Những dấu hiệu bị SUY THẬN bạn nhất định cần phải biết!

Rối loạn tiểu tiện, rối loạn sinh lí nam giới là những dấu hiệu bị suy thận được nhiều người biết. Ngoài ra, liệu có còn dấu hiệu nào khác cảnh báo bệnh hay không? Mời bạn cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây.

Dấu hiệu bị suy thận

Ngoài nhiệm vụ lọc máu (thải trừ những chất dư thừa trong máu) thận còn có các chức năng sau:

  • Điều hòa lượng nước và muối
  • Lọc các chất bã và thải ra ngoài các chất dư thừa như ure, photphat, potassium….
  • Điều hòa huyết áp
  • Sản xuất chất giúp kích thích tủy xương tạo ra máu
  • Giúp tổng hợp vitamin D

Khi thận bị suy, mọi chức năng, nhiệm vụ của thận bị giảm hoặc không còn hoạt động đúng nữa. Các dấu hiệu cảnh báo suy thận liên hệ mật thiết tới những rối loạn chức năng, nhiệm vụ của thận.

Dấu hiệu bị suy thận cấp tính

Tình trạng suy thận xảy ra đột ngột, trong thời gian ngắn (khoảng vài ngày). Các dấu hiệu bao gồm:

Triệu chứng ban đầu

  • Lượng nước tiểu ít (dưới 400 cc), hoặc vô niệu (không có nước tiểu)

Triệu chứng trở nặng

Biểu hiện của hội chứng ure máu cao

Các chất độc, chất thải như ure, creatinine, photphat, potassium, nước dư thừa, muối… bình thường sẽ được thận đào thải. Tuy nhiên, do chức năng thận bị suy giảm, các chất này lại bị giữ lại trong máu, gây ra tình trạng cơ thể bị ngộ độc với một loạt những biểu hiện sau:

  • Không muốn ăn, ăn uống không ngon miệng; ói mửa; rối loạn tiểu tiện (lượng tiểu ít hoặc vô niệu, có thể tiểu ra máu); nước tiểu nhiều bọt; cơ thể mệt mỏi: Do nồng độ ure máu cao.
  • Ngứa da dai dẳng, co rút các cơ: Do trong máu tăng chất photphat
  • Rối loạn nhịp tim: Do tăng chất potassium trong máu
  • Phù chân, tay, mắt và mặt: Nguyên nhân là lượng nước tiểu và muối trong cơ thể tăng, không được đào thải ra ngoài chức năng thận bị suy giảm.
  • Khó thở: Do tích tụ nhiều nước trong cơ thể
  • Hơi thở có mùi khai: Do nồng độ ure máu cao

Dấu hiệu bị suy thận cấp tính

Tình trạng đi tiểu nhiều lần vào ban đêm (trên 2 lần/1 đêm):

Với những thận “khỏe mạnh”, tại cầu thận sẽ diễn ra quá trình tái hấp thu nước tiểu để cô đặc. Thêm vào đó, lượng nước nước tiểu sản xuất vào ban đêm lại hạn chế so với ban ngày. Vì vậy, người bình thường sẽ không hoặc nhiều nhất 1 lần đi tiểu đêm.

Tuy nhiên khi thận bị suy, chức năng này bị rối loạn, nước tiểu không được cô đặc mà bị đào thải luôn xuống bàng quang. Đây là nguyên nhân khiến người bệnh đi tiểu nhiều lần trong ngày, đặc biệt là vào ban đêm.

Dấu hiệu bị suy thận mạn tính

Tình trạng suy thận diễn ra kéo dài (trên 3 tháng). Bệnh thường diễn biến âm thầm, ít có triệu chứng ở giai đoạn ban đầu.

Triệu chứng ban đầu: Có thể bao gồm những biểu hiện của hội chứng ure máu cao như ở suy thận cấp tính như mệt mỏi; chán ăn; rối loạn tiểu tiện (tiểu ít, vô niệu, đi tiểu nhiều vào ban đêm); phù, khó thở; hơi thở có mùi; rối loạn nhịp tim…

Triệu chứng trở nặng:

  • Biểu hiện của việc thiếu máu nặng: Hoa mắt, chóng mặt, niêm mạc nhợt nhạt, mệt mỏi. Trong quá trình hoạt động, thận có sản xuất chất erythropoietin giúp kích thích tủy xương tạo máu. Khi thận bị suy, lượng erythropoietin giảm, dẫn đến hiện tượng người bệnh bị thiếu hụt hồng cầu, gây ra tình trạng thiếu máu.
  • Tăng huyết áp mạn tính: Thận có chức năng điều hòa huyết áp. Huyết áp bệnh nhân tăng cao khi chức năng của thận bị suy giảm. Đối với người bị suy thận mạn, tình trạng tăng huyết áp diễn ra trong thời gian dài, do vậy người bệnh dễ bị huyết áp kinh niên.
  • Hôn mê, co giật, rối loạn tâm thần: Do ure máu tăng quá cao.
  • Giảm ham muốn tính dục ở nam giới: Thận có vai trò sản xuất một số hoocmon. Khi thận bị suy sẽ làm thay đổi nồng độ hoocmon, gây ảnh hưởng đến ham muốn nam giới. Thêm vào đó, thận bị suy còn gây ra tình trạng rối loạn cương dương, xuất tinh do thiếu máu lưu thông đến dương vật. Ngoài ra, tình trạng mệt mỏi, hơi thở có mùi…cũng khiến cho nam giới tự ti, ảnh hưởng đến ham muốn tình dục.

Dấu hiệu bị suy thận mạn tính

Nguyên nhân bị suy thận

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến suy thận. Tùy theo mức độ bệnh, ta có thể chia nhỏ nguyên nhân như sau:

Nguyên nhân suy thận cấp tính bao gồm những tác động khiến chức năng thận bị ảnh hưởng đột ngột.

  • Thận bị tổn thương đột ngột: Do tắc, nghẽn nước tiểu; nhiễm trùng; ngộ độc; biến chứng thai kì như sản giật, tiền sản giật.
  • Thiếu máu tới thận: Do tai nạn mất máu…

Nguyên nhân suy thận mạn tính là do những bệnh lý sau đây gây nên:

  • Tiểu đường
  • Cao huyết áp
  • Nghẹt đường dẫn tiểu kinh niên
  • Sử dụng nhiều thuốc, cản quang (chụp x-quang) trong thời gian dài.

Thận tuy nhỏ, nhưng lại đóng vai trò quan trọng đối với cơ thể. Thận bị tổn thương gây ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng đời sống bệnh nhân. Vì vậy, khi thấy mình có các dấu hiệu bị suy thận ở giai đoạn sớm, người bệnh nên nhanh chóng đến các cơ sở y tế gần nhất để được chẩn đoán và điều trị kịp thời, tránh những biến chứng xấu nhất có thể xảy ra.

Bài viết được đề xuất