VIÊM HỌNG MẠN TÍNH QUÁ PHÁT: NGUYÊN NHÂN, TRIỆU CHỨNG VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ BỆNH

Viêm họng mạn tính quá phát là căn bệnh phổ biến, có xu hướng ngày càng gia tăng do chế độ ăn uống và lối sống không phù hợp. Vậy bạn đã biết gì về căn bệnh này chưa?. Bài viết sau đây sẽ cung cấp những kiến thức bổ ích giúp bạn hiểu rõ hơn về bệnh cũng như các phương pháp điều trị hữu hiệu.

Viêm họng mạn tính quá phát là gì?

Đây là tình trạng viêm nhiễm mạn tính xảy ra ở vùng niêm mạc họng, khiến cho tổ chức lympho tại vị trí này sưng đỏ và dày lên. Lâu dài nếu không được điều trị sẽ gây quá phát làm người bệnh vô cùng khổ sở.

Dựa vào lâm sàng và hình ảnh mô bệnh học, viêm họng mạn tính quá phát được chia thành 4 thể sau:

– Thể xung huyết: Giai đoạn này vùng niêm mạc họng bắt đầu đỏ dần lên, người bệnh hầu như chưa có triệu chứng lâm sàng rõ rệt.

– Thể xuất tiết: Xuất hiện một vài chấm đỏ li ti kèm theo đó là tình trạng tăng tiết đờm loãng, gây cảm giác nuốt đau, khó chịu ở vùng họng.

– Thể quá phát: Vùng họng sưng to và phì đại, lúc này triệu chứng toàn thân biểu hiện rầm rộ.

– Thể teo: Các tổ chức lympho bị xơ hóa và teo nhỏ dần, triệu chứng đau, rát vùng họng giảm đi nhanh chóng.

Viêm họng mạn tính quá phát

Viêm họng mạn tính quá phát có nguy hiểm không?

Tình trạng viêm họng mãn tính kéo dài khiến người bệnh vô cùng mệt mỏi, chán nản, khó tập trung vào công việc dẫn đến chất lượng cuộc sống suy giảm. Vùng họng sưng đỏ, đau, rát, nung mủ …lâu ngày nếu không được điều trị các tổ chức lympho quá phát sẽ đột biến gen và gây ung thư hóa, rất nguy hiểm cho người bệnh.

Chính vì vậy bạn cần đi khám bác sĩ ngay để phát hiện bệnh sớm và điều trị kịp thời, tránh những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

Nguyên nhân gây bệnh là gì?

Viêm họng mạn tính quá phát thường tái đi tái lại nhiều lần chủ yếu do những nguyên nhân sau đây:

  • Do nhiễm khuẩn: Đây là nguyên nhân thường gặp nhất. Các loại vi khuẩn hay gặp như: liên cầu, tụ cầu, phế cầu…, khu trú ở vùng niêm mạc mũi, họng gây xuất tiết chất nhầy lâu dần sẽ dẫn đến tình trạng viêm họng mạn tính.
  • Do nhiễm virus: Virus gây ra viêm họng chủ yếu là influenza.
  • Do viêm amydal: Tổ chức lympho quá phát khiến người bệnh cảm thấy khó chịu, tình trạng đau họng diễn tiến nặng hơn.
  • Viêm mũi dị ứng, khối u vùng mũi: Dịch xuất tiết sẽ khiến cho không khí không được lưu thông tốt, người bệnh bắt buộc phải dùng miệng để thở. Tại đây không có tổ chức lông mao che phủ khiến vi khuẩn dễ dàng xâm nhập gây viêm họng.
  • Lối sống không lành mạnh: Uống rượu bia, hút thuốc lá… làm giảm sức đề kháng ở vùng niêm mạc họng, tăng nguy cơ nhiễm khuẩn.
  • Môi trường ô nhiễm: Khói xi măng, chất đốt…tiếp xúc lâu ngày sẽ gây viêm họng mãn tính.

Triệu chứng thường thấy của viêm họng quá phát

Khi bị viêm họng mạn tính đa số người bệnh thường có những triệu chứng điển hình như:

  • Sốt, rét run, đau đầu, đau tai.
  • Người mệt mỏi, ăn uống ít.
  • Họng đỏ, nuốt đau, nuốt khó, nuốt vướng.
  • Ho khan hoặc khạc đờm.
  • Khàn tiếng, giọng nói thay đổi, hụt hơi khi phát âm.

triệu chứng viêm họng quá phát

Phương pháp điều trị viêm họng mạn tính quá phát

Phương pháp dùng thuốc

Việc dùng thuốc phải được sự kê đơn của các y, bác sĩ. Nếu các triệu chứng viêm họng vẫn không thuyên giảm bạn cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để khám và điều trị kịp thời. Bác sĩ có thể chỉ định nhiều nhóm thuốc khác nhau, bao gồm:

  • Kháng sinh ( Cephalexin, Cefuroxim, Azithromycin…),
  • Kháng viêm ( Prednisolon, Methylprednisolon),
  • Giảm ho – long đờm (Acetylcystein, Terpin – codein).

Phương pháp không dùng thuốc

Đối với phương pháp không dùng thuốc để điều trị bệnh viêm họng mạn tính quá phát người bệnh có thể tiết kiệm được thời gian, chi phí, giúp hỗ trợ giảm bớt các triệu chứng của bệnh. Bạn có thể áp dụng các cách sau:

– Tỏi: Trong tỏi có chứa nhiều chất allicin, đây là một loại kháng sinh có nguồn gốc từ thiên nhiên, rất tốt cho sức khỏe. Mỗi ngày bạn chỉ cần nhai 1-2 tép tỏi sau bữa sẽ giúp ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh.

– Mật ong: Không những tốt cho cơ thể, mật ong còn được xem là nguyên liệu hỗ trợ điều trị viêm họng vô cùng hiệu quả. Tính chất kháng viêm của chúng giúp giảm đau vùng họng nhanh chóng.

– Chanh: Quả chanh chứa nhiều vitamin C giúp tăng cường sức đề kháng của cơ thể, nâng cao tổng trạng.

– Gừng: Từ xưa gừng đã được biết đến với công dụng làm ấm đường hô hấp, giúp giảm đau hữu hiệu đặc biệt là ở vùng họng.

– Lá húng chanh: Chúng là loại thảo dược có chứa thành phần tinh dầu cao, giúp kháng khuẩn gây ức chế mọi hoạt động của chúng ở đường hô hấp.

Cách khạc đờm ra khỏi cổ bằng lá húng chanh

Dự phòng

– Giữ cổ luôn ấm nhất là vào mùa lạnh.

– Không hút thuốc lá, không uống rượu bia

– Hạn chế ăn nhiều thức ăn có vị chua, cay.

– Đeo khẩu trang khi làm việc ở môi trường có không khí ô nhiễm.

– Ăn đầy đủ chất, tăng cường bổ sung các loại vitamin như: C, A, E…

Bài viết trên đã giới thiệu cho các bạn rõ về căn bệnh viêm họng mạn tính quá phát. Hy vọng bạn biết cách phòng tránh để bảo vệ sức khỏe cho chính bản thân và gia đình thân yêu của mình.

Bài viết được đề xuất