Ngô là thực phẩm được ưa chuộng bởi cách chế biến đơn giản, cung cấp nhiều dưỡng chất quan trọng cho cơ thể. Vậy người bệnh gút có được ăn ngô không? Nếu ăn cần lưu ý những gì? Tìm hiểu cụ thể trong bài viết dưới đây!
Bệnh gút có được ăn ngô không?
Ngô hay bắp là thực phẩm nằm trong nhóm ngũ cốc, được dùng phổ biến trong khắp thế giới. Thực phẩm mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe do chứa nhiều thành phần Vitamin, chất xơ, khoáng chất, chất oxy hóa. Cụ thể, thành phần dưỡng chất được tìm thấy trong ngô như sau:
- Nước
- Calo
- Carbohydrate
- Protein
- Chất xơ
- Đường
- Vitamin C – B3- E – A – K
- Phốt pho, Kali, Magie, sắt, đồng, kẽm, Canxi…
- Chất béo
- Choline
- Omega-3, Omega-6
Với các thành phần trên, người bệnh gút có được ăn ngô không? Theo BS CKII Hoàng Thị Lan Hương (nguyên giảng viên Học viện YHCT Tuệ Tĩnh), gút (gout) là nhóm bệnh lý viêm khớp đặc trưng bởi các cơn đau nhức dữ dội và đột ngột. Nguyên nhân gây ra bệnh là do sự rối loạn chuyển hóa Purin, cơ thể không đào thải kịp thời axit uric dư thừa dẫn đến việc tích tụ các tinh thể muối urat tại khớp. Bệnh có xu hướng phát triển thành mãn tính và hiện chưa có phương pháp nào chữa trị triệt để.
Việc thay đổi chế độ ăn uống là cần thiết với mọi người bệnh gút. Không chỉ kiểm soát triệu chứng mà biện pháp còn giúp ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm do gút gây ra. Ngô là một trong những thực phẩm mà người bệnh gút nên bổ sung vào chế độ ăn uống hàng ngày.
Bác sĩ Hương liệt kê những lý do bệnh gout có thể ăn được ngô gồm:
- Hàm lượng Purin trong ngô thấp, từ đó không gây ra sự cản trở cho quá trình đào thải axit uric
- Hàm lượng chất xơ của ngô cao, từ đó có thể cung cấp các dưỡng chất tốt cho cơ thể, giúp hệ thống tiêu hóa hoạt động hiệu quả hơn. Chất xơ cũng giúp quá trình tiêu thụ Protein chậm lại, tránh việc tạo ra axit uric.
- Hàm lượng Kali trong ngô cao, từ đó giúp ổn định huyết áp. Nhờ vậy, tốc độ đào thải axit uric nhanh hơn, ngăn ngừa nguy cơ hình thành hạt Tophi ở khớp đang bị tổn thương.
Với một số trường hợp bệnh nhân gút kèm theo các tình trạng sau không nên sử dụng hoặc phải thận trọng khi dùng. Cụ thể:
- Người mắc bệnh dạ dày sử dụng quá nhiều ngô có thể dẫn đến tình trạng giãn tĩnh mạch gây chảy máu dạ dày, đặc biệt là người mắc viêm loét dạ dày – tá tràng.
- Bệnh nhân đái tháo đường ăn ngô có thể làm tăng lượng đường trong máu. Đường huyết tăng còn ức chế quá trình đào thải axit uric.
- Người thiếu sắt và canxi không nên ăn ngô do thực phẩm này làm chậm quá trình hấp thụ sắt, canxi do sự hình thành của kết tủa axit Phytic và chất xơ.
Cách chế biến ngô cho người bệnh gút
Với các công dụng trên, người bệnh gút nên bổ sung ngô trong chế độ ăn uống hàng ngày. Người bệnh cần lưu ý sử dụng đúng cách để bảo toàn giá trị dinh dưỡng, không làm hưởng đến triệu bệnh lý. Các bác sĩ nhấn mạnh, người bệnh không nên dùng ngô để xào, kết hợp với bơ, đường hóa học hoặc các thực phẩm giàu Purin khác.
Một số cách chế biến ngô mà người bệnh có thể tham khảo là:
Ngô luộc
Ngô luộc là đồ ăn phù hợp với người bệnh gút. Cách chế biến này vừa giữ được hương vị của ngô, vừa đảm bảo không làm triệu chứng bệnh gút trở nên khó kiểm soát do không sử dụng thêm bất kỳ gia vị hay nguyên liệu chế biến nào.
Luộc ngô cũng giúp người bệnh tiết kiệm tối đa thời gian. Đặc biệt, bạn có thể sử dụng để ăn trong các bữa phụ, bữa sáng nếu quá bận rộn. Thực hiện cách chế biến này như sau:
- Lột bỏ vỏ ngoài của bắp ngô
- Rửa sạch với nước, sau đó cho ngô vào nồi
- Đổ nước vào nồi, sao cho ngập hết bắp ngô trên cùng
- Đun sôi trong 15 phút, sau đó nên kiểm tra xem ngô đã chín chưa
- Vớt ngô đã chín ra rổ, để bớt nóng và thưởng thức
Dùng sữa ngô
Sữa ngô có vị ngọt tự nhiên nên không ảnh hưởng đến tình trạng gút. Một số trường hợp bạn dùng kết hợp với sữa thì nên chọn sữa tách béo không đường để tránh gây ra những ảnh hưởng không mong muốn.
Thực hiện làm sữa ngô theo hướng dẫn sau đây:
- 4 trái ngô ngọt và 500ml sữa tách béo không đường
- Bóc sạch vỏ và râu ngô
- Cho vào nồi luộc chín ngô
- Vớt ngô ra rổ, giữ lại phần nước luộc
- Tách ngô ra khỏi bắp, bỏ vào một tô sạch
- Cho ngô vào máy xay sinh tố, cho thêm 1,5 lít nước ngô vào xay cùng
- Đổ ngô đã say qua màng lọc để loại bỏ bớt phần bã
- Cho nước ngô vừa xay vào nồi cùng 500ml sữa tươi
- Đun sôi thì quấy liên tục để trên lửa nhỏ
- Tắt bếp khi thấy sữa đã mịn
- Bạn có thể uống nóng hoặc lạnh tùy vào sở thích
Dùng súp ngô gà
Hàm lượng Purin của thịt gà rất thấp nên bạn có thể kết hợp với ngô để làm món súp. Người bệnh gút nên dùng phần đùi gà vì lượng Purin ở đây là thấp nhất.
Thực hiện nấu súp gà theo hướng dẫn cụ thể sau đây:
- 200g phần thịt đùi gà đã xé, 1 bắp ngô ngọt, 2 lòng trắng trứng gà, 50g bột ngô, 1 củ hành, gừng và hành lá
- Mang ngô luộc chín và tách hạt
- Đảo hành vàng với dầu, cho ngô và thịt gà đã xé vào đảo cùng
- Tiếp tục cho gừng vào nồi và đun sôi cùng 1 lít nước
- Cho lòng trắng trứng vào khuấy đều khi nước sôi
- Bột ngô pha cùng ít nước, sau đó đổ vào khi ngô và thịt gà đã mềm. Vừa đổ bột ngô vừa khuấy đều để tránh vón cục
- Cho thêm hành lá và nêm gia vị vừa ăn
- Tắt bắp, múc súp ngô ra bát thưởng thức
Lưu ý khi bệnh nhân gút ăn ngô
Ngô là thực phẩm khuyến cáo sử dụng cho người bệnh gút. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn khi ăn người bệnh cần chú ý:
- Không dùng với hàm lượng quá nhiều. Theo các chuyên gia 100g hạt ngô/ngày là khẩu phần ăn phù hợp với người trưởng thành
- Không ăn ngô mỗi ngày dù dùng ít
- Không nên ăn ngô theo cách xào, làm bỏng ngô hoặc ăn các sản phẩm chế biến sẵn từ ngô
- Dùng ngô kết hợp với các thực phẩm khác cần lựa chọn cẩn thận.
Trên đây là tổng hợp thông tin giải đáp cho bạn đọc về vấn đề bệnh gút có được ăn ngô không? Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn kiến thức bổ ích. Chúc bạn thật nhiều sức khỏe và thành công!