Bệnh gout thường đau ở đâu? Vị trí nào?

Thông thường, bệnh gout sẽ xuất hiện nhiều ở chi dưới, đặc biệt là ở ngón chân cái. Tuy nhiên, ở một số người bệnh, gout có thể hình thành ở các khớp khác với triệu chứng không rõ ràng. Điều này, đôi khi sẽ dẫn đến những chậm trễ trong việc điều trị, khiến cho bệnh ngày càng tiến triển nặng. 

Bệnh gout thường đau ở đâu?

Ở thể cấp tính, gout chỉ tác động ở một khớp nhất định. Nếu triệu chứng của bệnh không được điều trị sớm, các cơn đau cấp tính sẽ phát triển thành mãn tính, ảnh hưởng đến nhiều khớp cùng một lúc. Các vị trí mà bệnh gout thường xuất hiện bao gồm:

Ngón chân cái

Các thống kê cho thấy các cơn đau gout cấp thường xuất hiện ở chi dưới, mà điển hình là ngón chân cái. Cơn đau đến đột ngột vào ban đêm và không báo trước, có thể kéo dài đến sáng, điều này ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ của người bệnh. Các đợt gout cấp thường diễn ra trong 1 vài ngày, vài tuần và thường xuyên tái phát. 

Ngón chân cái
Ngón chân cái

Sở dĩ ngón chân cái là vị trí dễ bị gout nhất đó là do axit uric nhạy cảm với sự thay đổi nhiệt độ. Ở nhiệt độ lạnh hơn, axit uric chuyển thành các tinh thể muối urat bao quanh khớp gây nên những cơn đau. Ngón chân ở xa tim nên là bộ phận mát nhất trên cơ thể, do đó tạo điều kiện thuận lợi cho gout ghé thăm. 

Để cải thiện những triệu chứng sưng đau, nóng, đỏ ở khớp ngón chân cái, bác sĩ sẽ chỉ định một số biện pháp như sử dụng thuốc giảm đau (ibuprofen, naproxen và celecoxib); nâng cao bàn chân hơn ngực và chườm đá. Đồng thời, người bệnh cũng được khuyến khích uống từ 2,5 – 3 lít nước mỗi ngày cũng sẽ giúp thuyên giảm bệnh. 

Đầu gối

Ngoài ngón chân cái, đầu gối cũng là vị trí thường xuyên bị gout bởi sự lắng đọng của axit uric tại khớp gối dẫn đến tình trạng đau đầu gối. Khi bị gout ở đầu gối, người bệnh sẽ cảm thấy đau nhức dữ dội kèm theo hiện tượng sưng, đau, đôi khi không thể gập khớp gối lại. Bệnh có thể gặp ở nhiều đối tượng, nhưng phụ nữ sau sinh có tỷ lệ mắc bệnh tại vị trí này cao hơn so với nam giới cùng độ tuổi.

Chân và bàn chân

Bệnh gout ở chân và bàn chân, đặc biệt là cổ chân có thể gây tê liệt các vận động thông thường. Nếu không được điều trị sớm, bệnh sẽ chuyển sang giai đoạn mãn tính với những biến chứng khó lường, thậm chí là tàn phế vĩnh viễn. 

Khuỷu tay

Tình trạng này xảy ra do tăng acid uric máu khiến các tính thể lắng đọng ở khuỷu tay, gây đau đớn, sưng tấy một cách đột ngột. 

Khi bệnh gout ảnh hưởng đến khuỷu tay, bệnh sẽ làm cho các cử động đơn giản hàng ngày bị đau đớn và gặp rất nhiều khó khăn. Các cơn đau gout ở khuỷu tay có thể kéo dài vào giờ và được cải thiện ngay sau đó. Tuy nhiên người bệnh vẫn có thể cảm thấy đau đớn nhẹ hoặc khó chịu kéo dài trong nhiều tuần. Không những vậy, triệu chứng của bệnh có thể tiếp tục tái phát trong tương lai.

Có thể thấy, bệnh gout là một tình trạng mãn tính cần được điều trị liên tục với một phương pháp triệt để, an toàn. 

Bàn tay

Bất kỳ ngón tay nào trên bàn tay đều có nguy cơ mắc bệnh gout, tỷ lệ bị gout ở ngón cái với các ngón tay khác không giống nhau.

Bệnh gout thường có xu hướng tấn công các khớp khác trên cơ thể trước khi gây ảnh hưởng đến các ngón tay. Do đó, những cơn đau ở ngón tay cái không phải là dấu hiệu đầu tiên của bệnh gout mà nghiêm trọng hơn điều này cảnh báo rằng bệnh đã có một thời gian tiến triển khá dài, sang giai đoạn mãn tính.

Bệnh gout ở ngón tay cái thường kéo dài khoảng hơn 10 ngày. Ở vị trí này, những người lớn tuổi thường có nguy cơ mắc cao hơn vì axit uric đã có một khoảng thời gian dài tích tụ trong máu.

Cổ tay

Không phổ biến và dễ nhận biết như những cơn đau gout ở vùng bàn tay, triệu chứng bệnh gout ở cổ tay khó phát hiện hơn. Nhiều người thường nhầm lẫn gout ở cổ tay với tình trạng chấn thương thông thường và chủ quan trong việc tìm hướng điều trị. Tuy nhiên, điều này đôi khi sẽ dẫn đến những ảnh hưởng xấu tới sức khỏe người bệnh, làm cho gout tiến triển ngày càng khó kiểm soát. 

Vai 

Mặc dù ít gặp, nhưng bệnh gout cũng có ảnh hưởng đến vai với những cơn đau đột ngột, dữ dội. Ngoài ra, người bệnh cũng có thể gặp phải một số triệu chứng như: Đỏ da, sưng tấy, cứng khớp vai, nóng da,…

Bên cạnh những vị trí kể trên, đôi khi axit uric cũng tích tụ ở cột sống, gây đau lưng, cổ nghiêm trọng, tuy nhiên hiện tượng này khá hiếm gặp. 

Biện pháp phòng ngừa các cơn gout

Để phòng ngừa và hạn chế những triệu chứng của bệnh gout, bạn có thể áp dụng một số biện pháp sau đây:

Biện pháp phòng ngừa các cơn gout
Biện pháp phòng ngừa các cơn gout

Thay đổi chế độ ăn uống

Có thể thấy chế độ ăn uống là một trong những yếu tố tác động tới bệnh gout. Bởi vậy, bạn cần thay đổi chế độ dinh dưỡng hợp lý bằng cách tăng cường các loại rau xanh, hoa quả tươi vào bữa ăn hàng ngày. Bên cạnh đó, những loại thực phẩm giàu nhân purin như thịt đỏ, hải sản, nội tạng động vật cần được loại bỏ ra khỏi thực đơn. Đối với những người bệnh gout, rượu, bia, các chất kích thích khác cũng được chuyên gia y tế khuyến cáo không nên sử dụng vì có thể làm tăng một số triệu chứng của bệnh.

Uống nhiều nước

Mỗi ngày người bệnh nên uống từ 2,5 – 3 lít nước để hỗ trợ tốt hơn cho quá trình đào thải axit uric ra bên ngoài của thận. Ngoài ra, việc sử dụng cà phê cũng giúp làm giảm hàm lượng axit uric và phòng ngừa bệnh gout. Tuy nhiên, bạn không nên uống quá nhiều vì có thể gây ra một số tác hại nhất định tới sức khỏe. 

Thường xuyên luyện tập

Người bệnh gout cần duy trì cân nặng hợp lý để hạn chế sự tiến triển của bệnh, trong đó, luyện tập thể dục, thể thao là một trong những biện pháp cần thiết. Những bộ môn nhẹ nhàng như đi bộ, đạp xe, bơi lội được cho là tốt cho người bệnh gout, vừa tăng cường sức đề kháng, vừa tránh những áp lực lên các khớp.

Bệnh gout là bệnh có diễn biến khá phức tạp với khả năng tác động lên hầu như mọi khớp, do đó người bệnh không nên chủ quan. Ngay khi có những triệu chứng của bệnh, bạn cần đến ngay các cơ sở y tế uy tín để được hỗ trợ kịp thời. 

Bài viết được đề xuất