Bệnh gút có ăn được hải sản không? Kiêng ăn gì?

Tôm, cua, hàu, mực… là các loại hải sản chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe, đặc biệt là đạm. Tuy nhiên, nhóm thực phẩm này có chứa hàm lượng Purin tương đối cao. Vậy bệnh gút có ăn được hải sản không? Nên bổ sung thế nào để tránh gây ảnh hưởng đến triệu chứng bệnh. Cùng tìm hiểu cụ thể trong nội dung thông tin dưới đây!

Lợi ích của hải sản với sức khỏe

Các sinh vật từ biển được dùng làm thực phẩm cho con người đều gọi chung là hải sản. Mọi người biết đến nhiều nhất thường là các loại cua, tôm, cá, hàu… Đây là nhóm thực phẩm cung cấp khoáng chất, Vitamin, chất béo, chất đạm được nhiều người ưu tiên sử dụng.

Lợi ích của hải sản với sức khỏe
Lợi ích của hải sản với sức khỏe

Một số lợi ích của việc ăn hải sản có thể kể đến là:

  • Tăng cường sức khỏe: Hải sản tốt giúp tăng cường sức khỏe cho mọi người, đặc biệt là những người đang ăn kiêng. Bạn có thể ăn hải sản thoải mái mà không lo tăng cân do thực phẩm chứa chất béo rất nhỏ.
  • Tốt cho sức khỏe tim mạch: Hải sản làm giảm nồng độ chất béo trung tính, điều hòa lại nhịp tim. Đồng thời, thực phẩm cũng cung cấp hoạt chất Omega-3 giúp ngăn ngừa tình trạng xơ vữa động mạch và hạ huyết áp.
  • Tốt cho não và mắt: Hải sản chứa hàm lượng Vitamin A và DHA tốt cho việc cải thiện sức khỏe của mắt. Hàm lượng Vitamin B – B12 giúp cải thiện hoạt động não bộ, tăng cường nhận thức, trí nhớ, đặc biệt với người già.
  • Tăng cường sinh lực nam giới: Thành phần kẽm có trong vỏ các loại hải sản như tôm, cua, sò… là dưỡng chất tham gia vào quá trình sản xuất nội tiết tố nam. Ngoài ra, thành phần dinh dưỡng này còn kích thích sản xuất tinh trùng, tăng cường nhu cầu ham muốn ở nam giới.

Bệnh gút có ăn được hải sản không?

Gút (Gout) hình thành là do sự rối loạn chuyển hóa nhân Purin làm tăng nồng độ axit uric trong máu. Cơ thể không đào thải kịp thời dẫn đến sự tích tụ các tinh thể muối urat tại khớp. Người bệnh lúc này cảm thấy đau dữ dội kèm viêm và sưng tại vị trí khớp tổn thương (thường là ngón chân cái). Trong trường hợp hình thành hạt Tophi ở khớp, bệnh có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến chức năng vận động và tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm khác.

Để phòng ngừa và kiểm soát bệnh gút, người bệnh cần tránh xa các nguồn thực phẩm của chứa hàm lượng Purin cao. Hải sản được các bác sĩ và các chuyên gia dinh dưỡng xếp vào nhóm thực phẩm này. Chính vì vậy, người bệnh gút nên hạn chế tiêu thụ hải sản.

Trong 100g hải sản thường chứa từ 50 đến 150mg Purin. Với hàm lượng này, Bác sĩ CKII Hoàng Thị Lan Hương (nguyên giảng viện Học viện YHCT Tuệ Tĩnh) cho biết, người bệnh gút cần hạn chế hải sản nhưng vẫn có thể tiêu thụ ở mức độ cho phép, tức không cần kiêng hoàn toàn. Nhóm cần kiêng hoàn toàn là các loại đồ uống có cồn, cafein, nội tạng động vật, nước thịt…

Việc bổ sung hải sản cũng giúp người bệnh cung cấp hàm lượng dinh dưỡng cần thiết để duy trì các hoạt động bình thường của cơ thể, đặc biệt là đạm. Liều lượng được khuyến cáo duy trì ở mức 1g/1kg.

Bệnh gút không nên ăn loại hải sản nào?

Như đã giải thích, hải sản là danh từ dùng để chỉ các loại sinh vật giống dưới biển. Hàm lượng Purin trong các loại hải sản sẽ khác nhau. Do vậy, để đảm bảo an toàn người bệnh gout nên chú ý đến việc lựa chọn loại hải sản. Một số loại hải sản có lượng Purin mà người bệnh gút cần tránh xa là:

  • Cá cơm có chứa 410mg Purin/100g
  • Cá ngừ có chứa 290mg Purin/100g
  • Cá mòi có chứa 345mg Purin/100g
  • Cá trích có chứa 210mg Purin/100g

Việc tiêu thụ các loại hải sản có hàm lượng Purin cao vượt trội như trên có thể ảnh hưởng đến nồng độ axit uric trong máu. Đây là nguyên nhân khiến các cơn gút cấp hình thành, tăng mức độ nghiêm trọng của triệu chứng và biến chứng của gút.

Lưu ý khi người bệnh gút ăn hải sản

Như đã nhấn mạnh, người bệnh gút bổ sung hải sản ở mức độ phù hợp để vừa cung cấp dưỡng chất, vừa không ảnh hưởng đến việc kiểm soát bệnh. Trong đó, khi ăn người bệnh cần chú ý những điều sau:

Lưu ý khi người bệnh gút ăn hải sản
Lưu ý khi người bệnh gút ăn hải sản
  • Hàm lượng: Mặc dù liều lượng tiêu chuẩn là 1g đạm/kg/ngày nhưng người bệnh nên ăn hải sản ít hơn số lượng cho phép trên. Điều này giúp bạn kiểm soát lượng đạm đưa vào cơ thể dễ dàng hơn. Trong nhiều trường hợp bạn có ăn các thực phẩm có chứa đạm khác ngoài hải sản thì không gây nguy hại đến sức khỏe.
  • Chế biến: Bác sĩ khuyến cáo người bệnh gút ăn hải sản không nên chế biến ở dạng chiên, xào hoặc các loại chế biến dùng dầu mỡ khác. Chất béo từ dầu mỡ sau khi đưa vào cơ thể ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình đào thải axit uric dư thừa ra ngoài cơ thể. Cách chế biến tốt nhất đó là hấp hoặc luộc, vừa giúp bảo toàn hàm lượng dinh dưỡng, vừa tránh những ảnh hưởng không mong muốn.
  • Không ăn hải sản với các thực phẩm giàu Canxi: Các loại hải sản như tôm, ốc, cua… đều có chứa hàm lượng Canxi đáng kể. Canxi tốt cho sức khỏe của hệ xương khớp nhưng việc tiêu thụ quá nhiều có thể gây cản trở đến khả năng hấp thụ Protein của cơ thể. Do vậy, nếu bạn đã ăn hải sản thì không ăn các thực phẩm có chứa Canxi khác như hạt nhân, bông cải xanh, sữa và các chế phẩm từ sữa.
  • Không uống bia với hải sản: Nhiều người có thói quen sử dụng bia rượu khi ăn hải sản. Tuy nhiên, người bệnh gút tuyệt đối nên tránh xa điều này. Các triệu chứng của gút sẽ bùng phát dữ dội dưới sự tác động của bia rượu. Đây cũng là yếu tố làm bùng phát các biến chứng nguy hiểm của gút.
  • Không ăn trái cây sau khi ăn hải sản: Ăn trái cây tráng miệng là thói quen của nhiều người. Tuy nhiên, sau khi ăn hải sản thì bạn không nên ăn trái cây. Một số dưỡng chất trong trái cây nếu kết hợp với hải sản có thể gây kết tủa, từ đó gây nên tình trạng đau bụng, khó tiêu, thậm chí là ngộ độc thực phẩm.
  • Không uống nước trà sau khi ăn hải sản: Nước trà có chứa hàm lượng Tanin cao. Khi kết hợp Tanin với Canxi trong hải sản sẽ tạo nên phức hợp Canxi khó hòa tan. Bởi vậy, người bệnh không nên uống nước trà sau khi ăn hải sản. Nếu muốn uống phải cách tối thiểu 2 tiếng.

Trên đây là thông tin tổng hợp giải đáp thắc mắc của bạn đọc vấn đề bệnh gút có ăn được hải sản không. Hãy lưu ý các vấn đề được bác sĩ khuyến cáo để không gây ra những cản trở liên quan đến tình trạng bệnh lý. Chúc bạn thật nhiều sức khỏe!

Bài viết được đề xuất