Tôm có chứa nhiều dưỡng chất có lợi cho sức khỏe. Tuy nhiên, hàm lượng Purin của thực phẩm rất cao có thể ảnh hưởng nhất định đến người bị gout. Vậy bệnh gout có ăn được tôm không? Ảnh hưởng như thế nào đến quá trình kiểm soát bệnh. Tìm hiểu về vấn đề này trong bài viết dưới đây.
Thành phần dinh dưỡng của tôm
Tôm là hải sản được sử dụng phổ biến trong bữa ăn của người Việt. Hàm lượng dinh dưỡng có trong tôm rất tốt cho sự phát triển tổng thể. Trong đó có thể kể là khoáng chất, chất đạm, Vitamin… Tuy nhiên, nhiều chuyên gia dinh dưỡng và bác sĩ chuyên khoa cũng nhận định tôm cũng không hoàn toàn tốt do có chứa một lượng lớn Cholesterol ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
Cụ thể, hàm lượng dinh dưỡng trong 100g tôm gồm:
- 106 kcal
- 20,3g Protein
- 1,7g chất béo
- 0,3g chất béo bão hòa
- 152g Cholesterol
- Canxi, sắt, Vitamin A – C – B12, đồng, kẽm, Magie, Kali, Iot…
Với các dưỡng chất trên, bổ sung tôm trong các bữa ăn hàng ngày giúp bạn bổ sung hoạt chất chống oxy hóa, hỗ trợ giảm cân, nâng cao sức khỏe cho hệ cơ xương khớp, ngăn ngừa bệnh tật. Đặc biệt, tôm rất tốt cho việc tăng cường trí nhớ, phát triển não bộ.
Bệnh gout có ăn được tôm không?
Với các thành phần hoạt chất và lợi ích kể trên, tôm có thể được đánh giá tốt cho sức khỏe. Nhiều người bệnh xương khớp còn sử dụng để bổ sung canxi cho xương chắc khỏe hơn. Gout cũng là một bệnh lý về xương khớp dẫn đến nhiều người đặt ra câu hỏi “bệnh gout có ăn được tôm không?”.
Bác sĩ Chuyên khoa II Hoàng Thị Lan Hương (nguyên giảng viên Học viện YHCT Tuệ Tĩnh) cho biết, gout là bệnh lý hình thành do sự rối loạn của quá trình chuyển hóa Purin. Triệu chứng đặc trưng của bệnh là việc nồng độ axit uric trong máu tăng lên, tinh thể muối urat lắng đọng trong và xung quanh khớp gây đau nhức dữ dội, đột ngột. Chế độ ăn uống là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây ra bệnh lý này. Do vậy, những tác động của việc ăn uống đến người bệnh gout cũng không hề nhỏ.
Các bác sĩ luôn khuyến cáo người bệnh gout tránh xa nhóm thực phẩm có chứa hàm lượng nhân Purin cao. Thực tế nghiên cứu, các chuyên gia cho biết trong 100g tôm sẽ chứa khoảng 150mg Purin bên cạnh các thành phần dinh dưỡng đã liệt kê trên. Cả tôm đồng và tôm biển đều sẽ có thành phần dưỡng chất và Purin giống nhau.
Với nguyên nhân trên, các bác sĩ khuyến cáo người bệnh gout không nên ăn tôm. Việc cố ý sử dụng loại thực phẩm này tiềm ẩn nhiều nguy hại liên quan đến triệu chứng gout và sức khỏe tổng thể. Điển hình là việc hàm lượng axit uric tiếp tục tăng, lượng tinh thể muối urat tích tụ trong khớp càng nhiều có thể hình thành nên các hạt Tophi làm khớp tổn thương nghiêm trọng. Nguy hiểm hơn nữa có thể dẫn đến biến dạng khớp.
Việc ăn tôm cũng khiến bệnh gout dễ tiến triển đến giai đoạn mãn tính. Biến chứng và những ảnh hưởng của triệu chứng ở giai đoạn mãn tính rất trầm trọng. Đặc biệt là đe dọa đến tính mạng của bệnh nhân gout.
Các chuyên gia cũng cho biết thêm, thành phần của tôm rất dễ gây nên tình trạng dị ứng do có chứa Arginine Kinase, Tropomyosin và Hemocyanin. Ngay cả khi không bị gout, nhiều người ăn phải có thể ngứa ran trong miệng, nghẹt mũi, phản ứng da hoặc bị rối loạn tiêu hóa. Một số trường hợp còn gặp phải tình trạng sốc phản vệ rất nguy hiểm. Nếu không được can thiệp kịp thời, người dị ứng tôm có thể tử vong. Với người người bệnh gout bị dị ứng tôm thì nên tuyệt đối tránh xa thực phẩm này.
Người bệnh gout nên làm gì khi thèm tôm?
Dù biết không tốt cho tình trạng bệnh, đây vẫn là món được nhiều người mắc gout yêu thích, đặc biệt là lâu ngày không ăn. Vậy trong trường hợp thèm tôm thì bạn phải làm sao? Trong trường hợp người bệnh không dị ứng có thể cân nhắc sử dụng 1 lượng nhỏ và cần lưu ý đến những vấn đề sau:
- Sử dụng với lượng nhỏ nhưng không thường xuyên: Tần suất ăn tôm phải được kiểm soát ở mức ít tối đa. Hàm lượng tôm cho một lần ăn không quá 100g. Việc ăn với lượng nhỏ nhưng diễn ra thường xuyên vẫn có thể khiến khớp bị ảnh hưởng xấu.
- Chú trọng đến quá trình chế biến: Tôm được chế biến theo nhiều kiểu khác nhau gồm chiên xù, rang, làm nộm, luộc, hấp… Trong đó, các chuyên gia khuyên bệnh nhân gout chỉ nên dùng ở 2 hình thức là luộc và hấp. Cách chế biến này hạn chế tối đa lượng dầu mỡ đưa vào cơ thể, từ đó kiểm soát nồng độ axit uric hiệu quả.
- Không ăn tôm với nhóm thực phẩm chứa nhiều Canxi: Thành phần của tôm đã chứa Canxi nên việc ăn kết hợp với thực phẩm chứa Canxi có thể gây bất lợi đến quá trình tiêu hóa, chướng bụng, đầy hơi.
- Không dùng tôm với các thực phẩm có chứa Purin khác: Tôm chứa Purin vốn không tốt cho người bệnh gout. Nếu ăn cùng với các thực phẩm khác cũng chứa Purin thì nồng độ axit uric sẽ tăng cao hơn nữa. Một số thực phẩm thuộc nhóm này là: nội tạng động vật, thịt đỏ…
Lưu ý về chế độ dinh dưỡng cho người bệnh gout
Ngoài việc tránh ăn tôm, người bệnh gout cũng cần quan tâm đến chế độ ăn uống hàng ngày để đảm bảo cung cấp đủ năng lượng và hàm lượng dưỡng chất cho sự phát triển của cơ thể. Nguyên tắc chung khi xây dựng chế độ dinh dưỡng là:
- Đảm bảo từ 30 đến 25 kcal/kg/ngày
- Lượng đạm duy trì khoảng 0,8g/kg/ngày
- Chất béo từ 18-25% nhu cầu năng lượng của cơ thể
- Không được dùng quá 5g muối
- Lượng nước uống trong ngày tối thiểu 40ml/kg/ngày
Đối với lượng đạm cần nạp, người bệnh lưu ý lựa chọn các thực phẩm đạm có chứa ít Purin như thịt lợn nạc hay lườn gà. Thịt, cá, tôm hạn chế càng ít càng tốt.
Đối với chất béo bạn nên hạn chế ở mức khuyến cáo. Việc nạp quá nhiều chất béo gây áp lực lên quá trình chuyển hóa, từ đó làm tăng nguy cơ xuất hiện gout cấp. Thay vì dùng dầu mỡ bình thường, người bệnh có thể cân nhắc dùng dầu oliu hoặc dầu lạc, vừng.
Bài viết đã giải đáp cho bạn câu hỏi bệnh gout có được ăn tôm không và cung cấp cho bạn những lưu ý quan trọng trong việc xây dựng chế độ dinh dưỡng hàng ngày. Người bệnh gout nên đặc biệt tuân thủ chế độ ăn uống để giúp quá trình kiểm soát và ngăn ngừa bệnh hiệu quả quả hơn. Chúc bạn thật nhiều sức khỏe và thành công.