Khoảng 70% dân số Việt Nam đang chung sống cùng vi khuẩn HP dạ dày. Chính vì vậy vi khuẩn HP có lây không là thắc mắc mà nhiều người quan tâm. Để hạn chế cũng như phòng tránh sự tấn công của HP dạ dày tới sức khỏe, chúng ta cần nắm rõ những thông tin cơ bản để chủ động tiêu diệt nó càng sớm càng tốt.
Vi khuẩn Hp là gì?
Vi khuẩn HP có tên đầy đủ là Helicobacter Pylori. Thông qua nhiều đường lây khác nhau, vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể con người và trú ngụ tại hệ tiêu hóa. Trong môi trường dạ dày nhiều axit, chúng tồn tại và phát triển bằng cách tiết ra enzym urease có tác dụng trung hòa axit
Nếu số lượng quá HP dạ dày quá nhiều sẽ gây nên triệu chứng loét tại dạ dày, ruột non. Nặng nhất là gây ra bệnh ung thư dạ dày.
Vi khuẩn HP gây ra bệnh gì?
Khi vi khuẩn HP dạ dày xâm nhập vào cơ thể mà chúng ta không phát hiện kịp thời, không có biện pháp điều trị thì về lâu dài sẽ gây ra một số bệnh nguy hiểm.
Bệnh viêm loét dạ dày
Vi khuẩn HP có thể tấn công niêm mạc của dạ dày và ruột non, làm mất đi lớp lót bảo vệ, khi đó sẽ gây ra nhiều vết loét. Ngoài ra nó còn gây kích ứng đến lớp niêm mạc dẫn đến bệnh viêm loét dạ dày.
Bệnh ung thư dạ dày
Một trong những nguyên nhân dẫn đến bệnh ung thư dạ dày đó là bệnh viêm loét dạ dày. Trong khi đó nguyên nhân dẫn đến viêm loét lại có sự góp mặt của vi khuẩn HP. Như vậy có nghĩa HP chính là một yếu tố nguy cơ cao dẫn đến bệnh ung thư.
Vì thế nếu phát hiện ra trong đường tiêu hóa của mình có loại vi khuẩn này, các bạn hãy nhanh chóng gặp bác sĩ chuyên khoa để có được can thiệp kịp thời.
Triệu chứng nhiễm vi khuẩn HP trong dạ dày
Khi bạn bị nhiễm HP dạ dày, bạn vẫn có thể sinh hoạt mọi hoạt động như bình thường, không có triệu chứng khác thường nào xuất hiện. Tuy nhiên nhiều bệnh nhân có thể gặp phải các triệu chứng loét dạ dày như
- Đau bụng
- Buồn nôn
- Ăn không ngon miệng
- Ợ nóng
- Đầy hơi
- Hôi miệng
- Sụt cân
Nếu bị nhiễm HP lâu ngày thì các triệu chứng sẽ biểu hiện rõ rệt hơn như:
- Đau bụng dữ dội
- Khó nuốt
- Có lẫn máu trong phân
- Phân có màu đen
- Nôn ra máu
Nếu bệnh nhân nhận thấy xuất hiện các dấu hiệu trên thì cần đi khám càng sớm càng tốt để được chẩn đoán, điều trị kịp thời tránh những biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe
Vi khuẩn HP dương tính có nguy hiểm không?
Vi khuẩn Hp dạ dày tồn tại suốt đời trong cơ thể con người, có những trường hợp không gây ra bất kỳ một biểu hiện đặc trưng nào. Do đó rất khó để phát hiện ra bệnh. Chỉ khi lượng vi khuẩn tăng quá mức, gây ra các tổn thương trực tiếp tại đường tiêu hóa như loét dạ dày, ung thư dạ dày,…thì mới được phát hiện ra.
Theo thống kê tỷ lệ người ung thư dạ dày đứng thứ 2 tại Việt Nam. Như vậy có thể khẳng định vi khuẩn Hp rất nguy hiểm.
Vi khuẩn Hp có lây không?
HP là loại vi khuẩn gây bệnh, do đó có thể lây từ người này sang người khác bằng nhiều đường lây khác nhau.
Qua đường miệng
Đường lây chủ yếu của HP chính là qua miệng. Khi chúng ta tiếp xúc với nước bọt hay dịch bao tử của người bệnh thì nguy cơ lây nhiễm rất cao. Cũng vì vậy, nếu trong gia đình có một người bị nhiễm HP thì các thành viên khác có khả năng mắc bệnh rất cao.
Đường phân
HP có thể được đào thải qua phân ra ngoài môi trường. Nếu bị phát tán sẽ lan truyền rất nhanh, nên rất dễ nhiễm khuẩn vào các đồ ăn thức uống. Do đó chúng ta cần có thói quen ăn sạch, uống sạch để đề phòng tình trạng nhiễm khuẩn.
Rửa tay trước khi ăn là cách phòng bệnh đơn giản nhưng vô cùng hiệu quả.
Qua đường dạ dày
Vi khuẩn HP có thể gây ra các triệu chứng như ợ hơi, ợ chua. Nhất là ở những bệnh nhân có tình trạng trào ngược dạ dày thì HP rất dễ lẫn với dịch dạ dày đi lên miệng.
Trong trường hợp này, nếu bệnh nhân đi nội soi dạ dày, các dụng cụ không được hấp sấy, tiệt trùng đúng cách sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn bám lại.
Nếu tiếp tục thăm khám cho người bệnh khỏe mạnh thì vô tình đem vi khuẩn HP truyền sang. Chính vì điều này nên cần làm tốt công tác vô khuẩn trong bệnh viện để tránh tình trạng lây chéo.
Vi khuẩn hp có chữa được không?
Thông thường việc điều trị HP sử dụng thuốc kháng sinh phải kéo dài ít nhất 2 tuần và quá trình điều trị duy trì có thể kéo dài tiếp trong 4-8 tuần để khỏi hẳn. Tuy nhiên đây là một loại vi khuẩn rất dễ kháng thuốc vì vậy việc điều trị có thành công hay không, thời gian kéo dài trong bao lâu phụ thuộc vào phác đồ điều trị và lối sống của bệnh nhân
Sau khi ngừng sử dụng thuốc, bệnh nhân cần kiểm tra hơi thở xem có còn vi khuẩn HP tồn tại trong cơ thể nữa không. Nếu vẫn còn thì bác sĩ tiếp tục áp dụng phác đồ điều trị kết hợp với các loại thuốc kháng sinh mới
Cách phòng tránh nhiễm vi khuẩn HP
Vi khuẩn HP rất nguy hiểm nhưng nếu biết cách phòng tránh thì chúng ta hoàn toàn có thể sống khỏe mạnh mà không lo sự tấn công của vi khuẩn.
- Tạo thói quen ăn uống lành mạnh, bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể, tăng cường nhiều rau xanh, trái cây, uống nhiều nước trong ngày, tập thể dục thể thao thường xuyên để nâng cao sức đề kháng của cơ thể.
- Thực hiện nguyên tắc ăn chín uống sôi để ngăn chặn các vi khuẩn lây truyền qua đường miệng. Hạn chế đồ ăn chiên xào nhiều dầu mỡ.
- Thực hiện vệ sinh cá nhân sạch sẽ, tắm rửa hàng ngày, rửa tay sau mỗi lần đại tiện, trước khi ăn.
Hiện nay có rất nhiều các sản phẩm có chứa thành phần tinh bột nghệ giúp hỗ trợ điều trị các bệnh dạ dày liên quan đến vi khuẩn HP. Các bạn có thể tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc các dược sĩ để dùng sản phẩm phù hợp.
Viêm dạ dày hp nên ăn gì?
Để tiêu diệt vi khuẩn HP hiệu quả, ngoài việc sử dụng thuốc kháng sinh thì chế độ ăn uống cũng đóng vai trò rất quan trọng đồng thời cải thiện chức năng tiêu hóa của dạ dày. Dưới đây là một số thực phẩm bạn nên ăn khi bị nhiễm loại vi khuẩn này
Tỏi
Chất allicinine trong tỏi có tính sát trùng, kháng khuẩn và chống oxy hóa rất tốt nên nó còn được ví như một loại thuốc kháng sinh tự nhiên. Bên cạnh đó, hợp chất lưu huỳnh có trong tỏi cũng có tác dụng thúc đẩy quá trình tiêu hóa nhanh hơn, khắc phục đầy hơi khó tiêu
Nghệ
Trong dân gian lưu truyền rất nhiều bài thuốc hay và an toàn giúp hệ tiêu hóa được khỏe mạnh hơn. Chẳng hạn như dùng tinh bột nghệ, trong bột nghệ có hoạt chất Curcumin nên có tác dụng chống viêm và Oxy hóa. Nếu bệnh nhân bị viêm loét dạ dày do vi khuẩn HP gây ra thì dùng tinh bột nghệ sẽ giúp vết loét mau lành hơn.
Gừng
Trong gừng có chứa hợp chất Gingerol là chất chống viêm, chống oxy hóa mạnh mẽ giúp ức chế hoạt động của nhiều loại vi khuẩn trong đó có vi khuẩn HP gây bệnh dạ dày
Rau xanh
Bổ sung nhiều rau xanh vào chế độ ăn giúp cân bằng lượng axit trong dạ dày làm giảm nguy cơ viêm loét dạ dày. Ngoài ra hàm lượng chất xơ cao cũng giúp bạn không bị táo bón, rối loạn tiêu hóa
Sữa chua
Ăn sữa chua là cách tuyệt vời để bổ sung lợi khuẩn cho đường tiêu hóa giúp ức chế sự phát triển của vi khuẩn Helicobacter Pylori. Probiotic còn có tác dụng hỗ trợ quá trình tiêu hóa, thúc đẩy nhu động ruột và phòng tránh táo bón, đầy bụng
Vi khuẩn HP có lây không? Chắc hẳn qua bài viết các bạn đã có câu trả lời. Hãy chủ động chăm sóc và giữ gìn sức khỏe để phòng tránh các tác nhân gây bệnh nói chung, bệnh dạ dày nói riêng các bạn nhé.