Ho nhiều về đêm là bệnh gì, có nguy hiểm không?

Ho nhiều vào ban đêm là một triệu chứng khá khó chịu có thể do nhiều nguyên nhân và thường làm gián đoạn giấc ngủ của bạn. Vậy ho nhiều về đêm là bệnh gì, có nguy hiểm không và phải làm gì để giảm tình trạng này

Ho nhiều về đêm là bệnh gì?

Ho là một cơ chế phòng vệ mà cơ thể phản ứng nhằm mục đích đẩy 1 lượng không khí lớn ra khỏi đường thở để đào thải đờm có thể tích tụ trong đó. Ho nhiều vào ban đêm là một triệu chứng khá phổ biến mà ai trong chúng ta đều đã trải qua.

Trên thực tế, ho nhiều về đêm không phải là 1 bệnh mà nó là một triệu chứng được gây ra bởi nhiều bệnh khác nhau và các yếu tố môi trường như bụi, ô nhiễm, dị ứng…

Vậy nguyên nhân ho về đêm nhiều là bị bệnh gì?

Cảm cúm

Chắc chắn bạn đã nhận thấy rằng khi bạn bị cúm, bạn ho nhiều hơn vào ban đêm so với ban ngày. Lý do là vào ban đêm, lượng chất nhầy tăng lên, chúng tích tụ trong cổ họng gây kích ứng.

Khi có nhiều chất nhầy trong hầu họng, cơ thể sẽ kích hoạt phản ứng ho để tống chất nhầy ra ngoài và giúp cải thiện nhịp thở

Chất nhầy tích tụ nhiều hơn vào ban đêm do nhiệt độ giảm và vị trí nằm của cơ thể trên giường. Một cách để ngăn chặn điều này và tránh ho vào ban đêm là ngủ nửa ngồi, đặt vài chiếc gối dưới lưng

Mặc dù đó không phải là cách nghỉ ngơi thoải mái nhất, nhưng nó sẽ là cách cho phép chúng ta ngủ cả đêm nếu bị gián đoạn.

Ho nhiều về đêm

Viêm xoang

Nhiễm trùng và sự tích tụ chất nhầy bên trong là hậu quả của viêm xoang. Những người bị viêm xoang cũng có một tình trạng gọi là chảy nước mũi sau. Điều này còn được gọi là hội chứng nhỏ giọt mũi sau và là một trong những nguyên nhân chính gây ho về đêm.

Triệu chứng của bệnh viêm xoang bao gồm:

  • Nghẹt mũi, khó thở
  • Đau mặt, đau đầu xoang mũi
  • Mũi bị đổi màu hoặc sau mũi có màu sắc và độ dày khác nhau
  • Giảm khứu giác
  • Sốt, mệt mỏi, hôi miệng, đau răng

Nhiễm trùng đường hô hấp

Cúm, viêm phế quản, viêm phổi và bất kỳ loại virus nào ảnh hưởng đến đường hô hấp làm tăng đáng kể việc sản xuất đờm và chất nhầy, như một cơ chế của cơ thể để loại bỏ vi khuẩn. Như chúng tôi đã giải thích trước đó, sự tích tụ chất nhầy và đờm gây ra ho nhiều vào ban đêm.

Viêm phế quản

Viêm phế quản là tình trạng viêm của niêm mạc phế quản. Bệnh thường phát triển do nhiễm lạnh hoặc nhiễm trùng đường hô hấp. Bệnh nhân thường ho có đờm xanh, vàng vào ban đêm kèm theo các triệu chứng như mệt mỏi, sốt, ớn lạnh và khó thở.

Hen suyễn

Khi một người mắc bệnh hen suyễn, đường thở của họ bị viêm và hẹp, khiến cho việc thở trở nên khó khăn. Nếu bệnh nhân nằm ở tư thế nằm ngang, luồng không khí trở nên khó khăn hơn sẽ dẫn đến ho và khó thở xuất hiện.

Triệu chứng bệnh hen suyễn bao gồm:

  • Khó thở
  • Đau ngực, co thắt ngực
  • Khó ngủ do khó thở
  • Thở khò khè
  • Luôn mệt mỏi, khó tập trung

Dị ứng

Bụi, phấn hoa, lông thú là những tác nhân chính gây dị ứng đường hô hấp dẫn đến cách triệu chứng như ho về đêm, hắt hơi, nóng rát ở cổ họng và ngứa mũi, mắt. Nếu bạn bị ho vào ban đêm trong một thời gian mà không biết tại sao, đây có thể là lý do cho sự khó chịu của bạn

Chúng tôi khuyên bạn nên đến bác sĩ dị ứng để thực hiện các xét nghiệm liên quan và xác định xem bạn có bị dị ứng với bụi không.

Bệnh trào ngược dạ dày thực quản

Trào ngược dạ dày thực quản xảy ra khi van thực quản không đóng đúng cách và cho phép các axit dạ dày đi vào họng. Tình trạng này rất khó chịu và cần được điều trị bởi bác sĩ tiêu hóa. Axit dạ dày rất khó chịu và gây ho về đêm.

Ngoài ho về đêm ra thì các dấu hiệu nhận biết bệnh bao gồm:

  • Ợ nóng
  • Khó nuốt
  • Đầy hơi
  • Đau tức ngực
  • Không dung nạp một số loại thức ăn và chất lỏng
  • Hôi miệng hoặc có vị chua trong miệng

Nguyên nhân khác

Do thiếu sắt

Nếu lượng sắt trong cơ thể không đủ sẽ gây tình trạng ho về đêm tuy nhiên tình trạng này không phải là nguyên nhân chính gây ho. Khi bạn đã xác định được các cơn ho của mình do thiếu sắt thì việc điều trị sẽ rất đơn giản

Bạn chỉ cần bổ sung thêm các thực phẩm chứa nhiều sắt như:

  • Các loại hạt
  • Động vật thân mềm: hến, sò, ốc, mực…
  • Đậu hũ
  • Cải bó xôi
  • Lòng đỏ trứng
  • Ngũ cốc

Do tác dụng phụ của thuốc

Một số loại thuốc tây để lại nhiều tác dụng phụ không mong muốn, trong đó có tình trạng ho vào ban đêm. Khi bị tình trạng này bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để có sự điều chỉnh dùng thuốc cho phù hợp.

Nguyên nhân ho nhiều về đêm

Làm thế nào để giảm ho nhiều về đêm?

Điều trị ho về đêm rất cần thiết để bạn có giấc ngủ sâu hơn. Nếu cơ thể không được nghỉ ngơi đủ sẽ dẫn đến suy yếu hệ thống miễn dịch và các biến chứng khác.

Để chữa triệt để tình trạng này thì bạn cần đi khám để xác định ho nhiều về đêm là do bệnh gì từ đó áp dụng phương pháp điều trị phù hợp

Trong trường hợp nhiễm virus, thì sử dụng siro ho sẽ rất hiệu quả. Thuốc hít hen sẽ có tác dụng mở rộng đường thở và cải thiện nhịp thở. Tuy nhiên mỗi bệnh cần một phương pháp điều trị khác nhau nên tốt nhất bạn nên đi khám

Ho khan về đêm thường là do dị ứng. Lúc này siro ho sẽ không có tác dụng mà bạn sẽ cần đến thuốc chống dị ứng. Ngoài ra, những loại thuốc này cũng là những thuốc được chỉ định để điều trị bệnh viêm mũi sau

Một số mẹo giảm ho vào ban đêm bao gồm

  • Xông hơi trước khi đi ngủ để làm loãng chất nhầy trong cổ họng
  • Ngủ ở tư thế bán ngồi
  • Xì mũi, loại bỏ đờm khỏi cổ họng trước khi đi ngủ
  • Uống nước trước khi đi ngủ sẽ giúp chất nhầy lỏng hơn
  • Dùng mật ong vì nó có tính kháng khuẩn rất tốt.
  • Không hút thuốc lá
  • Tránh thay đổi nhiệt độ đột ngột
  • Giữ cho môi trường không khí xung quanh luôn trong lành, thoáng mát

Như vậy việc xác định ho nhiều về đêm là bệnh gì rất cần thiết để có hướng điều trị phù hợp. Nếu tình trạng này xảy ra lâu ngày không có dấu hiệu thuyên giảm thì bạn nên đi khám càng sớm càng tốt để tránh nguy cơ biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe

Bài viết được đề xuất