[Giải Đáp]Bệnh gout có uống được bia rượu

“Bệnh gout có uống được bia rượu” là thắc mắc của nhiều người vì tính chất công việc hay quan hệ mà đôi khi “uống vài chén” khó mà tránh được. Nhưng vì một khi đã mắc gout thì phải cẩn trọng hết sức trong ăn uống nếu không sẽ rất đau đớn trong mỗi đợt gout cấp. Nếu cũng thắc mắc về vấn đề này, bạn đọc hãy cùng tìm hiểu chi tiết trong nội dung bên dưới!

Thông tin cần biết về bệnh gout

Gout là một dạng viêm khớp gây ra do rối loạn chuyển hóa khiến cho cơ thể tích tụ quá mức acid uric trong máu, không thể đào thải hết và kết thành các tinh thể muối urat xung quanh khớp, làm khớp bị viêm và cực kỳ đau đớn.

Thông tin cần biết về bệnh gout
Thông tin cần biết về bệnh gout

Bản thân acid uric là một sản phẩm phụ của quá trình cơ thể phân hủy purin trong thực phẩm. Chất này được tìm thấy rất nhiều trong hải sản, các loại thịt đỏ, nội tạng động vật, đồ uống có cồn, đồ ăn uống nhiều đường… Vì lẽ đó mà ngày xưa ở châu Âu căn bệnh này thường tập trung ở tầng lớp quý tộc, nhà giàu có do ăn uống dư thừa và được gọi là “căn bệnh của nhà giàu”. Nhưng hiện nay thì gút có lẽ không phải là căn bệnh chỉ nhà giàu mới mắc nữa vì mức sống mặt bằng chung đã tốt hơn.

Ngoài nguyên nhân do chế độ ăn nhiều purin, tiêu thụ đồ uống có đường và cồn thì để cơ thể mất nước cũng là một trong những yếu tố tác động gây ra bệnh này.

Bia, rượu, rượu vang có gây bệnh gout không?

Rượu bia là những thức uống chứa nhiều purin. Bản thân rượu cũng là yếu tố khiến cơ thể tăng tổng hợp nucleotide – một nguồn tạo ra purin và chuyển hóa thành acid uric trong máu.

Mỗi một loại rượu thì có mức cung cấp purin khác nhau. Trong đó rượu mạnh thì có lượng purin thấp nhất và bia thì sẽ nhiều purin nhất. Đây là nguyên nhân mà nam giới uống nhiều bia (nhiều hơn 12 cốc bia/tuần) thì nồng độ acid uric trong máu cao hơn nhiều lần so với nữ giới. Ngoài ra thì nếu uống nhiều hơn 1 ly rượu trong 1 ngày thì sẽ khiến nguy cơ mắc bệnh gút tăng lên 36%. Người ta đã thống kê lượng bia, rượu tiêu thụ tới mức nào thì có thể tăng nguy cơ mắc gút:

  • Uống hơn 300 ml rượu vang trong 1 ngày;
  • Uống hơn 350 ml bia 1 ngày;
  • Uống nhiều hơn 45 ml rượu mạnh 1 ngày.

Như vậy, thói quen sử dụng bia rượu ở từng cá nhân sẽ quyết định khả năng anh ta mắc bệnh gout cao hay thấp chứ không phải cứ uống bia rượu là có thể mắc bệnh này.

Bia, rượu có gây bùng phát cơn gout không?

Thực tế cho thấy khoảng 14,18% trường hợp mắc bệnh gút cấp tính có nguyên nhân xuất phát từ bia rượu. Tỷ lệ này thường cao hơn các yếu tố khác tới 10%.

Ngoài ra, nếu duy trì việc dùng bia rượu thì có thể dẫn tới bùng phát những đợt gút ở người trưởng thành trên 40 tuổi.

Bị bệnh gout có uống được bia, rượu, rượu vang không?

Cả rượu, bia và rượu vang đều là những nguyên nhân quan trọng khiến cho khả năng loại bỏ acid uric trong máu suy giảm, khiến cho chất này tích tụ lại và đến một ngưỡng nào đó thì hình thành tinh thể muối urat sinh bệnh gút.

bệnh gout có uống được bia, rượu
bệnh gout có uống được bia, rượu

Để tránh các đợt gút cấp thì nguyên tắc quan trọng nhất là cần kiểm soát nồng độ acid uric trong máu ở ngưỡng thấp nhất. Do đó, nhiều người bệnh gút được khuyến cáo nên kiêng rượu hoặc cắt giảm lượng tiêu thụ để không làm bệnh diễn biến nghiêm trọng.

Nếu như thường xuyên uống bia hoặc rượu vang thì người bệnh nên thay đổi thói quen này để các đợt gút cấp khó bùng phát trở lại trong tương lai. Hoặc dù bạn không bị gút thì cũng nên hạn chế tiêu thụ những thức uống này để phòng ngừa bệnh gút. 

Theo khuyến cáo, trung bình phụ nữ chỉ nên uống tối đa 1 ly rượu mỗi ngày, nam dưới dưới 65 tuổi chỉ nên uống tối đa 2 ly và người trên 65 tuổi chỉ nên uống tối đa 1 ly mỗi ngày là mức tiêu thụ an toàn.

Chế độ dinh dưỡng dành cho người bệnh gout

Bên cạnh bia rượu, người bệnh gout cũng cần lưu ý về chế độ dinh dưỡng để hạn chế nguy cơ mắc bệnh và phòng tránh các đợt gút tái phát.

1. Các loại thực phẩm cần tránh

Người bệnh gút nên tránh, kiêng hoàn toàn những thực phẩm sau để kiểm soát nồng độ acid uric trong máu và ổn định sức khỏe:

  • Hải sản các loại;
  • Các loại thịt đỏ, ví dụ như thịt bò, thịt cừu, thịt trâu, thịt nai…
  • Đồ uống chứa nhiều đường;
  • Nội tạng động vật như gan, thận, tim, phổi, phần thịt đỏ trong thịt gà, thịt vịt, ngan…
  • Hạn chế ăn một số loại cá giàu purin như cá thu, cá cơm, cá ngừ, cá trích, cá hồi…
  • Động vật có vỏ như sò, ngao, trai, hến, ốc…
  • Nước ngọt các loại hoặc các loại nước trái cây chứa nhiều đường như dưa hấu, xoài…
  • Bia và rượu các loại

Protein đóng vai trò quan trọng trong chế độ ăn uống, giúp duy trì các hoạt động thể chất và trí tuệ nên người bệnh không nên hạn chế quá mức việc ăn thịt mà nên ăn với lượng vừa đủ. Thường mức tiêu thụ từ 100 – 130g thịt/bữa ăn là hợp lý.

2. Tránh tiêu thụ sản phẩm chứa nhiều đường

Đường nói riêng, đồ ngọt nói chung chứa lượng calo cao và đẩy nhanh nguy cơ mắc bệnh béo phì, thừa cân. Do đó, không nên tiêu thụ các loại nước ngọt có gas, các loại soda hoặc nước chứa nhiều đường để giảm nguy cơ mắc bệnh gút. Thay vào đó nên uống nhiều nước lọc để tăng khả năng bài tiết acid uric trong máu ra ngoài.

3. Các loại thực phẩm nên tiêu thụ

Người bệnh gút nên chú ý tới những sản phẩm ít purin mà vẫn đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng cần thiết trong một ngày như:

  • Đậu các loại;
  • Các loại sữa ít béo hoặc sữa đã tách béo;
  • Nước và những loại nước trái cây không hoặc chứa ít đường;
  • Ngũ cốc nguyên hạt các loại, ví dụ như yến mạch, lúa mạch, gạo lứt;
  • Khoai lang;
  • Trái cây tươi các loại và rau xanh.

Như vậy, bia rượu là yếu tố trực tiếp gây bệnh gút và nếu đã mắc bệnh này thì kiêng hoàn toàn tiêu thụ các loại đồ uống này là tốt nhất. Tuy nhiên nếu biết cách sử dụng ở ngưỡng an toàn thì sẽ hạn chế tối đa nguy cơ gây hại. Hy vọng rằng những thông tin này hữu ích với bạn!

Bài viết được đề xuất