NHỮNG ĐIỀU BẠN NÊN BIẾT VỀ VIÊM PHẾ QUẢN DẠNG HEN

Bạn đã bao giờ nghe về viêm phế quản dạng hen chưa? Có lẽ không nhiều người nắm được nhiều kiến thức về vấn đề này. Bài viết dưới đây xin chia sẻ cùng bạn đọc những thông tin hữu ích xoay quanh nó.

Viêm phế quản dạng hen là gì? 

Đầu tiên cần phải hiểu rõ rằng viêm phế quản thể hen là thuật ngữ để chỉ tình trạng y tế khi mà cơ thể bạn bị đồng thời viêm phế quản cấp tính và hen suyễn.

Viêm phế quản và hen suyễn đều là kết quả của việc đường hô hấp gặp viêm. Trong đó, viêm phế quản cấp xảy ra khi niêm mạc ống thở bị tổn thương do virus hoặc vi khuẩn. Còn hen suyễn là tình trạng viêm làm các cơ của khí quản co thắt, từ đó gây sưng và hẹp đường thở.

Viêm phế quản dạng hen

Hen suyễn và viêm phế quản dạng hen khác nhau như thế nào

Hen suyễn và viêm phế quản hen có triệu chứng tương tự nhau nhưng nguyên nhân gây bệnh lại khác biệt. Trong cả hai bệnh lý này, đường hô hấp đều có tình trạng bị viêm sưng.

Chính vì vậy, không khí lưu thông đến phổi gặp khó khăn, làm giảm lượng oxy đi đến các cơ quan và mô tế bào. Những triệu chứng khó thở, ho, tức ngực đều là do thiếu oxy.

Nếu vấn đề thay đổi gen và những yếu tố môi trường như phấn hoa, khói bụi,..kích hoạt bệnh hen suyễn thì với viêm phế quản dạng hen còn bao gồm virus, thuốc và khói thuốc, ô nhiễm không khí,..

Ở cấp độ tế bào, hen suyễn liên đới với các tế bào viêm (đáp ứng cơ thể với tổn thương cấp hoặc mãn tính) còn viêm phế quản có dạng hen là với tế bào chống nhiễm trùng.

Viêm phế quản dạng hen có nguy hiểm không?

Bệnh viêm phế quản hen xuyễn hoàn toàn có thể chữa trị dứt điểm. Tuy nhiên, không nên vì thế mà bạn xem thường nó, bởi vì có rất nhiều biến chứng tiềm tàng xung quanh. Các biến chứng này nếu không điều trị hay kiểm soát đúng lúc sẽ để lại hậu quả nghiêm trọng, thậm chí là tử vong. Một số khả năng không mong muốn đó bao gồm:

  • Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD), khí phế thũng, viêm phế quản mãn.
  • Nhiễm trùng đường hô hấp thường xuyên.
  • Viêm phổi.
  • Tăng huyết áp phổi (huyết áp cao trong động mạch ở phổi).
  • Suy hô hấp.

Chính vì vậy, để làm giảm nguy cơ, bạn nên tuân thủ lộ trình điều trị và các lời khuyên y tế từ chuyên gia.

Viêm phế quản dạng hen có nguy hiểm không

Nguyên nhân gây bệnh

Bởi vì viêm phế quản dạng hen là sự liên kết của viêm phế quản và hen suyễn nên việc xác định nguyên nhân chính xác cần có sự thăm khám cẩn thận tại các cơ sở y tế. Lý do phổ biến nhất là vì đường hô hấp trên bị nhiễm trùng. Những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh, bao gồm:

  • Ô nhiễm không khí.
  • Dị ứng (phấn hoa, thời tiết,..).
  • Lông động vật.
  • Bụi mịn.
  • Các công việc liên quan đến chăn nuôi, ngũ cốc, dệt may và khai thác than.
  • Tiền sử bệnh phổi.
  • Hút thuốc là hoặc hít phải khói thuốc thường xuyên.

Triệu chứng đặc trưng của bệnh

Các triệu chứng của viêm phế quản dạng hen chủ yếu liên quan về viêm đường hô hấp. Tùy vào cơ địa mỗi bệnh nhân mà cường độ có thể khác nhau. Những biểu hiện thường gặp là:

  • Tức ngực hoặc cảm giác nghèn nghẹn vùng ngực.
  • Ho khan ( nếu ho có đờm thì đó là biểu hiện nhiễm trùng).
  • Cơ thể mệt mỏi.
  • Sốt.
  • Khó thở hoặc thở dốc.
  • Khò khè.

Ngoài ra, nếu bạn gặp phải một trong số tình trạng này, hãy tìm kiếm sự trợ giúp y tế ngay lập tức:

  • Mồi hoặc phần móng tay trở nên tái xanh.
  • Mức độ ý thức hoặc sự tỉnh táo thay đổi (bất tỉnh, không phản ứng).
  • Vấn đề đường hô hấp: thở khò khè, hơi thở nặng nhọc, nghẹt thở.

Phương pháp xét nghiệm bệnh

Khi bạn gặp phải những biểu hiện ban đầu của bệnh, bạn nên đến cơ sở y tế để thăm khám. Các bác sĩ sau khi đặt câu hỏi về triệu chứng, kiểm tra tình trạng lâm sàng và vật lý, có thể yêu cầu thực hiện một số xét nghiệm sau:

  • Đo khả năng hệ thống hô hấp: Một xét nghiệm đo chức năng phổi khi bạn hít vào và thở ra thông qua ống nối với hô hấp ký (Spirometry).
  •  Lưu lượng đỉnh thở ra (Peak expiratory flow/PEF): Một thử nghiệm đo lường cường độ không khí bạn thở ra (thoát khí) vào ống ngậm của lưu lượng đỉnh kế.
  • Chụp X-quang lồng ngực: Xét nghiệm này giúp quan sát phổi rõ ràng hơn, tìm kiếm bằng chứng về các tình trạng khác gây ra ho hoặc tức thở.

xét nghiệm viêm phế quản dạng hen

Phương pháp điều trị bệnh hiệu quả

Mục tiêu điều trị trong viêm phế quản dạng hen là giảm co thắt ống thở liên quan đến hen và tắc nghẽn do viêm phế quản cấp.

-Các thuốc kiểm soát hen suyễn kéo dài:

  • Các thuốc điều hòa miễn dịch như omalizumab (xolair), một kháng thể được tiêm vào cơ thể nhằm kiểm soát các triệu chứng do hen suyễn dị ứng gây ra.
  • Corticosteroid dạng hít như budesonide, flunisolide, fluticasone propionate và triamcinolone acetonide.
  • Thuốc kháng Leukotriene D4 như montelukast.
  • Chất chủ vận beta-agonist tác dụng lâu dài như salmeterol và formoterol.

-Thuốc trị hen suyễn tác dụng nhanh

Thuốc chủ vận beta-agonist tác dụng ngắn: Albuterol sulfate (ProAir, Proventil, Ventolin, dung dịch hít AccuNest) và levalbuterol (Xopenex).

-Phương pháp điều trị viêm phế quản cấp tính ở những người bị hen suyễn:

  • Thuốc giảm đau, chẳng hạn như acetaminophen (Tylenol), ibuprofen (Advil, Motrin), naproxen (Aleve) và aspirin (chỉ dành cho người lớn)
  • Thuốc kháng sinh trong trường hợp nhiễm trùng do vi khuẩn.
  • Thuốc nới lỏng phế quản.
  • Vật lý trị liệu ngực (CPT) hoặc liệu pháp oxygen.
  • Tăng hydrat hóa làm giảm đờm.
  • Ngoài ra nên lưu ý:
  • Dùng máy làm ẩm không khí.
  • Từ bỏ thuốc lá.
  • Uống đủ lượng nước.
  • Nghỉ ngơi đầy đủ.

Hy vọng bài viết trên đã cung cấp nhiều thông tin hữu ích về viêm phế quản dạng hen. Hãy luôn luôn lắng nghe cơ thể bạn lên tiếng, bởi sức khỏe là tài sản vô giá nhất của mỗi con người!

Bài viết được đề xuất