Bệnh gout có ăn được thịt lươn không

Thịt lươn có vị thơm ngon, là nguồn bổ sung dinh dưỡng rất quý cho cơ thể. Đông y nhắc tới lươn là “tứ đại hà tiên”, người Nhật thì coi lươn là loại “sâm động vật” quý giá. Giàu giá trị dinh dưỡng là vậy nên một số người rất lăn tăn không biết bệnh gout có ăn được thịt lươn hay không? Vấn đề này sẽ được đề cập chi tiết trong nội dung dưới đây. Mời bạn đọc quan tâm theo dõi!

Giá trị dinh dưỡng và lợi ích từ thịt lươn

Thịt lươn đem lại giá trị dinh dưỡng cao và có nhiều lợi ích đối với sức khỏe nói chung. Trung bình, trong mỗi 100gr thịt lươn cung cấp khoảng 12,7g đạm, 25,6g lipid trong đó mức năng lượng cung cấp có thể lên tới 285 đơn vị calo. Ngoài ra, thịt lươn còn rất giàu vitamin và khoáng chất như vitamin A & beta carotene 2000 IU, Niacin 2,2mg, vitamin B1 0,15mg, vitamin B6 0,28mg, Riboflavin 0,31mg, Biotin 5mcg, cùng các khoáng chất thiết yếu khá như sắt 0,7mg, kali 247mg, natri 78mg, calci 18mg, photpho 160mg, magie 18mg…

Giá trị dinh dưỡng và lợi ích từ thịt lươn
Giá trị dinh dưỡng và lợi ích từ thịt lươn

Nguồn dinh dưỡng dồi dào cộng với hương vị thơm ngon, ngọt thịt khiến cho món lươn trở thành món “đặc sản” ở nhiều nơi, nhiều vùng miền, cho dù được chế biến thành món ăn gì cũng rất hấp dẫn như cháo lươn, miến lươn, lươn om chuối đậu, miên nướng tỏi ớt…

Nếu thường xuyên bổ sung món lươn vào trong thực đơn thì sẽ nhận được những lợi ích sau về sức khỏe:

  • Bổ sung các thành phần dinh dưỡng thiết yếu cung cấp cho các hoạt động thể chất và phát triển trí tuệ, đặc biệt là với trẻ nhỏ.
  • Cải thiện sức đề kháng, phòng chống nhiều bệnh tật.
  • Cải thiện sức khỏe xương khớp, tăng khả năng chữa lành tổn thương xương khớp do có lượng vitamin D và canxi tốt.
  • Hỗ trợ giảm viêm, sưng đau xương khớp, cải thiện các triệu chứng trong nhiều bệnh xương khớp, điển hình như bệnh gout.
  • Lượng kali trong thịt lươn giúp thúc đẩy khả năng chuyển hóa trong cơ thể, phòng chống nguy cơ tích tụ acid uric trong máu.
  • Hỗ trợ giảm cân, tăng cường sức khỏe cơ bắp.

Bị bệnh gout có ăn được thịt lươn không?

Theo Y học cổ truyền, thịt lươn có tính ôn, vị ngọt, có công dụng bổ khí, dưỡng huyết, mạnh gân cốt, trừ phong, khử thấp, làm ấm bụng, bổ trí não, chữa ho hen, giảm đau lưng, giảm đau nhức trong bệnh thống phong (bệnh gút).

Ngoài ra, những thành phần dinh dưỡng có trong thịt lươn rất tốt cho sức khỏe tổng thể, tăng cường khả năng chữa lành tổn thương ở xương khớp, tăng khả năng hấp thụ canxi. Đặc biệt đối với riêng bệnh gút thì loại thực phẩm này còn có công dụng giảm tổng hợp acid uric trong máu, ngăn ngừa sự lắng đọng của muối urat nên có thể hỗ trợ kiểm soát các cơn gút cấp tính khá hiệu nghiệm. 

Do đó, người mắc bệnh gout yên tâm rằng hoàn toàn có thể ăn được thịt lươn để giúp kiểm soát tình trạng viêm sưng, đau nhức khó chịu, tăng sức đề kháng để cơ thể mau chóng hồi phục.

Tuy nhiên cần lưu ý rằng vì thịt lươn rất giàu dinh dưỡng cho nên không được dùng nhiều, đặc biệt với người bệnh gout thì càng nên dùng với lượng vừa phải, tối đa 2-3 lần mỗi tuần và mỗi ngày không tiêu thụ quá 100mg. Bởi nếu nhìn về lượng protein mà loại thịt này mang lại thì vẫn được xếp vào nhóm giàu đạm, có thể gây tăng acid uric nếu dùng quá nhiều.

Món ăn bài thuốc từ thịt lươn

Vốn dĩ thịt lươn rất thơm, chắc thịt và ngọt nên có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon. Đặc biệt để chế biến thành món ăn tốt cho người bệnh gút, giúp giảm thiểu các triệu chứng như viêm khớp, sưng đau khớp thì có thể kết hợp chung với nhiều nguyên liệu khác như lá lốt, nhân trần, sa tiền tử… Dưới đây là những cách chế biến mà người bệnh gút có thể tham khảo thêm:

Món ăn bài thuốc từ thịt lươn
Món ăn bài thuốc từ thịt lươn

Thịt lươn kết hợp nhân trần, sa tiền tử giúp giảm đau mỏi cơ xương

Nguyên liệu gồm có: 

  • Lươn 2 con (tầm 600gr lươn), nhân trần 30gr, xa tiền tử, huyền sâm, táo nhân, đẳng sâm,  lá dâu, râu ngô (mỗi vị này dùng 15gr), gia vị các loại.

Thực hiện:

  • Nhân trần, huyền sâm, xa tiền tử, táo nhân, lá dâu, đẳng sâm, nhân trần, râu ngô, tất cả rửa sạch rồi đem sắc lấy nước thuốc.
  • Sơ chế thật sạch con lươn, cắt khúc 2cm vừa ăn, khía bỏ xương lươn rồi rửa nước muối cho sạch nhớt, rửa lại bằng nước cho thật sạch.
  • Đổ nước thuốc vừa sắc vào nồi, cho lươn, thêm gia vị rồi cho lên bếp ninh lửa nhỏ tới khi thịt lươn chín thơm.
  • Ăn khi còn ấm nóng. 

Mỗi tuần nên dùng từ 2-3 lần để cải thiện tình trạng đau nhức trong bệnh gút. Món ăn này còn giúp bồi bổ thần kinh, giúp làm mát gan, thanh nhiệt rất tốt.

Thịt lươn nấu lá lốt giúp giảm đau nhức xương khớp

Nguyên liệu gồm có:

  • Lươn 500g, 1 bó lá lốt, 1 thìa cà phê bột nghệ, hành khô, hạt nêm, nước mắm…

Thực hiện:

  • Sơ chế thật sạch lươn cho hết nhớt, cắt khúc vừa ăn.
  • Thêm 1 thìa cà phê bột nghệ vào lươn, một chút hạt nêm ướp trong 10-15 phút cho ngấm gia vị. Bột nghệ có công dụng khử tanh cho thịt lươn và khi nấu lên sẽ cho màu vàng rất đẹp mắt, lại tăng công dụng bổ máu.
  • Lá lốt rửa thật sạch, để ráo nước và thái sợi nhỏ.
  • Hành khô băm nhỏ, phi thơm với dầu ăn rồi cho lươn vào xào, xào khẽ để lươn không bị nát thịt.
  • Khi lươn chín săn thịt thì cho thêm chút nước mắm cho thơm rồi cho lá lốt thái sợi vào đảo nhanh tay và tắt bếp ngay cho lá lốt không bị nồng.
  • Ăn nóng với cơm.

Lưu ý 

  • Nên chọn lươn tươi để chế biến sẽ đảm bảo dưỡng chất và vị thơm ngon của thịt lươn.
  • Chọn mua lươn ở địa chỉ uy tín, đảm bảo chất lượng tốt nhất.
  • Nếu bữa ăn đã dùng thịt lươn thì không ăn thêm các loại thịt khác để tránh dùng quá nhiều đạm.
  • Cần sơ chế thật sạch lươn trước khi nấu, loại bỏ hết chất nhớt trên da lươn để đảm bảo an toàn nhất khi chế biến.
  • Không ăn lươn để lâu ngày, lươn có dấu hiệu ôi thiu, chế biến không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm vì có thể gây ngộ độc.

Ngoài ra, người bệnh cũng cần chú ý tới những khuyến cáo an toàn, kiêng kỵ khi ăn lươn:

  • Nếu đang dùng thuốc có chứa thành phần hà thủ ô đỏ thì không được ăn lươn.
  • Hệ tiêu hóa và trong thịt lươn rất dễ bị nhiễm ký sinh trùng, vi trùng do loài này ăn rất tạp và sống ở môi trường sinh lầy, ao tù, nước đục… do đó nếu ăn lươn nấu chưa chín kỹ hoặc ăn lươn gỏi thì có nguy cơ cao nhiễm ấu trùng Gnathostoma spinigerum.
  • Tuyệt đối không được ăn lươn đã chết ươn vì trong thịt lươn rất giàu đạm nhưng khi lươn chết ươn các acid amin trong thịt lươn sẽ biến đổi thành histamin gây dị ứng miễn dịch cực nguy hiểm.
  • Tuyệt đối không ăn lươn với thực phẩm có tính hàn như chuối tiêu, dưa hấu, tôm cua biển… vì có thể gây ngộ độc nặng.

Bệnh gout có ăn được thịt lươn nhưng cần ăn với mức độ vừa phải và trong lượng cho phép nếu không quá nhiều dinh dưỡng có thể “lợi bất cập hại” với người bệnh gút. Do đó, hãy sử dụng nguồn thực phẩm này một cách hợp lý nhé! Hy vọng những thông tin này hữu ích với bạn. Chúc bạn đọc sức khỏe!

Bài viết được đề xuất