THẬN YẾU LÀ GÌ? DẤU HIỆU VÀ CÁCH CHỮA TRỊ

Hiệu nay, số lượng người mắc thận yếu đang không ngừng ra tăng là lời cảnh báo về tình trạng bệnh lý nghiêm trọng, nhất là ở nam giới. Vậy thận yếu là gì, những dấu hiệu nào cảnh báo nguy cơ suy thận và cách điều trị cho những người mắc chứng thận yếu như thế nào? Bài viết này sẽ giúp các bạn trả lời được những thắc mắc đó.

Thận yếu là gì?

Bệnh thận yếu còn được gọi là thận suy, đây là hiện tượng xảy ra khi thận bị suy giảm chức năng. Tình trạng này khi xảy ra có thể dẫn tới rối loạn tiểu tiện, yếu sinh lý, xuất tinh sớm.

Thận yếu thường xảy ra do các tác động từ các vấn đề sức khỏe khác. Một số bệnh lý có tác động tiêu cực lớn đến thận như ung thư bàng quang, thận ứ nước, viêm bàng quang, bệnh tim mạch, huyết áp cao, đái tháo đường.

thận yếu

Nguyên nhân gây thận yếu

Thận yếu do vấn đề sinh lý

+ Uống không đủ nước, nhịn tiểu.

+ Ăn nhiều các thực phẩm giàu đạm, purine như nội tạng động vật, các loại thịt đỏ, canh thịt hầm…

+ Ăn mặn.

+ Tuổi cao thì nguy cơ suy thận càng tăng.

+ Dùng thuốc không đúng liều lượng.

Nguyên nhân bệnh lý

Về cơ bản, các dấu hiệu của chứng thận yếu không rõ ràng và đặc trưng, diễn biến âm thầm nên khó nhận biết. Đến khi các triệu chứng đã biểu hiện một cách rõ rệt thì bệnh đã ở những giai đoạn cuối của suy thận.

Vì vậy, khi nhận thấy các dấu hiệu bất thường, người bệnh nên đến cơ sở y tế uy tín để được tư vấn, khám và điều trị nếu mắc bệnh. Phòng bệnh hơn chữa bệnh nên việc đi khám sức khỏe định kỳ để sàng lọc và phát hiện sớm là vô cùng cần thiết.

Dấu hiệu nhận biết bệnh thận yếu

Một số dấu hiệu cảnh báo dưới đây có thể giúp bạn nhận biết mình có nguy cơ mắc chứng thận yếu:

  • Lạnh tứ chi, rùng mình: Đây là tình trạng mà tứ chi, các khớp đầu gối, khớp khuỷu tay lạnh băng. Cảm giác sợ gió thổi, sợ lạnh, rùng mình kèm theo các triệu chứng khác như thở yếu, mệt mỏi, đau mỏi lưng, nhạt miệng…
  • Rối loạn chức năng sinh dục: Thận yếu gây mất cân bằng sinh lý bình thường của cơ thể, gây ra các rối loạn chức năng sinh dục như liệt dương, suy giảm chất lượng tinh trùng, xuất tinh sớm…
  • Yếu sinh lý ở nam giới: Thận có vai trò quan trọng trong việc điều hòa hormon androgen. Khi thận yếu, nồng độ hormon thay đổi, mất cân bằng gây các chứng rối loạn sinh dục và giảm ham muốn.
  • Tiểu đêmNgười mắc chứng thận yếu thường tiểu đêm nhiều lần, đái buốt, đái dắt, nước tiểu màu khác thường (màu trắng đục hoặc sậm màu). Ở người bình thường, số lần tiểu đêm khoảng 1 lần/đêm hoặc không nhiều hơn ¼ lượng nước tiểu của cả ngày. Nhưng ở người thận yếu, bệnh nhân có thể đi tiểu 1 lần/giờ.
  • Hen suyễn: Người thận yếu có thể bị khó thở, thở khò khè, nặng hơn là hen suyễn đi kèm ra mồ hôi lạnh.
  • Hoa mắt, mất ngủ, ngủ không ngon giấc cũng là hiện tượng thường gặp ở người thận yếu.
  • Thở nông: Tình trạng này do chất lỏng không được thải lọc hết tích tụ lại trong hai lá phổi gây thở nông.
  • Ù tai, chóng mặt: Nhiều người thận yếu gặp phải tình trạng này. Đây là những biểu hiện liên quan đến tình trạng thiếu máu lên não ở người bệnh. Nếu để tình trạng này kéo dài sẽ gây ảnh hưởng tới chức năng nghe của tai, có thể bị điếc.
  • Táo bón: Táo bón không phải là một dấu hiệu điển hình ở người bị suy thận. Tuy nhiên trong một số trường hợp, tình trạng này có nguyên nhân sâu xa bắt nguồn từ suy thận.
  • Mỏi chân, đau lưng: Khi cơ thể duy trì một tư thế quá lâu như ngồi văn phòng làm việc, đi tàu xe gây ngưng khí, tụ máu và thận yếu sẽ xảy ra tình trạng này. Người đau lưng nhẹ thường khó đứng thẳng hoặc khom lưng, nặng thì xuất hiện cơn đau nhức ở cả bàn chân và gót chân… Người bệnh sẽ gặp các cơn đau mỏi thắt lưng, đau nhức xương sống, đau ngang lưng…
  • Phù: Thận yếu gây suy giảm chức năng lọc của cơ thể, tích nước gây phù ở cổ tay, cổ chân.
Dấu hiệu nhận biết bệnh thận yếu

Cách điều trị thận yếu

Thận yếu không thể chữa trị dứt điểm và khỏi hẳn mà chỉ có các biện pháp giúp làm chậm quá trình tiến triển, giảm các triệu chứng của bệnh. Quá trình điều trị kéo dài nên đòi hỏi người bệnh phải kiên trì, quyết tâm và tuân thủ đúng phác đồ điều trị của bác sĩ.

Ngoài điều trị, người bệnh có thể sử dụng bác bài thuốc dân gian, thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt, tập thể dục điều độ nhằm hỗ trợ điều trị hiệu quả hơn.

Một số biện pháp hỗ trợ điều trị ở người thận yếu là:

  • Uống nước đầy đủ, ít nhất 2 lít nước mỗi ngày, không nên nhịn tiểu.
  • Hạn chế tối đa việc sử dụng các loại thực phẩm chứa phospho và kali như sữa, các chế phẩm của sữa, các loại hạt, chuối; không nên ăn các thực phẩm nhiều muối như đồ hộp, cá ướp…
  • Nên ăn các loại rau xanh như súp lơ, cải bắp, các loại đậu, ớt chuông đỏ, tỏi, bí ngô… hoặc các loại thực phẩm tốt cho thận như lòng trắng trứng, cá…
  • Người bệnh có thể sử dụng một số bài thuốc dân gian như uống tang phiêu diêu, rau ngổ, nước râu ngô, nước đậu đen…

Trên đây là một số dấu hiệu của thận yếu và một số cách hỗ trợ điều trị căn bệnh này. Hy vọng dựa vào các thông tin trên, bạn và người thân có thể sớm nhận biết và có hướng điều trị hiệu quả.

Bài viết được đề xuất