Việc sử dụng các phương pháp dân gian để điều trị các bệnh lý trên cơ thể được rất nhiều người tìm hiểu vì hiệu quả mà những phương pháp này mang lại. Dạo gần đây, rất nhiều người đã lên trên mạng tìm kiếm thông tin về 4 loại cây thuốc nam chữa bệnh thận hư có hiệu quả cực kỳ nhanh chóng. Vậy những loại cây đó là gì? Xin mời bạn theo dõi bài viết sau đây để có thể biết rõ ràng hơn nhé
4 loại cây thuốc nam chữa bệnh thận hư hiệu quả
Kim Tiền Thảo
Có tên gọi khác là: Cây Vảy Rồng, cây Mắt Rồng.
Đây là cây thân thảo, cao trung bình 30-40 cm, có khi tới 50 cm. Cây bò trên mặt đất. Lá cây mọc so le, thường từ một nhánh mọc ra 1-3 nhánh lá con, tương đối tròn. Trên mặt lá có các đường gân rõ nét, các gân nhánh đi ra đối xứng từ một gân chính. Mặt dưới lá phủ lớp lông trắng mịn trên bề mặt. Cây ra hoa màu tím, mọc thành chùm xen vào cuống cạnh lá. Ra hoa vào tháng 3-5 hàng năm, quả đậu nhỏ, trong hạt kết thành chùm.
Nơi trồng: Xuất hiện phổ biến tại vùng trung du nước ta, những đồi nhỏ, một số ít ở vùng núi.
Thành phần hóa học của cây kim tiền thảo bao gồm:
- Polysaccharides,
- Saponin,
- Acid stearic
- Cùng một số chất khác.
Theo Đông Y, Kim Tiền Thảo vị ngọt, đắng, tính hơi hàn.
Quy kinh: Can, Bàng Quang.
Tác dụng: Lợi thủy thông lâm, thanh nhiệt, tiêu kết tụ.
Nó giúp lợi tiểu, lợi mật, dùng trong các bệnh viêm nhiễm đường tiết niệu, sỏi thận, sỏi mật, đặc biệt bệnh phù thũng trong hội chứng thận hư, chức năng thận suy giảm.
Cách dùng: Lấy toàn cây trên mặt đất mang đi rửa sạch, loại bỏ tạp chất, cắt đoạn 3-5cm, phơi khô hoặc sấy khô. Mỗi lần dùng 30-40g, cùng một thìa muối, cho vào 3 bát nước lọc (khoảng 900ml). Sắc tới khi còn 1 bát, mang uống ngày 2 lần. Thực hiện trong vòng 20 ngày.
Đậu Đen
Hay còn gọi là: Đỗ Đen, cây Ô Đậu, cây Hắc Đại Đậu.
Đây là loại cây thân thảo mọc hàng năm, có thể leo, thường thấy dạng mọc đứng, cây nhẵn. Lá kép tạo từ 3 lá con ghép lại thành lá lớn, lá ở giữa to nhất. Hoa màu tím nhạt, quả đậu dài 5-10 cm, trong chứa hạt Đậu Đen kích thước khoảng 5-6 mm.
Nơi trồng: ở phía Bắc nước ta, tập trung tại tỉnh vùng núi cao như Lạng Sơn, Lai Châu, Sơn La,…
Thành phần hóa học: chứa lượng lớn protein, calci và nhiều vitamin nhóm B.
Theo Đông Y, Đậu đen vị ngọt tính bình.
Tác dụng: Giải độc, bổ thận thủy. Dùng với người thận suy yếu, người phát nhiệt độc, mụn nhọt, ban chẩn, người tỳ vị hư yếu.
Cách dùng: Đậu Đen 2 lạng, chú ý chọn những hạt to, mẩy, bóng; loại bỏ hạt lép, nhăn nheo. Tốt nhất lấy hạt bên trong màu xanh vì đó là đậu mới. Tiếp đó, lấy đậu đã chọn mang đi sao vàng, cho 1,5 lít nước sôi đổ vào hãm 30 phút, lấy uống thay nước lọc trong ngày.
Ba Kích
Còn gọi là: Bất Điêu Thảo, Diệp Liễu Thảo, Ba Kích Thiên.
Cây dạng thân thảo, dây leo. Lá cây hình thuôn bầu dục, lá đối nhau, cuống ngắn. Bộ phận làm thuốc là rễ. Rễ dạng xoắn, thắt lại từng đoạn; phần thịt ở trong tím đậm hoặc nhạt, có khi màu trắng; trong cùng chứa lõi cứng. Ba K-ích trồng 3 năm có thể thu hoạch. Thời gian lấy dược liệu vào giữa mùa Đông, khoảng tháng 10-11. Dùng cuốc hoặc xẻng đào đất xung quanh cây, nhổ lấy rễ, mang đi rửa sạch. Loại rễ to, dày thịt, màu tím là loại tốt.
Nơi phân bố: Mọc hoang tại vùng trung du và một số tỉnh phía Bắc nước ta.
Thành phần hóa học: Trong Ba Kích chứa anthraglycosid, nhiều acid hữu cơ, tinh dầu.
Theo Đông Y, Ba Kích có vị cay, ngọt, tính hơi ôn.
Quy kinh: Thận
Tác dụng: Ôn thận, trợ dương, bổ trung tiêu, điều huyết mạch, ích khí, mạnh gân cốt. Trị liệt dương, xuất tinh sớm, con gái hành kinh bị lạnh, bụng dưới đau.
Cách dùng: Lấy 3kg Ba Kích rửa sạch, tách lấy phần thịt, rút bỏ lõi. Đem ngâm với 5l rượu trắng. Sau 3 tháng là có thể dùng được. Mỗi ngày uống 10ml rượu Ba Kích.
Thục Địa
Hay còn gọi là: Thục Địa Hoàng.
Bộ phận dùng là rễ của cây Địa Hoàng, sau khi trải qua quá trình nấu chín phức tạp “Cửu chưng cửu sái” mà thành. Chọn củ Địa Hoàng tươi (còn gọi là Sinh Địa) hình dáng to, thịt đen, cầm nặng tay, chắc thịt, chạm vào dính. Sau bào chế thu được Thục Địa cả trong lẫn ngoài màu đen nhánh, mềm, không dính tay, dai, dẻo.
Tính vị: Vị ngọt, tính hơi ôn.
Quy kinh: Tâm, Can, Thận.
Tác dụng: Tư âm dưỡng huyết, thông thận, tráng thủy. Thục Địa nổi bật với công dụng ích tinh tủy bổ thận. Nó được dùng để trị các chứng âm hư, huyết suy, hư lao, thiếu máu, da xanh xao, đau đầu, chóng mặt, tân dịch khô háo, râu tóc sớm bạc, lưng đau gối mỏi, tai ù, di mộng tinh.
Cách dùng: Thục Địa thái lát mỏng, nấu thành cao đặc. Mỗi lần lấy 12-64g, tùy mức độ bệnh, đun hòa tan với 300ml nước, uống ngày 2 lần.
Chứng thận hư ảnh hưởng rất nhiều tới chất lượng cuộc sống. Hiểu được lẽ ấy, từ lâu ông cha ta đã nghiên cứu và tìm ra nhiều cây thuốc hữu ích với bệnh này. Dựa theo những kinh nghiệm đúc kết đó, bài viết đề cập tới 4 loại cây thuốc nam chữa bệnh thận hư hiệu quả. Hi vọng những bạn mắc chứng bệnh này sẽ kiên trì áp dụng các cách trên để thu được hiệu quả tốt nhất nhé.