Bệnh gút có ăn được rau ngót không? [Lời khuyên từ bác sĩ]

Rau ngót bổ sung nhiều dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể, giúp mọi người nâng cao sức khỏe. Vậy người bệnh gút có ăn được rau ngót không? Cần lưu ý những gì khi ăn thực phẩm này? Cùng tìm hiểu thông tin cụ thể trong bài viết dưới đây.

Bệnh gút có ăn được rau ngót không?

Rau ngót là loại thực phẩm được sử dụng rất phổ biến trong thực đơn bữa ăn của người Việt. Từ xào, nấu canh, luộc, các món ăn khác nhau tạo nên sự đa dạng, kích thích cảm giác thèm ăn. Loại thực phẩm này được đánh giá cao về độ an toàn, lành tính và đặc biệt có chứa nhiều dinh dưỡng thiết yếu, mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.

Bệnh gút có ăn được rau ngót không?
Bệnh gút có ăn được rau ngót không?

Cụ thể, một số thành phần nổi bật có trong rau ngót gồm:

  • Năng lượng
  • Protein
  • Vitamin A – C
  • Kali, Sắt, Mangan, Natri, Kẽm, Đồng
  • Chất xơ, Glucid

Việc bổ sung dưỡng chất cho người bệnh gút là cần thiết. Tuy nhiên, không phải thực phẩm nào bệnh nhân gout cũng có thể ăn. Điều này đặt ra câu hỏi bệnh gút có ăn được rau ngót không? Theo Đại tá – Bác sĩ Nguyễn Bá Vưỡng (nguyên Phó khoa Đông y – Viện YHCT Quân đội) rau ngót là thực phẩm chứa nhiều chất dinh dưỡng và xếp trong top nhóm thực phẩm chứa ít Purin – một trong những nguyên nhân chính gây ra gout. Chỉ xét đến yếu tố này, cơ bản rau ngót an toàn với người bệnh.

Ngoài ra, rau ngót còn được các chuyên gia đánh giá cao do có thể tham gia kiểm soát bệnh gout hiệu quả. Cụ thể với với thành phần được liệt kê trên, người bệnh gout có thể thấy được các tác dụng sau:

  • Vitamin C: Hàm lượng Vitamin C trong rau ngót rất cao. Theo nghiên cứu thực tế 100g rau ngót đã chứa đến 185mg Vitamin C. Thành phần giúp hỗ trợ đắc lực cho quá trình đào thải lượng axit uric dư thừa trong cơ thể. Trong đó cũng phải nhấn mạnh, Vitamin C có khả năng chống oxy hóa mạnh, có đó có thể giúp người bệnh chống viêm, bảo vệ sụn khớp khỏi tác động xấu.
  • Kali: So với Vitamin C, hàm lượng Kali trong rau ngót còn cao hơn. Trong 100g rau ngót có đến 457mg Kali. Hoạt chất này đóng giúp cải thiện chức năng hoạt động của thận hiệu quả, từ đó thúc đẩy quá trình loại bỏ độc tố và hỗ trợ quá trình đào thải axit uric dư thừa ra ngoài. Các đợt gout cấp bởi vậy cũng được ngăn ngừa hiệu quả.
  • Chất xơ: Hàm lượng chất xơ trong 100g rau ngót lên đến 2,5g. Thành phần hỗ trợ cho các hoạt động của hệ tiêu hóa. Đặc biệt với bệnh nhân gout, hàm lượng chất xơ trong ngót còn hỗ trợ làm chậm quá trình chuyển hóa đạm, từ đó giảm nồng độ axit uric cho cơ thể.
  • Ít chất béo: Bệnh nhân gout đều hiểu rằng, chất béo cản trở quá trình đào thải axit uric ra khỏi cơ thể, nồng độ hoạt chất tăng lên gây bùng phát triệu chứng, khiến bệnh trở nên khó kiểm soát hơn. Chất béo trong rau ngót cực thấp do đó an toàn cho người bệnh gout.

Một số lợi ích khác của rau ngót cho sức khỏe

Ngoài các tác dụng được liệt kê trên, người bệnh gout có thể cân nhắc bổ sung thêm rau ngót vào thực đơn bữa ăn hàng ngày do thực phẩm mang lại những hiệu quả về sức khỏe như sau:

Hỗ trợ giảm cân

Béo phì không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà còn ảnh hưởng đến rất lớn đến sức khỏe, đặc biệt là tăng áp lực lên hệ thống xương khớp. Hàm lượng Vitamin C trong rau ngót giúp quá trình trao đổi chất, vận chuyển năng lượng diễn ra thuận lợi hơn, từ đó quá trình đốt mỡ của cơ thể diễn ra nhanh chóng hơn.

Hàm lượng chất béo trong rau ngót thấp trong khi chất xơ và Protein cao. Bạn sẽ cảm giác no lâu hơn, hạn chế các cơn thèm ăn hiệu quả.

Làm đẹp

Việc bổ sung rau ngót thường xuyên giúp người bệnh làm đẹp da hiệu quả. Theo các chuyên gia, hàm lượng hoạt chất Vitamin A và C là cứu tinh giúp làn da trở nên sáng khỏe hơn. Công dụng cụ thể được nhấn mạnh như sau:

  • Vitamin C giúp tăng sinh Collagen và đẩy nhanh tốc độ chữa lành tổn thương trên da
  • Vitamin A hỗ trợ cho quá trình tái tạo các tế bào da mới

Tốt cho hệ tiêu hóa

Hàm lượng chất xơ trong rau ngót giúp ngăn ngừa các chứng khó tiêu hay táo bón. Đặc biệt, hệ tiêu hóa có đủ chất xơ sẽ hoạt động trơn tru hơn, đặc biệt là đường ruột.

Thanh nhiệt, giải độc

Đông y nhận định, rau ngót có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, hạ sốt hiệu quả. Bởi vậy, bữa ăn các ngày có thời tiết nắng nóng bạn nên bổ sung thêm các món ăn chế biến từ rau ngót như nấu canh hoặc làm nước ép rau ngót để vừa làm mát cơ thể, vừa hỗ trợ đào thải độc tố ra ngoài cơ thể.

Ngoài những hiệu quả trên, việc sử dụng rau ngót cũng có thể gây ra một số tác dụng phụ ảnh hưởng đến cơ thể của người dùng. Trong đó có thể kể đến như:

  • Nguyên nhân gây ra mất ngủ: Việc ăn rau ngót có thể gây nên tình trạng mất ngủ, đặc biệt là với trường hợp người bệnh vốn đã khó ngủ. Để ngăn chặn tình trạng này, bạn chỉ nên dùng rau ngót khi đã đun chín, không dùng dưới dạng nước ép tươi.
  • Giảm khả năng hấp thu Photpho và Canxi: Khi tiêu thụ các thành phần của rau ngót, cơ thể có thể sản sinh ra chất Glucocorticoid. Hoạt chất này ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng hấp thụ Photpho và Canxi từ các loại thực phẩm khác. Việc thiếu hụt kéo dài có thể gây ra một số ảnh hưởng đến hệ xương khớp.
  • Giảm khả năng hấp thu kẽm và sắt: Kẽm và sắt là 2 khoáng chất quan trọng cho sự phát triển của cơ thể. Tuy nhiên, hàm lượng Tanin trong rau ngót có thể làm giảm khả năng hấp thụ 2 khoáng chất trên của cơ thể.
  • Làm tăng nguy cơ sảy thai: Phụ nữ đang mang thai 3 tháng đầu không nên ăn rau ngót để tránh nguy cơ sảy thai. Các bác sĩ cho biết, thành phần của rau ngót có chứa chất Papaverin khiến cơ trơn tử cung bị co thắt mạnh.

Một số món ăn từ rau ngót tốt cho người bệnh gout

Nước ép rau ngót

Người bệnh gút có thể thay thế nước ép từ hoa quả bằng nước ép rau ngót. Cách chế biến này giúp bảo toàn dưỡng chất trong rau ngót, từ đó kiểm soát triệu chứng bệnh gout nhanh chóng hiệu quả. Cụ thể thực hiện như sau:

Một số món ăn từ rau ngót tốt cho người bệnh gout
Một số món ăn từ rau ngót tốt cho người bệnh gout
  • Chuẩn bị 300g rau ngót
  • Vuốt lấy lá, bỏ thân
  • Rửa sạch với nước, sau đó ngâm trong muối 15 phút
  • Vớt rau ra giá và để ráo nước
  • Cho vào máy sinh tố xay nhuyễn cùng với 50ml nước lọc
  • Lọc hỗn hợp vừa xay để lấy nước cốt, bỏ bã
  • Cho nước ép rau ngót vào tủ lạnh khoảng 30 phút, sau đó có thể uống trực tiếp

Nấu canh rau ngót thịt gà

Cách nấu này cũng rất đơn giản và có thể áp dụng với nhiều người. Cụ thể:

  • Bạn chuẩn bị 300g rau ngót, 200g thịt gà
  • Vuốt lấy lá rau ngót, bỏ thân
  • Rửa sạch rau ngót (bạn có thể vò nhẹ để bụi bẩn bám trên lá được loại bỏ hoàn toàn)
  • Thịt gà rửa sạch, sau đó băm nhỏ
  • Cho dầu ăn vào nồi, phi thơm hành và xào qua thịt gà
  • Cho rau ngót vào đảo cùng
  • Sau 3 phút, bạn đổ thêm 2 bát nước vào
  • Tiếp tục đun sôi trong 15 phút, niêm gia vị vừa ăn thì tắt bếp
  • Múc ra bát đợi canh bớt nguội có thể thưởng thức cùng với cơm
  • Bạn có thể thực hiện từ 2-3 lần trong tuần

Trên đây là thông tin tổng hợp của chúng tôi giải đáp thắc mắc bệnh gút có ăn được rau ngót không. Bài viết cũng giới thiệu đến bạn một số món ăn chế biến từ rau ngót. Hãy tham khảo và áp dụng ngay cả khi không bị gout nhé. Chúc bạn thật nhiều sức khỏe và thành công! 

Bài viết được đề xuất