Mì tôm hay còn gọi là mì gói là một món ăn nhanh “thần thánh” vô cùng quen thuộc với rất nhiều người, nhất là đối với sinh viên. Với độ tiện lợi cao, giá thành rẻ lại đa dạng về mẫu mã, chủng loại, mì gói đang dần trở thành món đồ gần như không thể thiếu trong nhiều căn bếp tại Việt Nam. Tuy nhiên, mì gói có thực sự tốt cho sức khỏe hay không? Đặc biệt là những người đang bị tình trạng đau dạ dày hành hạ, nếu ăn quá nhiều mì gói có gây ảnh hưởng gì không? Nếu như bạn cũng đang có những thắc mắc tương tự như trên thì xin mời bạn tham khảo ngay bài viết dưới đây để có cho mình câu trả lời của vấn đề đau dạ dày ăn mì tôm được không nhé!
Tác hại của mì tôm với cơ thể con người mà bạn chưa chắc đã biết
Là một món ăn tiện lợi, giá thành rẻ và vô cùng dễ dàng trong việc chế biến, thế nên sẽ không bất ngờ khi Việt Nam là một trong những quốc gia ăn nhiều mì tôm thứ 4 của thế giới với lượng tiêu thụ 4-5 tỷ gói mì/ 1 năm. Điều này càng khẳng định sự phổ biến của mì tôm trong cuộc sống hằng ngày của người dân Việt Nam.
Tuy nhiên, khi ăn quá nhiều mì tôm thì sẽ mang lại cho cơ thể rất nhiều tác động không tốt, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe như:
- Béo phì: Với những người thường xuyên sử dụng mì tôm như một món ăn vào buổi đêm thì họ sẽ tăng cân rất nhanh.
- Gây ra lão hóa trên cơ thể: Các thành phần hóa học có trong mì tôm sẽ thúc đẩy và làm quá trình lão hóa xảy ra nhanh hơn.
- Gây ra ảnh hưởng xấu đến dạ dày: Mì tôm là một trong những loại thực phẩm rất khó tiêu, việc này sẽ khiến dạ dày phải hoạt động nhiều hơn nếu muốn xử lý hoàn toàn mì tôm.
- Tăng khả năng mắc phải các bệnh lý như tiểu đường, tim mạch và sỏi thận.
- Thiếu hụt chất dinh dưỡng: Bên trong 1 gói mì tôm sẽ không thể nào đáp ứng được đầy đủ nhất nhu cầu dinh dưỡng dành cho cơ thể.
- Gây tăng cao nguy cơ ung thư: Trong quá trình sản xuất, mì tôm được chiên giòn nhiều lần bằng dầu ăn tái sử dụng và tạo ra chất Acrylamide, một trong những loại chất gây ung thư.
Như vậy, các bạn có thể thấy, để đánh đổi lấy sự tiện lợi và giá thành thì mì tôm sẽ mang đến nhiều tác hại xấu đến sức khỏe của người dùng.
Tác động của mì tôm với người đau dạ dày
Khi những người có tình trạng sức khỏe bình thường mà ăn mì tôm liên tục sẽ gây ra nhiều tác động không tốt đến sức khỏe.
Vậy thì đối với những người đang bị hành hạ bởi tình trạng đau dạ dày thì sao? Với những người đau dạ dày, ăn quá nhiều mì tôm sẽ tăng cao khả năng xuất hiện những dấu hiệu không tốt như:
- Ợ hơi, đầy hơi
- Gây mất cân bằng trong quá trình hoạt động của ruột và dạ dày.
- Gây ảnh hưởng tới khả năng vị giác của người bệnh do nhiều chất phụ gia có trong mì tôm sẽ gây nên cảm giác chán ăn và làm cho vị giác dần dần kém đi.
Khi bị đau dạ dày ăn mì tôm được không?
Theo nghiên cứu được thực hiện trong thời gian gần đây của bác sĩ Braden Kuo – Bệnh viện đa khoa Massachusetts (Mỹ), ông đã chứng minh rằng, sợi mì ăn liền rất khó tiêu hóa và tồn tại bên trong dạ dày con người hơn 4 tiếng đồng hồ.
Lý giải cho điều này, các nhà nghiên cứu cho rằng, hợp chất độc hại TBHQ (tertiary-butyl hydroquinone) được dùng để làm chất bảo quản cho mì tôm là nguyên nhân chính của vấn đề này.
Theo khuyến cáo của tổ chức Lương Thực Quốc tế FAO và tổ chức Y tế Quốc tế WHO thì hà lượng an toàn khi tiêu thụ hợp chất TBHQ này chỉ là 0-0,05mg/1 kg.
Do đó, sử dụng quá nhiều mì tôm sẽ chỉ khiến cho tình trạng đau dạ dày trở nên nghiêm trọng hơn và gây ra ảnh hưởng cực kỳ xấu đến sức khỏe con người.
Vì thế để trả lời cho câu hỏi “Đau dạ dày ăn mì tôm được không?” thì câu trả lời tốt nhất là bạn hãy BỎ NGAY mì tôm ra khỏi khẩu phần ăn hằng ngày của mình.
Cách ăn mì tôm giúp hạn chế chất độc và tác động xấu đến cơ thể
Hiển nhiên, pha mì gói theo cách truyền thống sẽ tương đương với việc đưa các chất độc hại từ mì tôm vào bên trong cơ thể. Tuy nhiên, nếu bạn chú ý thì vẫn có một vài biện pháp để hạn chế và giảm bớt lượng chất độc có trong mì tôm như:
- Nấu mì bằng hai lần nước sôi. Lần đầu tiên, bạn nên trần cho mì chín bằng nước sôi rồi đổ bỏ nước đầu tiên đi và lấy nước thứ hai làm nước dùng.
- Hãy nấu mì tôm cùng với các loại rau xanh như rau cải, hành lá, giá đỗ, cà chua,… Điều này sẽ khiến các chất xơ trong mì gói sẽ tác động và đẩy bớt chất độc có trong mì gói ra bên ngoài cơ thể.
- Bổ sung thêm các loại thịt bò, thịt lợn, tôm,… hay các chất đạm khác để bổ sung thêm chất dinh dưỡng có trong mì tôm.
Ngoài ra, bạn cũng nên kiểm tra và đọc thật kỹ các thông tin được in trên bao bì để tránh mua phải mì tôm giả, mì tôm hết hạn.
Bài viết trên đây đã cung cấp thông tin và giải đáp cho các bạn vấn đề “Đau dạ dày ăn mì tôm được không?” Mong rằng, từ những thông tin này, các bạn có thể có được cho mình những kiến thức bổ ích để có thể đưa ra được những biện pháp hợp lý và hiệu quả để chăm sóc cho gia đình và chính bản thân mình. Xin cảm ơn và chúc các bạn luôn luôn mạnh khỏe!