Bệnh gout cấp là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và cách khắc phục

Bệnh gout cấp không phải là tình trạng hiếm gặp, những cơn đau cấp do gout gây ra không chỉ ảnh hưởng tới sức khỏe người bệnh mà còn có thể dẫn đến một số biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị sớm. Cùng tìm hiểu những thông tin về bệnh gout cấp trong bài viết ngay sau đây.

Dấu hiệu nhận biết bệnh gout cấp

Bệnh gout cấp thường ảnh hưởng đến những người trên 60 tuổi với những cơn đau điển hình cùng vớ tình trạng sưng, nóng khớp. Thông thường gout chỉ xuất hiện ở một khớp, đặc biệt là ngón chân cái, ngoài ra còn có mu bàn chân, gót chân, mắt cá chân và đầu gối. Một số trường hợp bệnh gout còn có thể gây ảnh hưởng đến cổ tay, khuỷu tay, đầu ngón tay và cả cột sống.

Dấu hiệu bệnh Gout cấp tính cần chú ý
Dấu hiệu bệnh Gout cấp tính cần chú ý

Các cơn gout cấp có sự bùng phát khác nhau ở nam và nữ giới với những triệu chứng cụ thể như sau:

  • Ở nam giới, khoảng 85% các đợt bùng phát bệnh gout cấp ảnh hưởng đến các khớp ở chi dưới. Trong đó có khoảng 50% các cơn gout xuất hiện đầu tiên ở khớp ngón chân cái.
  • Ở phụ nữ, cơn gout cấp thường xảy ra ở đầu gối và các chi trên. 

Nguyên nhân dẫn đến bệnh gout cấp

Nguyên nhân chính dẫn đến bệnh gout là do sự tích tụ của axit uric bên trong khớp. Ngoài ra, bệnh cũng chịu ảnh hưởng một phần bởi chế độ ăn uống và yếu tố di truyền.

Một số nghiên cứu đã chỉ ra cơ chế hình thành của bệnh gout như sau:

  • Các thực phẩm chứa purin được đưa vào cơ thể sẽ chuyển hóa và tạo ra axit uric;
  • Axit uric đi vào máu;
  • Thận lọc máu và lọc ra các loại axit uric dư thừa. Axit uric này sẽ được loại bỏ qua nước tiểu (70%) và phân (30%);
  • Trong trường hợp thận không thể lọc tất cả lượng axit uric dư thừa hoặc khi cơ thể tạo ra quá nhiều axit uric, sẽ gây ra tình trạng tăng axit uric máu;
  • Lượng axit uric quá nhiều trong máu sẽ tạo môi trường thuận lợi để các tinh thể axit uric tích tụ trong các mô, hình thành nên bệnh gout cấp. 

Tại sao bệnh gout cấp thường xảy ra vào ban đêm

Dựa trên những con số thực tế, có thể thấy những triệu chứng của bệnh gout có xu hướng xảy ra vào nửa đêm đến 8 giờ sáng hôm sau cao gấp 2.4 lần so với các thời gian còn lại trong ngày.

Sở dĩ bệnh gout cấp thường xảy ra vào ban đêm là do:

  • Lúc ngủ, nhiệt độ cơ thể sẽ giảm nhẹ kết hợp với nhiệt độ môi trường có thể kích thích quá trình hình thành axit uric.
  • Tốc độ thở chậm khi ngủ và phổi thải ra ít khí cacbonic hơn. Lượng carbon dioxide dư thừa có thể khiến máu có tính axit nhẹ. Tình trạng này được gọi là toan hô hấp, tạo điều kiện thuận lợi cho việc hình thành các tinh thể axit uric. 
  • Nồng độ cortisone của cơ thể có xu hướng giảm trong khi ngủ. Cortisone ngăn chặn tình trạng viêm trong cơ thể, do đó việc giảm cortisone có thể làm gia tăng các triệu chứng của bệnh gout cấp. 
  • Trong khi ngủ, cơ thể không được bổ sung nước như bình thường, điều này có thể làm tăng nồng độ axit uric, không những vậy tinh thể axit trong máu cũng hình thành nhiều hơn.

Cách xử lý và điều trị bệnh gout cấp

Dưới đây là một số biện pháp điều trị bệnh gout cấp mà bạn có thể tham khảo:

Phương pháp chăm sóc tại nhà

Hướng xử lý bệnh Gout cấp tinh hiệu quả tại nhà
Hướng xử lý bệnh Gout cấp tinh hiệu quả tại nhà
  • Hạn chế áp lực lên các khớp bị bệnh: Khi gặp phải các cơn gout cấp, việc tiếp xúc nhẹ lên các bề mặt cũng khiến người bệnh đau nhói. Do đó, lúc này bạn cần hạn chế tác động lên vùng bệnh, kể cả những tác động nhỏ nhất để tránh tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn. 
  • Nghỉ ngơi hợp lý: Người bệnh cần thực hiện chế độ nghỉ ngơi hợp lý, không nên vận động quá sức để cải thiện những triệu chứng của bệnh gout cấp.
  • Chườm lạnh: Đây cũng là một phương pháp được khuyến khích nên sử dụng trong trường hợp bị gout cấp ở giai đoạn nhẹ. Giải pháp này giúp giảm sưng, đau khớp và hạn chế tình trạng khó chịu của bệnh.

Sử dụng thuốc điều trị

Mục đích của các loại thuốc này giúp kiểm soát những cơn đau nhanh chóng, tuy nhiên tình trạng ổn định không được duy trì lâu, có khả năng tái đi tái lại nhiều lần. Không những vậy, người bệnh có thể gặp phải một số tác dụng phụ trong quá trình điều trị. Do đó, bạn cần tuân thủ nghiêm ngặt chỉ định của bác sĩ để đạt được hiệu quả tốt nhất. 

Phẫu thuật

Phẫu thuật cũng không thể chữa lành bệnh gout. Tuy nhiên nếu các cơn đau do bệnh gout cấp không được điều trị, có thể kích thích sự phát triển của các hạt tophi. Trong trường hợp này, bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật để loại bỏ các hạt này. Trước khi lựa chọn phẫu thuật bạn nên cân nhắc thật kỹ vì chi phí cao và không tránh khỏi trường hợp có thể gặp phải biến chứng sau điều trị. 

Biện pháp phòng ngừa bệnh gout cấp

Dưới đây là một số biện pháp phòng ngừa bệnh gout cấp:

  • Hạn chế uống rượu, bia và các chất kích thích vì có thể gia tăng hàm lượng axit uric trong máu – nguyên nhân chính hình thành nên bệnh gout cấp
  • Uống nhiều nước: Thói quen này sẽ thúc đẩy hoạt động của thận hiệu quả hơn trong việc đào thải axit uric ra khỏi máu
  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp, tăng cường các loại rau xanh và hoa quả tươi, hạn chế thực phẩm nhiều dầu mỡ nhằm duy trì cân nặng ở mức vừa phải từ đó hạn chế nguy cơ mắc bệnh
  • Tăng cường luyện tập thể dục thể thao 
  • Có chế độ nghỉ ngơi hợp lý
  • Tuân thủ những chỉ định của bác sĩ về việc sử dụng thuốc. Trong trường hợp muốn sử dụng các loại thuốc khác song song với thuốc chữa gout cấp, người bệnh cần tham khảo ý kiến của chuyên gia. 

Trên đây là một số thông tin về bệnh gout cấp, hy vọng đã mang đến cho bạn đọc những kiến thức hữu ích. Bệnh gout cấp là bệnh nguy hiểm, do đó người bệnh cần chủ động phòng tránh và có biện pháp xử lý càng sớm càng tốt để ngăn ngừa những biến chứng có thể xảy ra. 

Bài viết được đề xuất