáp phù hợp cho câu hỏi “viêm phế quản uống thuốc gì?”. Dù bạn mắc bệnh hay đang chăm sóc người bệnh thì bạn cũng nên tham khảo những thông tin này để giúp quá trình điều trị diễn ra suôn sẻ hơn.