Người bị bệnh gút có uống được sữa đậu nành, sữa tươi, sữa gạo không là câu hỏi được nhiều người bệnh đặt ra. Cùng tìm hiểu về vấn đề này qua chia sẻ của Bác sĩ CKII Hoàng Thị Lan Hương (nguyên giảng viên Viện YHCT Tuệ Tĩnh) trong bài viết dưới đây.
Người bị bệnh gút có uống được sữa không?
Sữa thuộc nhóm thực phẩm bổ dưỡng cho cơ thể con người. Không chỉ sữa tự nhiên, hiện nay có nhiều loại sữa công nghiệp kết hợp nhiều thành phần hợp chất khác nhau.
Trong thành phần của sữa bò nguyên chất, các nhà khoa học tìm được:
- Chất đạm
- Chất béo
- Canxi
- Vitamin D – B12
- Kali, Phốt pho, Selen, Riboflavin (B2)
Các loại sữa khác nhau sẽ có thành phần khác nhau nhưng đa phần đều cung cấp Protein, khoáng chất, Vitamin cần thiết cho các hoạt động của cơ thể. Thành phần dinh dưỡng trong sữa đã được chứng minh mang lại hiệu quả tốt cho sức khỏe xương khớp điển hình như Vitamin D hay Canxi. Việc tiêu thụ sữa thường xuyên giúp bạn ngăn ngừa tình trạng loãng xương, gãy xương, làm chậm quá trình lão hóa, cải thiện tinh thần và sức khỏe của người bệnh.
Với những lợi ích kể trên, người bệnh gút có uống sữa được không? Trước tiên, bạn đọc cần hiểu gút là gì. Gút (Gout) là bệnh lý thuộc nhóm viêm khớp hình thành do sự rối loạn trong quá trình chuyển hóa nhân Purin. Khi quá trình chuyển hóa gặp trục trặc, nồng độ axit uric trong máu tăng cao, từ đó dẫn đến việc tích tụ tinh thể muối urat ở trong và ngoài khớp. Để ngăn chặn các triệu chứng đau nhức dữ dội, sưng viêm do bệnh gây ra, ngoài uống thuốc các bác sĩ khuyến cáo người bệnh nên thay đổi chế độ ăn uống.
Nghiên cứu thực tế cho thấy, sữa có tác dụng tốt trong việc kiểm soát nồng độ axit uric trong máu và làm giảm nguy cơ bùng phát bệnh gút. Không chỉ ngăn ngừa, sữa cũng còn tham gia vào quá trình bài tiết axit uric thông qua việc tiểu tiện.
Sữa được bác sĩ nhắc đến ở đây là sữa ít béo hoặc sữa tách béo không đường. Loại sữa này sẽ an toàn hơn với người bệnh gút. Việc uống sữa với liều lượng phù hợp có thể giảm đến 43% nguy cơ mắc bệnh gút.
Với các thông tin khẳng định trên, các bác sĩ khẳng định sữa người bị bệnh gút có thể uống sữa. Tuy nhiên, bạn cần đặc biệt chọn loại sữa và cân chỉnh liều lượng phù hợp.
Người bệnh gút nên uống loại sữa nào?
Như đã nhấn mạnh, các loại sữa được ưu tiên hàng đầu là sữa ít béo, sữa tách béo không đường. Bạn cần đặc biệt kiểm tra bảng thành phần để tránh dùng các sản phẩm thay thế sữa không tốt cho sức khỏe. Người bệnh gút có thể cân nhắc sử dụng các loại sữa sau đây:
- Sữa tươi: Sữa tươi và các chế phẩm của sữa tươi có hiệu quả tốt đến triệu chứng của bệnh gút, đặc biệt là giảm nồng độ axit uric trong máu. Lượng sữa sử dụng trong một ngày chỉ nên duy trì từ 1 đến 2 cốc. Việc uống quá nhiều sữa tươi có thể ảnh hưởng đến triệu chứng của bệnh gút.
- Sữa hạnh nhân: Đây là sản phẩm sữa được chế biến từ hạt hạnh nhân, có nguồn gốc thực vật. Hàm lượng Calo và chất béo của sữa hạt nhân thấp hơn sữa bò nên người bệnh có thể an tâm sử dụng mà không lo lắng đến việc ảnh hưởng đến bệnh.
- Sữa dừa: Được làm từ thịt dừa và nước, sữa dừa được sản xuất ở dạng kem. Mỗi ngày người bệnh gút có thể pha uống từ 1-2 cốc để bổ sung dưỡng chất cho cơ thể.
- Sữa yến mạch: Sữa yến mạch được sản xuất ở dạng đặc. Ngoài các thành phần cơ bản, nhiều hoạt chất tốt cho người bệnh gút thường được bổ sung trong loại sữa này.
- Sữa gạo: Với những người dị ứng sữa động vật có thể sử dụng sữa gạo để thay thế. Sữa gạo giúp người bệnh cải thiện triệu chứng gút hiệu quả.
- Sữa chua: Sữa chua giúp người bệnh gút giảm nồng độ axit uric trong máu rất tốt.
Người bệnh gút không nên uống loại sữa nào?
Sữa tốt cho người bệnh gút nhưng một số loại có thể làm triệu chứng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn. Cụ thể:
- Sữa nhiều đường: Sữa có chứa quá nhiều đường có thể kích hoạt các phản ứng viêm tại khớp, từ đó làm tình trạng đau nhức càng trở nên dữ dội hơn. Người bệnh gút nên tránh bổ sung loại sữa này. Điển hình trong nhóm này là sữa đặc.
- Sữa đậu nành: Tưởng chừng tốt nhưng sữa đậu nành đã được chứng minh không tốt cho người bệnh gút. Theo các chuyên gia, sữa đậu nành có chứa nhiều nhân Purin, tác động làm tăng nồng độ axit uric trong máu. Việc dùng sữa có thể làm triệu chứng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.
- Sữa nguyên chất: Sữa nguyên chất có hàm lượng Protein, đường và chất béo quá cao. Nếu chưa được pha chế, việc nạp các loại sữa này có thể làm nồng độ axit uric tăng lên, từ đó các triệu chứng người bệnh gút gặp phải cũng trầm trọng hơn.
Việc duy trì chế độ ăn uống phù hợp rất quan trọng với người bệnh gút. Đó là lý do nhiều người đặt ra câu hỏi tại sao nên uống loại sữa này mà không phải loại sữa kia. Nếu uống các loại sữa có chứa quá nhiều Purin, cơ thể sẽ tạo ra nhiều axit uric hơn. Việc đào thải của cơ thể không diễn ra kịp là nguyên nhân gây nên gút và làm triệu chứng bệnh càng trở nên trầm trọng.
Việc lựa chọn đúng loại sữa cũng như nhóm thực phẩm tốt cho bệnh gút giúp duy trì nồng độ axit uric ở ngưỡng an toàn, phòng ngừa nguy cơ bùng phát gút cấp. Nồng độ này được duy trì ở mức 6,8 mg/dL. Việc tránh tiêu thụ thực phẩm chứa Purin đóng vai trò hiệu quả trong vấn đề duy trì nồng độ.
Ngoài ra, người bệnh cần hạn chế ăn hải sản, thịt nội tạng, các loại sản phẩm có đường và có cồn. Các đồ ăn, thức uống thuốc nhóm này đặc biệt làm bệnh gút khó kiểm soát, thậm chí là trầm trọng hơn.
Trên đây là thông tin tổng hợp giải đáp thắc mắc của người bệnh về vấn đề người bị bệnh gút có uống được sữa không. Bài viết cũng cung cấp cho bạn đọc các loại sữa nên uống và nên tránh xa. Bạn nên thận trọng, ghi lại các lưu ý cần thiết để đảm bảo sức khỏe cho bản thân và người thân trong gia đình khi gặp phải tình trạng này.