Suy thận ở trẻ em là vấn đề mà tất cả các bậc phụ huynh cần lưu ý. Bởi vì thận có chức năng rất quan trọng với cơ thể, khi nó gặp trục trặc, nhất là với các bé sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Bài viết dưới đây xin chia sẻ những thông tin về căn bệnh này
Nguyên nhân trẻ bị suy thận
Như chúng ta đều biết, thận lọc bỏ các chất thải và chất lỏng dư thừa từ cơ thể trẻ thông qua việc tạo nước tiểu. Suy thận ở trẻ là khi thận không hoạt động dẫn đến những chất đó tích tụ trong máu thay vì được loại bỏ ra ngoài. Bệnh được chia thành 2 dạng là cấp tính và mãn tính
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra suy thận ở các bé, chúng bao gồm:
Đối với suy thận cấp tính:
- Lưu lượng máu đến thận bị giảm đột ngột, có thể xảy ra khi trẻ bị mất máu, phẫu thuật hoặc sốc.
- Có sự tắc nghẽn dọc theo đường tiết niệu.
- Trẻ mắc hội chứng tán tăng ure máu (HUS) gây ra bởi nhiễm trùng E.coli. Bệnh phát triển do sự tắc nghẽn cấu trúc chức năng nhỏ và các mạch bên trong thận.
- Viêm cầu thận: Quá trình nhiễm bệnh làm cầu thận bị viêm và suy giảm khả năng lọc nước tiểu.
- Các tình trạng làm giảm oxy và lưu lượng máu đến thận, ví dụ: Ngừng tim.
Đối với suy thận mạn ở trẻ:
- Tắc nghẽn đường tiết niệu trong thời gian dài.
- Hội chứng Alport: Rối loạn di truyền gây ra điếc, tổn thương thận và khiếm khuyết mắt.
- Hội chứng thận hư: Protein trong nước tiểu, protein thấp và cholesterol cao trong máu, sưng các mô.
- Bệnh thận đa nang: Rối loạn di truyền dẫn đến có nhiều u nang chứa chất lỏng phát triển trong thận.
- Loạn dưỡng cystine: Một rối loạn di truyền trong đó axit amin cystine tích tụ trong các tế bào thận.
Biểu hiện suy thận ở trẻ em
Do bệnh được chia thành hai dạng, nên triệu chứng do chúng gây ra sẽ có những khác biệt. Lưu ý thêm rằng mỗi một đứa trẻ do thể chất và điều kiện ngoại lai nên biểu hiện không giống nhau hoàn toàn.
Suy thận cấp tính ở trẻ có thể bao gồm các triệu chứng sau:
- Sốt
- Xuất huyết, phát ban
- Tiêu chảy, phân lẫn máu
- Tình trạng nôn nặng
- Đau bụng
- Tiểu ít hoặc không tiểu được
- Da xanh xao
- Sưng các mô mềm
- Sưng mắt
- Phát hiện các khối u vùng bụng
Còn với suy thận mạn, các biểu hiện có thể là:
- Kém ăn hoặc bỏ bữa
- Nôn mửa
- Đau xương khớp, đau đầu
- Khó chịu trong người
- Sự tăng trưởng bị chậm
- Đi tiểu nhiều lần hoặc không có nước tiểu
- Nhiễm trùng đường tiết niệu tái phát
- Da thiếu sức sống
- Khả năng nghe giảm
- Hôi miệng
- Sưng mô mềm
- Cáu gắt, mất khả năng tỉnh táo
- Cơ bắp yếu đi
- Có các khối u vùng bụng
Cách chữa suy thận ở trẻ em
Tùy vào dạng suy thận mà trẻ gặp phải bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị, thời gian và loại thuốc khác nhau. Lời khuyên với các bậc cha mẹ khi bé có các biểu hiện bất thường về thận nên đưa ngay đến các cơ sở y tế.
Các xét nghiệm để chẩn đoán suy thận ở trẻ:
- Xét nghiệm máu để theo dõi chức năng thận của trẻ.
- Xét nghiệm hình ảnh như siêu âm thận, CT hay MRI.
- Kỹ thuật xạ hình chức năng thận, sử dụng một lượng nhỏ phóng xạ để xem thận hoạt động như thế nào.
- Sinh thiết: Kiểm tra mẫu nhỏ mô thận.
Cách chữa suy thận ở trẻ em
Phương pháp lọc máu
Lọc máu nhân tạo làm sạch máu của trẻ, loại bỏ chất thải và nước dư thừa, cho đến khi thận hoạt động trở lại. Thông thương phương pháp này có hai loại:
- Thẩm phân máu (Hemodialysis): Sử dụng máy móc để bơm máu ra ngoài đến bộ lọc xử lý, sau đó máu được đưa trở lại cơ thể. Thời gian điều trị có thể lên đến vài lần một tuần.
- Thẩm phân phúc mạc (Peritoneal dialysis): Sử dụng lớp phúc mạc cùng với thiết bị đặc biệt đặt trong vùng bụng bệnh nhân để hấp thu chất thải và chất lỏng dư thừa. Sau đó thiết bị được rút ra khỏi cơ thể. Việc lọc máu này có thể thực hiện ngoại trú.
Biện pháp ghép thận
Ghép thận là việc phẫu thuật để đưa một quả thận mới khỏe mạnh vào trong cơ thể. Thận có thể do hiến tặng từ gia đình hay của những người tình nguyện, người bệnh năng vừa qua đời. Sau khi ghép thận, trẻ cần được nghỉ ngơi, uống thuốc và kiểm tra thường xuyên để đảm bảo thận hoạt động tốt.
Điều trị suy thận ở trẻ cần lưu ý điều gì?
Trong điều trị suy thận ở trẻ điều cần lưu ý nhiều nhất là các vấn đề biến chứng. Trẻ cần được theo dõi trong suốt quá trình chữa bệnh để kịp thời xử lý nếu có tình huống ngoài dự kiến phát sinh.
- Thiếu máu: Thận bị tổn thương có thể không sản xuất đủ hormon erythropoietin giúp tạo các tế bào hồng cầu. Trẻ cần tiêm bổ sung erythropoietin trong trường hợp này.
- Chậm lớn: Thận điều chỉnh nồng độ canxi và photpho trong cơ thể, ảnh hưởng đến sự phát triển của xương.
- Hệ thống miễn dịch suy giảm: Khi chất thải tích tụ trong máu, nó khiến trẻ dễ mắc bệnh hơn. Trẻ nên được tiêm phòng chống các bệnh nhiễm trùng.
- Khó khăn trong học tập và phát triển tư duy: Máu không thải được chất độc làm chậm chức năng thần kinh và não bộ. Điều này khiến bé khó tập trung và phát triển các kỹ năng nhất định.
- Cuối cùng, một điều cần lưu ý nữa là vấn đề dinh dưỡng. Khi mắc suy thận, trẻ nên tránh xa các thức ăn chứa quá nhiều dầu mỡ, đồ cay nóng, đồ ăn quá mặn. Trẻ cũng cần ăn nhiều rau quả tươi và bổ sung đủ 1.5l nước mỗi ngày.
Suy thận ở trẻ hoàn toàn có thể giải quyết kịp thời nếu cha mẹ có các kiến thức cần thiết. Hy vọng bài viết đã cung cấp phần nào những điều hữu ích cho bạn đọc. Hãy luôn quan tâm sức khỏe con em chúng ta, bởi mỗi một đứa trẻ đều là mầm non tương lai.