Hôi miệng do trào ngược dạ dày làm sao để hết?

Trào ngược dạ dày gây hôi miệng khiến người bệnh vô cùng lo lắng, luôn có tâm lý tự ti, e ngại khi tiếp xúc, trò chuyện với người đối diện. Điều này gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe cũng như chất lượng cuộc sống của từng người. Bài viết sau đây sẽ giới thiệu đến bạn những cách thức trị hôi miệng cực kỳ hiệu quả.

Trào ngược dạ dày có gây hôi miệng không?

Cơ quan đảm nhận vai trò tiêu hóa chính là dạ dày. Đây là nơi sống của nhiều loại vi khuẩn khác nhau, trong đó có nhiều vi khuẩn gây bệnh. Khi bạn mắc phải các tình trạng như viêm dạ dày, trào ngược dạ dày thực quản thì thức ăn không được phân hủy sẽ trào ngược lên phía thực quản gây mùi hôi khó chịu

Tình trạng này không gây ảnh hưởng quá nghiêm trọng đến sức khỏe tuy nhiên nó làm người bệnh bị mất tự tin, ngại giao tiếp do hơi thở luôn có mùi khó chịu.

Trào ngược dạ dày có gây hôi miệng không

Tại sao trào ngược dạ dày gây hôi miệng?

Có rất nhiều người bị trào ngược dạ dày gặp phải triệu chứng hôi miệng nhưng ít ai lại tìm hiểu lý do tại sao? Điều này dẫn đến tình trạng bệnh ngày càng nặng, gây ảnh hưởng đến tâm lý, cuộc sống của người bệnh.

Dạ dày được xem là nhà kho chứa đựng thức ăn và các yếu tố dịch vị như: HCl, dịch mật, pepsin, enzyme. Đây cũng là nơi trú ẩn cực kỳ lý tưởng của các loại vi sinh vật. Khi cơ thắt thực quản bị giãn những chất này sẽ trào ngược lên trên gây tổn thương niêm mạc tại vùng này, đồng thời khiến hơi thở có mùi hôi vô cùng khó chịu.

Có thể thấy rằng tình trạng hôi miệng gây nên do nhiều bệnh lý liên quan đến đường tiêu hóa như: Viêm – loét dạ dày, GERD… , rất khó chữa. Vì vậy muốn loại bỏ tình trạng này bạn cần điều trị triệt để căn nguyên của nó.

Làm sao hết hôi miệng do trào ngược dạ dày

Ngoài việc điều trị nguyên nhân theo phác đồ của bác sĩ , bạn cũng có thể áp dụng những mẹo chữa trào ngược dạ dày dân gian dưới đây, giúp hỗ trợ ngăn ngừa hôi miệng hiệu quả:

Uống nhiều nước lọc: Nước không những thanh lọc cơ thể nó còn giúp loại bỏ những mảnh vụn thức ăn bám trên các kẽ răng, ngăn ngừa vi khuẩn khu trú gây hôi miệng. Mỗi ngày bạn nên uống đủ 1.5 đến 2 lít nước.

Kê gối cao khi ngủ: Cách làm vô cùng đơn giản giúp dịch vị không bị trào ngược lên trên, hạn chế tình trạng hôi miệng, người bệnh ngủ ngon giấc hơn.

Đánh răng bằng baking soda (bột nở): Thành phần chính của chúng là Hidrocacbonat có tác dụng giảm nhanh nồng độ acid trong niêm mạc miệng, giúp kiểm soát mùi hôi hữu hiệu. Trộn bột nở với nước, đánh răng 2 – 3 lần mỗi ngày bạn sẽ thấy kết quả bất ngờ.

Dùng chỉ nha khoa: Việc dùng chỉ nha khoa mỗi ngày rất hữu ích, giúp giảm thiểu lượng thức ăn bám trên răng. Hãy thực hiện chúng mỗi ngày sau bữa ăn để giảm thiểu mùi hôi và giữ miệng luôn luôn sạch sẽ.

Dùng gừng để súc miệng: Gừng gọt vỏ, rửa thật sạch sau đó thái thành từng lát mỏng, đun sôi 5 đến 10 phút và để nguội. Dùng hỗn hợp trên súc miệng sau khi ăn, ngày 3 – 4 lần sẽ giúp mùi hôi ở miệng do bệnh trào ngược dạ dày nhanh chóng được kiểm soát.

Nhai lá bạc hà: Bạc hà chứa nhiều chất chống viêm axit rosmarinic giúp bảo vệ dạ dày thoát khỏi những ảnh hưởng tiêu cực. Hàng ngày bạn chỉ cần nhai 5 – 6 lá bạc hà trong hoặc sau khi ăn sẽ giúp cổ họng được thông thoáng, mát mẻ và hơi thở đỡ mùi hơn.

Ăn vỏ cam, chanh: Vị đắng rất khó nhai nhưng công dụng mà nó mang lại vô cùng hiệu quả . Nhờ thành phần kháng sinh và kháng viêm có trong quả chanh giúp tiêu diệt vi khuẩn, hỗ trợ điều trị hôi miệng. Nhai vỏ cam, chanh 2 – 3 lần/ngày sau mỗi bữa ăn cho đến khi hơi thở đỡ mùi hơn.

Ăn vỏ chanh, cam hết hôi miệng do trào ngược dạ dày

Nhai, uống nước cam thảo: Lợi ích mà cam thảo mang lại rất nhiều, ngoài công dụng chữa đau dạ dày nó còn hỗ trợ trị hôi miệng hữu hiệu. Bạn có thể nhai hoặc sắc nước nóng uống hàng ngày vì chúng có vị ngọt, tính thanh mát rất tốt cho sức khỏe.

Sắc lá ngò gai súc miệng: Dùng 30gr lá ngò gai sắc nhỏ, thêm vài hạt muối và đun lên khoảng 30 phút cho nước sắc lại. Dùng dung dịch trên súc miệng hàng ngày bạn sẽ thấy hơi thở trở nên thêm tho, dễ chịu hơn nhiều.

Nhai, ngậm hạt đinh hương: Đinh hương có mùi thơm dịu nhẹ, vị cay và tính ôn giúp làm ấm tỳ vị. Thường xuyên nhai, ngậm hạt đinh hương sau khi ăn sẽ giúp hơi thở thơm tho hơn.

Súc miệng bằng lá lốt: Hợp chất Benzyl axetat, Alkaloid, Beta caryophylen giúp kháng viêm, kháng khuẩn, tiêu diệt vi khuẩn có hại và xua tan mùi hôi trong khoang miệng. Nấu lá lốt cùng với muối súc miệng ngày 2 lần trước khi đi ngủ và mỗi sáng khi thức dậy.

Uống nước húng quế: Tác dụng của lá húng quế trong việc chống lại vi khuẩn và nấm là cực kỳ tốt. Hãm cùng với nước sôi trong vòng 10 phút sau đó đem ra dùng bạn sẽ thấy ngay hiệu quả của nó trong việc giảm hôi miệng.

Đánh răng với tinh dầu tràm: Hương thơm dịu nhẹ cùng khả năng kháng khuẩn giúp hơi thở trở nên thơm tho, dễ chịu. Chỉ cần nhỏ 2 giọt tinh dầu vào bàn chải và đánh cùng kem bạn sẽ cảm nhận được hiệu quả tức thì mà nó mang lại.

Dùng thuốc: Nếu những biện pháp trên đã áp dụng nhưng tình trạng hôi miệng không được cải thiện bạn cần đến khám bác sĩ để điều trị tận gốc căn nguyên của bệnh. Một số nhóm thuốc thường được sử dụng trên lâm sàng như:

  • Nhóm ức chế bơm proton (PPI).
  • Nhóm kháng H2.
  • Nhóm kháng axit.

Bài viết trên đã giới thiệu những phương thức chữa trị trào ngược dạ dày gây hôi miệng vô cùng hiệu quả. Hy vọng bạn sẽ áp dụng thành công để có thể tự tin giao tiếp, trò chuyện với mọi người xung quanh.

Bài viết được đề xuất