Mì tôm là đồ ăn nhanh được nhiều người lựa chọn do tiện lợi và dễ sử dụng. Tuy nhiên, ai cũng biết nhóm thực phẩm này không hề lành mạnh. Vậy bệnh gút có ăn được mì tôm không? Chúng tôi tổng hợp ý kiến của bác sĩ chuyên khoa để giải đáp đến bạn về vấn đề này.
Bệnh gút có ăn được mì tôm không?
Mì tôm hay nhiều người Việt còn gọi với tên mì ăn liền là một thực phẩm được chế biến sẵn ở dạng gói, ly hoặc tô. Thành phần chủ yếu là loại thực phẩm này là bột mì, muối, tinh bột, nước sốt có chứa hàm lượng Natri Cacbonat. Các nguyên liệu sau khi được trộn lẫn được cắt thành từng sợi, mang hấp, sấy khô, chiên khử nước, làm nguội sau đó đóng gói.
Mỗi loại mì khác nhau sẽ có thành phần dưỡng chất khác nhau. Tuy nhiên, đa phần mì tôm sẽ chứa các thành phần sau đây:
- Kcal
- Chất béo
- Chất xơ
- Chất đạm
- Natri
- Niacin
- Chất béo bão hòa
- Riboflavin
- Thiamine
Với các thành phần được liệt kê, nhiều người thắc mắc bệnh gút có ăn được mì tôm không. Với người bình thường, các chuyên gia đã khuyến cáo không nên ăn quá nhiều mì tôm. Trường hợp mắc bệnh gút vốn kiểm soát nghiêm ngặt về chế độ ăn uống mỗi ngày thì nhóm thực phẩm này càng không nên dùng do có thể làm bệnh trở nên khó kiểm soát hơn.
Sở dĩ người bệnh gút không nên ăn mì tôm là do các nguyên nhân cụ thể sau đây:
- Chứa nhiều chất béo: Hàm lượng chất béo trong mì tôm trực tiếp cản trở đến quá trình đào thải axit uric ra khỏi cơ thể. Hoạt chất này tích tụ nhiều dẫn đến việc bùng phát các triệu chứng gút, tình trạng sưng và đau nhức càng thêm trầm trọng hơn
- Chứa nhiều muối: Mì tôm được tẩm ướp rất nhiều để tăng hương vị. Hàm lượng muối cao gây tổn thương, suy yếu chức năng thận, giảm tốc độ đào thải hàm lượng axit uric. Việc lắng đọng các tinh thể muối urat trong và quanh khớp kéo dài hình thành nên các hạt Tophi. Đau nhức càng thêm dữ dội hơn, chức năng vận động của người bệnh bị cản trở.
- Chứa Phosphate: Hàm lượng chất phosphate trong mì tôm không hề thấp. Hoạt chất này có thể giúp cải thiện hương vị cho thức ăn, tuy nhiên lại tiềm ẩn nguy cơ gây ra tình trạng loãng xương hoặc mất xương. Với người bệnh gút, điều này có sự ảnh hưởng không tốt.
- Thiếu dưỡng chất cho cơ thể: Hàm lượng chất dinh dưỡng có trong mì tôm không đủ để cơ thể duy trì chức năng cơ bản, đặc biệt là hệ cơ xương khớp. Trong số các thành phần này đặc biệt phải kể đến là thiếu các loại khoáng chất như Canxi, Vitamin D…
Các tác hại của mì tôm người bệnh cần lưu ý
Với các dẫn chứng được nêu ra ở trên, có thể khẳng định mì tôm không tốt cho người bệnh gút. Ngoài các ảnh hưởng trực tiếp đến người bệnh, việc sử dụng mì tôm còn gây ra nhiều tác hại khác. Trong đó đặc biệt phải kể đến như:
- Gây nóng trong người: Mì tôm được sấy khô và chiên với dầu ở nhiệt độ cao để đảm bảo sợi mì được giòn. Do vậy, bạn sẽ thường cảm thấy miệng khô, luôn muốn uống nước sau khi ăn mì tôm. Nếu thường xuyên ăn mì, người bệnh có thể bị nóng trong người với các dấu hiệu điển hình là mọc mụn nhọt ở mặt và các bộ phận khác.
- Rối loạn chức năng của dạ dày: Dạ dày của người bệnh có thể gặp phải nhiều vấn đề nếu thường xuyên ăn mì tôm. Cụ thể, thành phần của mì tôm gây ra tình trạng đầy hơi, chướng bụng, khó tiêu, thậm chí là đau dạ dày. Chức năng hoạt động của dạ dày bị ảnh hưởng không nhỏ. Do đã được chiên qua dầu ở nhiệt độ cao kèm theo đó là việc sử dụng nhiều phụ gia thực phẩm, việc ăn mì tôm cũng tạo nên áp lực tiêu hóa đến dạ dày. Vị giác của người dùng giảm sút. Với trẻ em, việc ăn quá nhiều mì tôm có thể dẫn đến biếng ăn.
- Suy dinh dưỡng: Mì tôm không chứa đầy đủ các hoạt chất dinh dưỡng thiết yếu có thể từ đó dẫn đến thiếu tình trạng thiếu hụt chất nếu sử dụng trong thời gian dài. Bạn sẽ cảm thấy cơ thể mệt mỏi, chóng mặt, tim đập nhanh hơn, sụt cân bất thường…
- Béo phì: Thói quen ăn mì tôm khiến cơ thể bạn nạp thêm hàm lượng chất béo và Carbohydrate quá mức. Điều này chính là yếu tố gây ra tình trạng béo phì hoặc tăng các bệnh có liên quan đến béo phì như tim mạch, tiểu đường… Đặc biệt, béo phì gây ra tác động không tốt đến khớp xương đang bị gút.
- Tăng nguy cơ ung thư: Ăn mì tôm có thể dẫn đến căng thẳng cho hệ tiêu hóa, ảnh hưởng đến việc phóng Insulin trong máu. Trường hợp thức ăn bị lưu trữ quá lâu trong cơ thể do tiêu hóa chậm khiến các chất độc hại có thể tồn đọng lại trong cơ thể. Đặc biệt, nếu cơ thể tiếp xúc quá lâu với 2 thành phần có trong các loại mì ăn liền là Butylated Hydroxyanisole và t-butyl hydroquinone có thể gây ung thư.
Bệnh gút ăn mì tôm cần lưu ý gì?
Mì tôm là món ăn yêu thích của rất nhiều người bệnh gút. Với các tác hại kể trên, việc ăn mì tôm luôn được khuyến cáo càng ít càng tốt. Tuy nhiên, trong trường hợp bạn quá thèm, bạn có thể cân nhắc sử dụng với liều lượng nhỏ với tần suất không nhiều. Đặc biệt, quá trình sử dụng bạn cần chú ý những điều sau:
- Không được dùng gói gia vị trong mì tôm do thành phần của gói gia vị này có chứa nhiều chất béo xấu, ảnh hưởng đến quá trình đào thải axit uric.
- Kết hợp với nhiều rau xanh để giảm tối đa hàm lượng chất béo có trong mì tôm. Nhờ vậy, hệ thống tiêu hóa được hoạt động trơn tru hơn, ngăn ngừa táo bón hiệu quả.
- Sử dụng mì đúng cách: Không nhiều người để ý mà chủ yếu nấu mì theo cảm tính hoặc sở thích của bản thân. Tuy nhiên, các chuyên gia đều khuyến cáo bạn nên trần qua mì tôm trước khi nấu để loại bỏ bớt hàm lượng chất béo và các thành phần độc hại có trong mì.
- Tăng cường bổ sung nước và các thực phẩm có tính mát giúp cơ thể giảm tình trạng nóng trong, hỗ trợ quá trình đào thải axit uric dư thừa. Đặc biệt là khi bạn ăn thực phẩm có tính nóng như mì tôm điều này càng quan trọng.
Một số thực phẩm bác sĩ khuyến cáo người bệnh gout nên dùng
Người bệnh gout không nên ăn mì tôm là khẳng định của các bác sĩ. Vậy khi đói người bệnh có thể ăn gì để hỗ trợ kiểm soát tình trạng gout tốt nhất. Các chuyên gia dinh dưỡng đưa ra cho bạn các lựa chọn sau:
- Uống sữa tách béo: Trong thành phần của sữa tách béo có chứa Casein và Lactalbumin. 2 thành phần này hỗ trợ các tinh thể muối urat tại khớp, đặc biệt hữu ích cho quá trình kiểm soát các triệu chứng của bệnh gout. Ngoài sữa tách béo, người bệnh có thể cân nhắc sử dụng sữa chua để tăng cường sức khỏe.
- Quả cherry: Cherry là loại quả mọng có chứa hàm lượng chất Anthocyanins cao. Hoạt chất có tác dụng chống viêm, chống oxy hóa tốt, từ đó hạn chế tối đa mức độ ăn hưởng của bệnh gout đến cơ thể. Một hoạt chất khác trong quả cherry còn giúp người bệnh giảm nồng độ axit uric trong máu.
- Dưa leo: Loại thực phẩm này có hàm lượng Purin cực thấp nên an toàn cho người bệnh gout. Thêm vào đó, các thành phần dưỡng chất của dưa leo như Vitamin A, Kali, Vitamin C cũng giúp thúc đẩy quá trình đào thải axit uric ra khỏi cơ thể, ngăn chặn tinh thể muối urat tích tụ tại các khớp.
Trên đây là thông tin tổng hợp của chúng tôi giải đáp thắc mắc của bạn về vấn đề bệnh gút có ăn được mì tôm không. Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn những kiến thức bổ ích mới. Chúc bạn thật nhiều sức khỏe và thành công!